Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 10/08/2020

Da bị dị ứng thức ăn bao lâu thì hết? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Dị ứng thức ăn với những triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải. Hiện nay tỉ lệ người bị dị ứng với thức ăn ngày càng tăng vì vậy việc tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết.

I – Dị ứng thức ăn – những thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, dưới 2 tuổi.  Dưới đây là khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và những thông tin về tình trạng này:

1. Dị ứng thức ăn là như thế nào?  Nguyên nhân gây dị ứng

Hiện tượng dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể nhằm chống lại các tác nhân dị ứng.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng đó là do cơ địa quá nhạy cảm khi cơ thể hấp thụ các loại thức ăn lạ.

Hiện tượng dị ứng thức ănDị ứng thức ăn là tình trạng rất phổ biến

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn đó là:

  • Độ tuổi

Trẻ nhỏ luôn dễ dàng bị dị ứng hơn so với tình trạng dị ứng thức ăn ở người lớn và số loại thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng cũng nhiều hơn.

Lý do là bởi trẻ nhỏ lúc này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa tốt nên dễ gây dị ứng.

  • Yếu tố di truyền

Dị ứng thức ăn ở trẻ em cũng có rất nhiều trường hợp là do di truyền, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị dị ứng với bất kỳ loại đồ ăn nào thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với loại thức ăn đó.

  • Yếu tố môi trường

Môi trường sống kết hợp với thói quen ăn uống không khoa học hoặc kém vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng bị dị ứng.

Một số loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng dị ứng như trứng gà, sữa bò, các loại cá, dị ứng thức ăn hải sản, bơ, đậu phộng, quả hạch, động vật có vỏ,…

Dị ứng với thức ănHải sản có vỏ là thực phẩm rất dễ gây dị ứng

2. Dấu hiệu dị ứng thức ăn

Thông thường khi bị dị ứng với thức ăn, người bệnh có thể cảm nhận ngay những dấu hiệu đầu tiên của bao gồm:

  • Cổ họng khô rát, miệng ngứa ngáy.
  • Dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ, phát ban trên da.
  • Hắt hơi liên tục không đỡ.
  • Thở khò khè.
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Dị ứng thức ăn bị sưng mặt, phù nề những vùng miệng, cổ họng, mặt, môi,…

Dấu hiệu dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứaTriệu chứng dị ứng thực phẩm điển hình

(→ Xem thêm: Bị dị ứng phấn hoa là gì? Triệu chứng và cách chữa dị ứng phấn hoa)

Đây là những biểu hiện cơ bản nhất khi bị dị ứng thức ăn. Tuy nhiên còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nữa tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Tình trạng sốc phản vệ cũng có thể xảy đến bằng các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tụt đột ngột kèm khó thở, dần mất đi ý thức và dẫn đến ngất xỉu.

3. Dị ứng thức ăn có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp dị ứng với thức ăn ít có ảnh hưởng đến sức khỏe mà hầu như chỉ gây tổn thương da, nóng rát, sưng viêm và ngứa ngáy. 

Ở một số người, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng thậm chí tử vong.

Tình trạng này rất nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

4. Dị ứng thức ăn có được tắm không?

Rất nhiều người thắc mắc dị ứng thức ăn có tắm được không? Có phải kiêng nước không

Bệnh dị ứng thức ăn có được tắm khôngVệ sinh thân thể tốt cho tình trạng dị ứng ngoài da

Theo các chuyên gia, khi bị dị ứng, người bệnh dị ứng thức ăn vẫn nên tắm rửa thường xuyên, tắm nước mát (trong trường hợp thời tiết nóng) hoặc tắm nước ấm (thời tiết lạnh). 

Việc vệ sinh thân thể hàng ngày giúp làm sạch da, loại bỏ mồ hôi, dị nguyên và làm dịu vùng da bị dị ứng thức ăn, bị tổn thương.

5. Dị ứng thức ăn kiêng gì?

– Tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây kích ứng.

Dị ứng thức ăn bị ngứa cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn  cảm (dị ứng).

– Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

– Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.

– Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

Da bị dị ứng thức ăn kiêng gìKiêng thực phẩm nhiều đạm dễ gây dị ứng

II – Những đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng song chủ yếu là:

1. Dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

Dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh nguyên nhân chính đến từ những thực phẩm mẹ đã nạp vào cơ thể rồi cho con bú. Một số trường hợp khác em bé bị dị ứng thức ăn có thể do loại sữa công thức đã đang sử dụng.

2. Dị ứng thức ăn ở trẻ em

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra từ thời kỳ ăn dặm khiến trẻ 6 tháng bị dị ứng thức ăn, trẻ 8 tháng bị dị ứng thức ăn.

Trẻ em bị dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thực phẩm không hợp với cơ thể.

Ở những trẻ có cơ địa dị ứng – là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ như: Trứng, lòng trắng trứng, hải sản, các loại hạt,…

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có hướng xử lý khi đang lo lắng trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

Cách điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ emTrẻ nhỏ là đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn

3. Dị ứng thức ăn khi mang thai

Hiện tượng dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thai kì. 

Có rất nhiều thực phẩm khiến các mẹ bị dị ứng như: hải sản, sữa, trứng, đậu phộng… Một người có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

(→ Xem thêm cách xử lý khi bị dị ứng đậu phộng TẠI ĐÂY)

III – Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết? 

Người bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi? tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của người bệnh và một số yếu tố khác tác động như chất gây dị ứng, loại thuốc điều trị, khả năng thích ứng thuốc của da, phương pháp chữa trị phù hợp hay không,…

Tuy nhiên câu trả lời cho thắc mắc dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu là thông thường người bệnh sẽ hết dị ứng trong thời gian từ 4 – 24 tiếng đồng hồ và khoảng 2 – 3 ngày bệnh sẽ khỏi. 

Hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mề đayDị ứng thức ăn nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần

Nếu áp dụng đúng phương pháp xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. 

Đặc biệt, tình trạng dị ứng thức ăn nổi mề đay do hải sản thì thời gian điều trị bệnh sẽ lâu hơn có thể tái phát nhiều lần.

IV – Dị ứng thức ăn uống thuốc gì?

Sau khi thăm khám tùy vào từng trường hợp, bác sỹ sẽ đưa ra hướng xử lý dị ứng thức ăn và cách điều trị phù hợp. Một số loại thuốc điều trị dị ứng thức ăn được chỉ định như:

– Thuốc thuộc nhóm kháng Histamin: Giúp cải thiện nhanh triệu chứng, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy, nổi ban đỏ, khó chịu trên da. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi bị dị ứng thức ăn nên uống gì?

– Thuốc corticoid: Đây là cách điều trị dị ứng thức ăn trong trường hợp nghiêm trọng gây phù nề cổ họng, mắt, môi và mặt, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc corticoid ở đường uống với liều thấp. 

Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch, từ đó làm giảm phản ứng quá mức của cơ thể và cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra.

– Các loại thuốc khác: Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo các loại thuốc chữa dị ứng thức ăn khác như thuốc kháng IgE, thuốc điều hòa nhu động ruột, dung dịch bù điện giải,…

Trẻ bị dị ứng thức ăn nên làm gìUống bù điện giải trong những trường hợp cần thiết

Người lớn và trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì tùy thuộc vào các loại dị ứng thức ăn và bắt buộc cần có sự chỉ định của bác sỹ, người bệnh không tự ý mua thuốc và dùng thuốc.

V – Bị dị ứng thức ăn nên làm gì? Cách chữa dị ứng thức ăn

Ngay khi có biểu hiện dị ứng, người bệnh nên kích thích gây nôn để loại bỏ thực phẩm được dung nạp. Biện pháp này giúp làm giảm mức độ dị ứng và phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ.

Sau khi nôn, nên súc miệng với nước muối ấm để loại bỏ hoàn toàn dị nguyên bên trong khoang miệng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa ngáy và phù nề.

Sau đó, người bị dị ứng nên uống nước ấm để làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và khoang miệng. 

Sau khi nắm rõ bị dị ứng thức ăn phải làm gì và áp dụng các biện pháp xử lý khi bị dị ứng thức ăn tạm thời ở trên, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm dị ứng thức ăn và điều trị đúng cách.

Trường hợp dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa trên da với mức độ nhẹ có thể tham khảo sử dụng kem bôi Yoosun rau má để làm dịu da, giảm triệu chứng bệnh.

Cách chữa dị ứng thức ăn tại nhàThoa kem giảm ngứa ngoài da khi bị dị ứng

Nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E và các hoạt chất khác,.. kem Yoosun rau má giúp làm dịu mát vùng da bị mẩn ngứa, khô ráp, sưng đỏ.

Có thể thực hiện thoa kem lên vùng da cần tác động mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và đặc biệt là sử dụng an toàn, phù hợp cho mọi làn da kể cả da trẻ sơ sinh.

Đây là cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà dành cho những trường hợp chỉ gây mẩn ngứa nhẹ.

Dị ứng thức ăn mặc dù là hiện tượng phổ biến dễ gặp và không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng người có tiền sử dị ứng cần cẩn thận trước mọi món ăn chuẩn bị nạp vào cơ thể. Nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có những dấu hiệu bất thường để kiểm soát tốt sức khỏe.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục