Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 03/09/2020

Bị dị ứng mực xăm: Dấu hiệu và cách chữa dị ứng mực xăm môi, mày…

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Dị ứng mực xăm là một trong những biến chứng điển hình của việc xăm hình. Mực xăm màu nào cũng có thể gây dị ứng, tuy nhiên màu mực đỏ gây dị ứng nhiều nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này thông qua nội dung dưới đây.

I – Dị ứng mực xăm là như thế nào?

Một số loại mực xăm có thành phần thuốc nhuộm là những chất được dùng trong sơn, ngành in ấn… Khi những chất này xâm nhập vào da, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại chất gây hại cho cơ thể, hình thành phản ứng dị ứng.

Bị dị ứng mực xăm đỏMực xăm hình

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng như:

– Do người xăm mình có cơ địa da nhạy cảm, mẫn cảm với các loại hóa chất lạ khi tiếp xúc trên da nên gây ra các phản ứng về da liễu.

– Một số thành phần trong mực xăm có thể gây phản ứng dị ứng như nhôm, aminoazobenzene, Brazilwood, Coban aluminate, Coban clorua, Cadmium sulfide, Carbon (còn gọi là mực Ấn Độ), Thuốc nhuộm phthalocyanine, Oxit crom, Sắt ô-xít, Chì cromat, Hydrat sắt,…

– Khả năng làm lành vết thương bị hạn chế, nguy cơ nhiễm trùng cao trong và sau khi xăm mình dẫn đến tình trạng dị ứng mực xăm da.

– Do sử dụng loại mực xăm không đảm bảo chất lượng, dẫn đến kích ứng da khi xăm.

– Do sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo lên phần da đang trong quá trình hồi phục sau khi xăm.

Xăm bị dị ứngDị ứng mực xăm chủ yếu do thành phần trong mực

II – Triệu chứng nhận biết dị ứng mực xăm

Tùy theo nguyên nhân gây dị ứng và phản ứng của cơ thể mà các biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Một số biểu hiện dị ứng mực xăm thường gặp như:

– Da bị dị ứng mực xăm nổi mẩn ngứa, nổi ửng đỏ và dần xuất hiện các nốt mụn nước, mụn mủ trên vết xăm.

– Bị dị ứng mực xăm môi gây ngứa nhiều vùng da xung quanh vết xăm.

– Dị ứng mực xăm đỏ có thể dẫn đến phát ban vùng dị ứng.

– Hình xăm bị thay đổi không giữ được các đường nét và màu sắc như ban đầu.

– Sau một thời các biểu hiện dị ứng có thể biến mất, nhưng mảng màu xăm bị biến đổi trở nên loang lổ, không được hoàn thiện.

– Gây sẹo lồi lõm về sau.

Bị dị ứng mực xăm màu đỏTriệu chứng dị ứng hình xăm sau khi xăm hình

III – Những ví trí thường dị ứng mực xăm

Tất cả các vị trí xăm trên cơ thể đều có khả năng bị dị ứng như nhau, tuy nhiên môi và mày là hai bộ phận được ghi nhận là tình trạng dị ứng hay gặp nhiều nhất cũng bởi tỉ lệ người thực hiện thủ thuật xăm tại hai vị trí này rất phổ biến.

1. Dị ứng mực xăm môi

Dị ứng mực xăm môi là nhiễm trùng da tiếp xúc trong quá trình phun xăm môi do vết xăm tiếp xúc và mẫn cảm với các hóa chất khác như kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm,… và gây ra các phản ứng về da liễu.

Một số dấu hiệu dị ứng mực xăm môi như xuất hiện mụn nước, mụn mủ, bong tróc môi, ngứa xung quanh vết xăm,…

Tình trạng dị ứng mực xăm màu đỏ chiếm tỉ lệ cao hơn so với các màu xăm khác.

2. Dị ứng mực xăm mày

Xăm chân mày là phương pháp làm đẹp khá phổ biến tuy nhiên, một số chị em khi thực hiện lại gặp phải tình trạng xăm chân mày bị ngứa do dị ứng với mực xăm.

Một số yếu tố khác góp phần gây dị ứng mực xăm lông mày là thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, chế  độ chăm sóc, ăn uống sau khi xăm mày không phù hợp.

Dị ứng mực xăm màySau khi xăm, chân mày có hiện tượng dị ứng

IV – Dị ứng mực xăm bao lâu thì khỏi?

Do dị ứng mực xăm là một dạng dị ứng đặc biệt, mực xăm lúc này đã ăn sâu trong các lớp biểu bì da nên quá trình điều trị cần chặt chẽ và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, nếu không nguy cơ tái dị ứng là rất cao.

Thời gian phục hồi, khỏi dị ứng ở mỗi người khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ dị ứng và cơ địa của người bệnh.

Có thể các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng và có thể để lại di chứng khó lành như biến dạng, sẹo, thâm,…

Có trường hợp dị ứng mực xăm môi 10 năm mà chưa khắc phục được như trước.

V – Dị ứng mực xăm phải làm sao?

Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bất thường trên da sau khi xăm, người bị dị ứng nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị đúng cách.

1. Cách chữa dị ứng mực xăm môi, mày,.. nặng

Thông thường khi bị dị ứng mực xăm người bệnh không nên thoa hay uống bất kì loại thuốc chữa dị ứng mực xăm môi, mày nào khi chưa đi khám để biết nguyên nhân chính thức và chữa trị theo phương án bác sĩ đưa ra.

Cách chữa dị ứng mực xăm môiThăm khám và chữa dị ứng theo chỉ định của bác sỹ

Thuốc bôi dị ứng mực xăm bằng kháng sinh có thể được chỉ định nếu như bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc Histamine như Diphenhydramine (Benadryl) có thể cải thiện chứng ngứa, mẩn đỏ, xoa dịu, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Hoặc một số thuốc dị ứng mực xăm dùng thuốc mỡ tại chỗ như hydrocortisone hoặc kem triamcinolone (Cinolar) có thể làm giảm viêm da cục bộ.

→ Đó cũng là những giải đáp cho câu hỏi dị ứng mực xăm bôi thuốc gì?

Dị ứng mực xăm hình nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và để lại các biến chứng về sau.

Vì vậy việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để có được cách điều trị dị ứng mực xăm môi và các vùng da khác hiệu quả nhất là lời khuyên tốt nhất cho bạn.

2. Cách xử lý dị ứng mực xăm ở mức độ nhẹ

Đối với trường hợp bị dị ứng với mực xăm mức độ nhẹ chỉ gây mẩn ngứa, có thể sử dụng giải pháp cải thiện bằng cách chườm đá như sau:

Dùng một chiếc khăn mỏng bọc đá bên trong hoặc dùng túi chườm nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị ngứa trong khoảng 15 phút.

Bị dị ứng mực xăm phải làm saoChườm đá giảm ngứa khi bị dị ứng

( >> Xem thêm: Dị ứng hoá chất phải làm sao? )

VI – Cách chăm sóc da khi bị dị ứng với mực xăm

Bên cạnh định hướng xử lý khi bị dị ứng mực xăm, người đang có ý định xăm hình và đã xăm cần chú ý một số nguyên tắc chăm sóc da trước và sau khi xăm dưới đây:

Trước khi xăm:

– Xăm hình ở địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mọi ảnh hưởng từ các trường hợp dị ứng.

– Tham khảo tư vấn về vị trí hình xăm, đảm bảo các an toàn trong thiết bị xăm, nhất là mực xăm hình.

Khi xăm:

– Nên yêu cầu áp dụng các giải pháp đo huyết áp, thử với kim không mực để đảm bảo cơ thể không dị ứng với kim xăm.

– Cần có thời gian nghỉ ngơi từ 15 đến 20 phút giữa các nét xăm nhỏ để chủ động theo dõi làn da có bị dị ứng hay không. Nếu có hiện tượng xăm bị dị ứng thì cần ngừng lại và xử lý nhanh nhất.

Sau khi xăm:

– Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, các loại hóa mỹ phẩm…để hạn chế tình trạng tổn thương da ngay vùng xăm.

– Khi bị dị ứng mực xăm, không được gãi vào vùng da đó vì sẽ càng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm da và kéo dài thời gian hồi phục da.

– Cần thăm khám kịp thời và áp dụng cách chữa trị dị ứng mực xăm theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về hiện tượng dị ứng mực xăm. Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.3/5 - (6 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục