Dị ứng đậu phộng/Dị ứng lạc: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Dị ứng đậu phộng hay dị ứng lạc là tình trạng khá phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, chủ yếu là trẻ em. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn hoặc tiếp xúc với đậu phộng. Vậy tại sao có hiện tượng dị ứng này? Nên làm gì để khống chế?
I – Tại sao dị ứng đậu phộng?
Dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể “nhầm tưởng” protein trong đậu phộng là protein gây hại nên sẽ giải phóng ra histamin cùng một số hóa chất khác để chống lại sự tác động của protein trong đậu phộng dẫn đến tình trạng dị ứng.
Dị ứng với đậu phộng có thể xảy ra khi:
– Ăn trực tiếp đậu phộng gây dị ứng lạc rang hoặc các thực phẩm chứa đậu phộng.
Dị ứng đậu phộng là tình trạng khá phổ biến
– Tiếp xúc gián tiếp do ăn các thực phẩm đã từng tiếp xúc với đậu phộng trong quá trình chế biến. Một số trường hợp có thể tiếp xúc qua da cũng gây dị ứng.
– Hít phải mùi đậu phộng/bột đậu phộng.
Ngoài các nguyên nhân trên, đối tượng có nguy cơ dị ứng cao hơn gồm:
– Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh bị dị ứng đậu phộng và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa ổn định dễ bị dị ứng đậu phộng.
– Người bị viêm da, hen suyễn hoặc từng bị các dị ứng thực phẩm khác.
– Tiền sử gia đình có người bị dị ứng cũng có khả năng bị dị ứng đậu phộng cao hơn.
( → Xem thêm: Dị ứng cá hồi do đâu? Cách chữa dị ứng cá hồi ở trẻ em và người lớn.)
II – Biểu hiện khi bị dị ứng với đậu phộng
Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có những triệu chứng dị ứng đậu phộng khác nhau khi bị dị ứng.
Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn hoặc tiếp xúc với đậu phộng ở các mức độ nhẹ và nặng:
– Phản ứng kích ứng trên da như nổi mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay trên da.
Dị ứng lạc gây kích ứng trên da
– Phản ứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
– Phản ứng hô hấp: Người dị ứng đậu phộng thường bị ngạt mũi, sổ mũi, ho, khàn giọng.
– Một số biểu hiện dị ứng đậu phộng khác: Ngứa ran xung quanh miệng, cổ họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực,…
Dị ứng lạc có thể dẫn tới sốc phản vệ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, cần chú ý đến các triệu chứng sốc phản vệ để cấp cứu kịp thời đặc biệt là người có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn.
Một số triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
– Sưng họng hoặc nổi u cục ở họng dẫn đến khó thở.
Dị ứng đậu phộng có thể gây khó thở
– Co thắt ngực, phù mạch, huyết áp giảm nghiêm trọng.
– Chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí lơ mơ, mất ý thức.
III – Cách chữa dị ứng đậu phộng
Đối với những trường hợp lần đầu tiên bị dị ứng, chưa xác định được có phải do bị dị ứng đậu phộng hay không, người bệnh cần ngưng sử dụng ngay tất cả các thực phẩm nghi ngờ có thể gây dị ứng.
Người bệnh nhất là trẻ dị ứng đậu phộng cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm và có biện pháp kiểm soát triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Trong trường hợp nhẹ, các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay…
Trường hợp đã từng bị dị ứng và có biểu hiện bị dị ứng với đậu phộng nặng có thể tiêm Epinephrine ngay lập tức vào đùi, để ngăn ngừa sốc phản vệ.
Tiêm Epinephrine trong trường hợp dị ứng nặng
(→ Xem thêm cách chữa dị ứng cá ngừ TẠI ĐÂY)
Liệu pháp miễn dịch miệng (giảm mẫn cảm) dùng cho trẻ bị dị ứng đậu phộng hoặc những trẻ có nguy cơ cao dị ứng đậu phộng , ăn thực phẩm chứa đậu phộng với liều tăng dần theo thời gian.
Bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc hoặc các liệu pháp mà bác sỹ đưa ra, tránh việc tự ý mua thuốc dị ứng tùy tiện uống sẽ rất nguy hiểm.
Với các biểu hiện dị ứng với lạc nhẹ như mẩn ngứa, khô rát da có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi có tính chất dưỡng ẩm dịu nhẹ giúp giảm ngứa, cung cấp độ ẩm cho da, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da.
Kem Yoosun rau má là một gợi ý thích hợp trong tình huống này, đây là kem bôi da có tính chất mát lành, phù hợp cho mọi làn da kể cả da nhạy cảm kể cả trường hợp dị ứng đậu phộng ở trẻ em bị mẩn ngứa ngoài da.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, giảm ngứa, cải thiện tình trạng khô rát, bong tróc da.
Bôi kem giảm ngứa do dị ứng
Chỉ cần làm sạch da, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác dụng, có thể vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào trong da sẽ cảm nhận ngay sự dễ chịu, giảm ngứa, khô da rất đáng kể.
Mỗi ngày có thể thoa kem từ 2- 3 lần không cần rửa lại với nước.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và được đánh giá cao về độ an toàn lành tính .
Bệnh dị ứng đậu phộng không thể được điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, biện pháp khống chế tốt nhất là tránh xa đậu phộng và các thực phẩm chứa đậu phộng như:
– Ngũ cốc, các loại hạt xay hoặc trộn lẫn
– Các loại bánh nướng
– Kem và các món ăn tráng miệng đông lạnh
– Bánh mì có chứa các loại hạt
– Bánh hạnh nhân.
Có thể thấy, bệnh dị ứng lạc hay dị ứng đậu phộng là tình trạng dị ứng rất nguy hiểm và phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nắm vững những triệu chứng bệnh và cách xử lý làm gì khi bị dị ứng đậu phộng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và giúp đỡ những người xung quanh chẳng may bị dị ứng với loại hạt này.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!