Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 17/09/2020

Dị ứng baba: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa dị ứng baba tại nhà

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Baba có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người yêu thích. Thậm chí còn được coi là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đổ mồ hôi trộm… Thế nhưng, ít người biết món ăn từ động vật này có khả năng gây dị ứng cao, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy dị ứng baba là như thế nào?

I – Ăn ba ba có bị dị ứng không? Nguyên nhân dị ứng với baba

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt ba ba có chứa tới hơn 13 đơn vị gồm vitamin A, B, B2, carbohydrate, lod, sắt…

Bị dị ứng với babaTrong thịt baba chứa nhiều vitamin mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Vậy ăn baba bị dị ứng không? Không phải ai cũng bị dị ứng khi sử dụng loại thịt này. Một số nguyên nhân gây dị ứng ba ba hay ngộ độc có thể kể đến như:

– Do cơ địa dị ứng, quá mẫn cảm với một hoặc một số thành phần có trong thịt baba.

– Do cơ thể kém hấp thu trong khi hàm lượng protein trong thịt quá cao dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

– Bị dị ứng baba do thịt baba không tươi sống, đạm phân hủy, các acid amin chuyển hóa thành amin gây ngộ độc và dị ứng cho người sử dụng.

Không chỉ vậy, khi loài động vật này chết, cơ thể chúng không còn khả năng tự đào thải độc tố ra ngoài nên còn tích tụ trong cơ thể.

– Do baba hay ăn những động vật chết. Khi không biết cách chế biến hoặc chế biến không đảm bảo sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

dị ứng thịt babaThức ăn của baba thường là động vật thủy sinh chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ngộ độc

II – Dấu hiệu dị ứng baba

Dấu hiệu dị ứng baba cũng tương tự các hiện tượng dị ứng khác (hải sản, thịt bò, đậu phộng…) Với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như:

1. Triệu chứng nhẹ

Ắn ba ba bị dị ứng tùy vào cơ địa và lượng protein dung nạp vào cơ thể của mỗi người mà các triệu chứng xuất hiện ngay khi đang ăn hoặc sau khi ăn vài giờ:

– Da nổi các mảng hồng hoặc trắng không đều, phát ban, mề đay, da sần sùi có cảm giác ngứa.

– Người nôn nao, khó chịu, có cảm giác buồn nôn và nôn.

– Có thể kèm theo hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mũi.

2. Trường hợp nặng

Đối với người dị ứng với baba nặng ngoài ngứa ngáy khó chịu, có thể nổi mẩn đỏ hoặc không. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, khó thở, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều.

Dấu hiệu dị ứng babaDị ứng baba có thể gây mẩn ngứa, mề đay rất khó chịu

Đồng thời khi bị dị ứng, người bệnh còn có một số biểu hiện như:

– Về hô hấp: Khó thở, ho hen, ngạt thở, co thắt thanh quản.

– Niêm mạc: Niêm mạc mắt, mũi miệng có thể xuất hiện phù nề, sưng môi, sưng mắt.

– Về thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

– Sốc phản vệ: Co thắt cơ của đường hô hấp, cổ họng sưng, tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

III – Bị dị ứng với baba có nguy hiểm không?

Trường hợp ở người mẫn cảm, có cơ địa dị ứng, có thể dị ứng thịt baba gây ra sốc phản vệ, trụy tim mạch nếu không biết cách xử lý và không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Bị dị ứng baba phải làm saoSốc phản vệ là triệu chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Không những vậy, nếu sử dụng ba ba đã chết ươn để chế biến thành các món ăn sẽ rất dễ bị trúng độc. Bởi thức ăn của ba ba là tôm cá, ốc, thủy sinh nên đường ruột của chúng chứa nhiều vi khuẩn có hại.

Khi ba ba chết, các vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, các axit amin trong thịt của chúng sẽ nhanh chóng phân giải thành các nhóm amin dễ dàng khiến người dùng trúng độc nặng rất nguy hiểm.

(>> Xem thêm: Những đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn)

IV – Dị ứng baba thì phải làm sao? Cách chữa dị ứng baba tại nhà

Khi có các dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ dị ứng với baba cần ngưng sử dụng món ăn có chứa baba. Tùy theo từng tình trạng dị ứng mà có cách xử lý phù hợp:

1. Dị ứng baba ở mức độ nhẹ

Trường hợp nhẹ người bệnh còn tỉnh táo, không có các triệu chứng ngạt thở, tay chân lạnh, hoa mắt thì nên kích thích nôn để đẩy hết các thức ăn ra ngoài để cải thiện triệu chứng.

Tiếp đó, cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, có thể dùng mật ong pha nước ấm, nước chanh pha loãng, trà gừng để trung hòa độc tính.

Nếu gặp vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Nên cho uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể kịp thời.

Đối với tình trạng mẩn ngứa, mề đay ngoài da có thể sử dụng đá hoặc nước mát để chườm mát, chườm lạnh lên vùng da bị dị ứng đây là cách chữa dị ứng baba tại nhà được nhiều người áp dụng.

Bên cạnh đó có thể sử dụng kem bôi da dịu nhẹ để kiểm soát cơn ngứa, khô rát da. Người bệnh có thể tham khảo kem bôi da Yoosun rau má với thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má, vitamin E với tính chất mát lành, sử dụng được cho mọi làn da.

Cách chữa dị ứng với thịt babaSử dụng kem bôi da để giảm ngứa trong trường hợp dị ứng nhẹ

Sản phẩm này có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và đã được sở y tế Hà Nội cấp phép nên người dùng có thể yên tâm sử dụng trên da bị dị ứng mẩn ngứa nhẹ, mỗi ngày từ 2-3 lần thoa lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước.

2. Dị ứng với baba ở mức độ nặng

Biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng với thịt baba là sốc phản vệ với 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, có các triệu chứng như sợ hãi, chóng mặt, nổi mề đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở, trung tiện không tự chủ.

Nếu thấy các dấu hiệu này nên nhanh chóng được bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn ở nơi có đầy đủ thuốc chống sốc và dụng cụ y tế hỗ trợ.

Đối với triệu chứng dị ứng bệnh nhân thường sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

– Với triệu chứng mề đay, tiêu chảy, nôn: Sử dụng thuốc có công dụng giảm ngứa, giảm kích thích đường ruột như atarax, clorpheniramin, dimedrol, periactin,… Có thể kết hợp sử dụng cùng các loại kem bôi chống ngứa, làm dịu da.

– Với người dị ứng nghiêm trọng, người phối hợp sử dụng thuốc kháng histamin, có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm như corticotropin, Epinephrine, thuốc chống co thắt phế quản…

Cách chữa dị ứng babaSử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sỹ

!Lưu ý: Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và các thuốc này đều có tác dụng phụ khi không được sử dụng đúng đối tượng, đối liều lượng.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng dị ứng baba gồm có nguyên nhân, biểu hiện, cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý trong từng trường hợp giúp người bệnh nắm được dị ứng baba phải làm sao?

Có thể thấy, baba là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng, vì thế cần thận trọng khi sử dụng để tránh các phản ứng không đáng có đặc biệt là ngộ độc thịt ba ba và sốc phản vệ có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục