Bị dị ứng bụi vải, bụi nhà, bụi gỗ,…: Nguyên nhân và cách xử lý

Tình trạng dị ứng bụi thường xảy ra trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, tạp khuẩn. Biểu hiện ở mỗi người khác nhau tùy vào cơ địa, sự tiếp xúc với dị nguyên,… Dưới đây là những nội dung cơ bản giúp bạn đọc  nắm rõ hơn về hiện tượng này.

I – Dị ứng bụi là như thế nào?

Bụi là các hạt rắn có đường kính khoảng vài micromet, thường tự tích tụ xuống một nơi theo trọng lượng hoặc cũng có thể lơ lửng trong không khí. Chính vì có kích thước nhỏ nên bụi bẩn rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Bụi bẩn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tồn tại từ các nhà máy công nghiệp, xây dựng, các phương tiện giao thông, các hoạt động trong sinh hoạt gia đình, trong khói thuốc lá, do cháy rừng,…

Bị dị ứng bụiBụi tồn tại trong không khí 

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các yếu tố bên ngoài như hạt bụi, phấn hoa, lông động vật có trong bụi bẩn mang lại. 

Cụ thể, những mảnh vảy của thú cưng, những mảnh gián chết, bào tử nấm mốc cùng với da chết có thể làm thành bụi bẩn bay xung quanh môi trường sống. Đó chính là nguyên nhân gây ra  tình trạng dị ứng bụi.

Những người có cơ địa nhạy cảm, sinh sống, làm việc hoặc đi qua môi trường bị ô nhiễm bụi bẩn sẽ có khả năng bị dị ứng thường xuyên.

(→ Xem thêm: Dị ứng Lactose là gì? Nguyên nhân và cách chữa dị ứng Lactose trong sữa)

II – Triệu chứng dị ứng bụi

Dấu hiệu thường gặp nhất khi bị dị ứng với bụi là:

Da mặt bị dị ứng bụi mẩn đỏ, sưng, có thể nổi mề day.

– Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

– Ngứa mũi, miệng hoặc vòm họng.

Dị ứng bụi bẩnHắt hơi, nghẹt mũi là dấu hiệu dị ứng bụi

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt.

– Khó ngủ, mệt mỏi

– Bụi bẩn trong không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp ở hai mức độ cấp tính và mạn tính với các biểu hiện như ho, khò khè, viêm xoang, nhức đầu, nặng hơn có thể dẫn đến hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

III – Các loại bụi dễ bị dị ứng

Trong không khí tồn tại nhiều loại bụi bẩn có thể gây dị ứng cho con người, trong đó chủ yếu là các loại bụi sau:

1. Dị ứng bụi vải

Hiện tượng này thường xảy ra ở những người tiếp xúc nhiều với vải vóc may mặc. Dấu hiệu dị ứng bụi vải thường có hắt hơi, khó thở, khô cổ họng, chảy nước mắt, nước mũi thường xuyên, ngoài ra da mặt bị dị ứng bụi vải còn có thể bị nổi mẩn ngứa, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu.  

2. Dị ứng bụi nhà

Bụi nhà là tổng hợp các tạp khuẩn bụi như lông động vật, nấm mốc, mạt bụi, bụi xuất hiện từ các hoạt động sinh hoạt,… Một số triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng mạt bụi nhà như hắt hơi, ho, ngứa da,…

dị ứng mạt bụi nhàBụi dày đặc dễ gây các triệu chứng hô hấp

3. Dị ứng bụi gỗ

Bụi gỗ là bụi phát sinh ra từ quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Khi tiếp xúc ngoài hoặc hít phải bụi gỗ có thể xuất hiện một số triệu chứng trên da như ngứa ngáy, viêm da và những phản ứng dị ứng hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi,..

4.  Dị ứng bụi phấn viết

Phấn sử dụng trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat, một dạng đá vôi tự nhiên. Bụi phấn rất dễ bay vào khoang miệng, mũi và có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản…

5. Dị ứng bụi cỏ

Bụi cỏ có thể hiểu là bụi phấn hoa từ các cây hoa cỏ và cỏ dại phát triển thấp. Phấn hoa cỏ thường nhỏ, nhẹ, khô và nhiều nên rất dễ phát tán trong không khí. Một số triệu chứng khi tiếp xúc với tạp chất này bao gồm ngứa mắt, mũi, ho, hắt hơi, viêm mũi, xoang,…

Dị ứng bụi cỏBụi cỏ thường phát tán nhiều trong không khí

(→ Xem thêm: Dị ứng thai kỳ phải làm sao? Dấu hiệu và cách chữa dị ứng khi mang thai)

IV – Cách chữa dị ứng bụi

Khi bị dị ứng bụi, tùy theo nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng cụ thể của người bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:

1. Thuốc trị dị ứng bụi ảnh hưởng đến hô hấp

– Thuốc kháng sinh Histamin: Bao gồm các loại thuốc dạng uống như fexofenadine, loratadine, cetirizine. Thuốc dạng xịt mũi như olopatadine,… cách trị dị ứng bụi này giúp làm giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi.

– Thuốc dị ứng mạt bụi chống nghẹt mũi: Có tác dụng làm thu nhỏ các mô trong mũi giúp quá trình hô hấp trở nên dể dàng hơn.

– Liệu pháp miễn dịch: Điều trị dị ứng mạt bụi bằng liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm chất gây dị ứng khoảng 1 – 2 tuần một lần, liều có thể tăng dần trong 1 – 6 tháng để hệ thống miễn dịch không còn nhạy cảm với các chất gây dị ứng. Đồng thời kết hợp với việc rửa mũi giúp làm sạch các chất nhầy và chất kích thích từ xoang.

Cách chữa dị ứng bụi vảiLiệu pháp miễn dịch giảm khả năng dị ứng

Những loại thuốc dị ứng bụi trên cần có sự chỉ định và hướng dẫn bởi  bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn. Người bệnh không tự ý mua thuốc và tùy tiện sử dụng không theo chỉ định.

2. Cách chữa dị ứng với bụi vải

Dị ứng bụi vải thường gây ra các triệu chứng hô hấp vì vậy bệnh nhân cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Có thể áp dụng cách trị dị ứng bụi vải bằng một số loại thuốc ở trên tùy vào từng tình trạng cụ thể.

Ngoài ra, bệnh nhân bị dị ứng bụi vải gây nổi mụn hoặc ngứa da cần làm sạch da từ bên ngoài và thanh lọc cơ thể từ bên trong bằng việc rửa mặt, đắp mặt nạ, tẩy da chết, bôi kem dưỡng, uống nhiều các loại nước ép trái cây giàu vitamin C, E,…

Đồng thời nên sử dụng các thiết bị hút, lọc bụi vải, bụi mịn, tạp khuẩn trong nhà để làm trong sạch môi trường sống cũng là cách chữa dị ứng bụi vải và phòng ngừa dị ứng. 

Điều trị dị ứng mạt bụiSử dụng máy hút để loại bỏ bụi vải

3. Cải thiện dị ứng bụi gây mẩn ngứa, nổi mề đay

Để cải thiện tình trạng này, trước tiên bạn cần làm sạch da bằng nước sạch, nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da, sau đó áp dụng một số biện pháp tại nhà như:

Chườm đá lạnh: Có thể dùng một miếng vải bọc viên đá rồi chườm lên vùng da dị ứng trong vòng 15 phút sẽ giúp làm mát da và giảm ngứa hiệu quả.

– Dùng nha đam: Đắp hoặc bôi nha đam lên vùng dị ứng nổi mề đay khoảng 10 phút có tác dụng làm mát, thanh nhiệt và giải độc tốt, giúp các nốt sần giảm đi đáng kể. Đây là cách chữa dị ứng mạt bụi đơn giản tại nhà.

Lá hẹ: Cũng Dùng lá hẹ rửa sạch sau đó đắp lên vùng da bị dị ứng. Thảo dược này có tác dụng chống viêm, giải độc và kháng khuẩn rất tốt.

Cấp ẩm cho da: Khi lớp màng ẩm trên da bị phá vỡ, các tạp chất có thể nhanh chóng xâm nhập vào da gây các triệu chứng như mẩn ngứa, mề đay, mụn,… Vì thế, cấp ẩm cho da là điều rất cần thiết khi da bạn bị dị ứng với bụi bẩn. 

Da mặt bị dị ứng bụi vảiDa khô rát cần được dưỡng ẩm

Đối với tình trạng dị ứng nhẹ, bạn có thể tham khảo sản phẩm kem bôi da Yoosun rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má và vitamin E cùng các hoạt chất vừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu mẩn ngứa, đồng thời ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan, hỗ trợ làm lành những tổn thương trên da do dị ứng mẩn ngứa.

Sản phẩm đã được sở y tế Hà Nội cấp phép lưu hành hơn 15 năm trên thị trường, phù hợp với mọi làn da.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu về dị ứng mạt bụi. Ở mức độ nặng, ảnh hưởng của bụi đối với sức khỏe con người vô cùng nghiêm trọng.

Chính vì vậy việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ như khẩu trang và các thiết bị lọc bụi ngăn dị ứng bụi mịn là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe thân và gia đình.

Nếu còn băn khoăn nào khác, hãy liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được dược sỹ tư vấn chi tiết.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bạn có thể mua Yoosun Rau Má ở đâu?

Yoosun rau má được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ nhà thuốc gần bạn TẠI ĐÂY!

Đặt mua trực tuyến tại:

    HOẶC MUA TUÝP LỚN ( 50g) NGAY TẠI ĐÂY:

    Tổng: 0 vnđ

    *Lưu ý: Tuýp 25g không bán tại website

    Bình luận (2)

    Trả lời

    1. Avatar

      Mình đang có bầu thì có dùng được kem rau má k ạ

      • Yoosun Rau Má

        Chào bạn! Yoosun rau má thành phần lành tính, không chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên đây là đối tượng đặc biệt nên nếu dùng lâu dài bạn nên tham khảo ý kiến BS trước khi sử dụng Yoosun rau má nhé. Còn dùng thời gian ngắn để bôi: muỗi đốt, mẩn ngứa nhẹ bạn dùng được nhé!

    Bài viết cùng chuyên mục
    dị ứng với chỉ tự tiêu

    Dị ứng chỉ tự tiêu sau mổ: Nguyên nhân, biểu hiện, xử trí đơn giản

    Trong phẫu thuật, có một lượng nhỏ bệnh nhân gặp phải tình trạng dị ứng chỉ tự tiêu khiến vết mổ sưng đỏ, đau nhức. Vậy, khi bị dị ứng chỉ tự tiêu, người bệnh cần làm gì để khắc […]

    Xem chi tiết
    tại sao dị ứng kiwi

    Dị ứng Kiwi: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách xử lý

    Kiwi là một loại quả mọng, được nhiều người yêu thích. Tuy vậy, một số người lại không tránh khỏi tình trạng bị dị ứng kiwi. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa […]

    Xem chi tiết
    dị ứng nước biển

    Dị ứng nước biển: Biểu hiện và cách trị dị ứng với nước biển

    Một vài người sau khi đi tắm biển về thường bị ngứa một cách dữ dội. Điều này là do họ bị dị ứng nước biển. Vậy khi gặp tình trạng này, chúng ta nên xử lý như thế nào? […]

    Xem chi tiết
    dị ứng với nước hồ bơi

    Bị dị ứng nước hồ bơi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

    Dị ứng nước hồ bơi thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Vậy phải làm sao khi bị dị ứng nước hồ bơi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây! Nội dung chínhI – Tại […]

    Xem chi tiết
    trẻ bị dị ứng yến mạch

    Dị ứng yến mạch: Những điều quan trọng cần phải nắm rõ

    Yến mạch là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt được nhiều chị em sử dụng làm thực phẩm giảm cân. Tuy nhiên, một số người lại chia sẻ rằng họ bị dị ứng yến mạch. Vậy khi người lớn và […]

    Xem chi tiết
    da mặt dị ứng vitamin c

    Những dấu hiệu dị ứng Vitamin C và cách xử lý, phòng tránh

    Vitamin C là một loại vitamin cần thiết đối với cơ thể. Tuy vậy, một số ít lại bị dị ứng vitamin C khi bổ sung qua đường ăn uống hoặc bôi ngoài da. Bài viết dưới đây sẽ giúp […]

    Xem chi tiết