Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 29/08/2020

Dị ứng Lactose là gì? Nguyên nhân và cách chữa dị ứng Lactose trong sữa

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Lactose là một chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng thường có trong đường, sữa mẹ, sữa bò, sữa dê hay phô mai. Tuy nhiên có những trẻ xuất hiện phản ứng dị ứng khi dung nạp chất này. Vậy dị ứng Lactose là bệnh gì? nguyên nhân, triệu chứng và khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

I – Dị ứng lactose là gì?

Dị ứng lactose trong sữa mẹ hoặc các sản phẩm sữa khác là tình trạng ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose nên cơ thể hấp thu chất này kém và phản ứng lại với các triệu chứng như nôn mửa, táo bón,… 

Nói cách khác, nếu sử dụng các sản phẩm có chứa đường hay sữa như phô mai, sữa công thức mà xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nôn mửa, chóng mặt tiêu chảy thì có thể đã bị dị ứng Lactose.

Trẻ dị ứng lactose là gìLactose có trong sữa, các chế phẩm từ sữa

II – Nguyên nhân trẻ bị dị ứng lactose

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do sự thiếu hụt lactase – một loại enzyme được sản xuất trong ruột non của con người có vai trò tiêu hóa đường lactose. 

Cơ chế thông thường, khi lactose vào đến dạ dày sẽ được lactase chuyển hóa thành loại đường đơn giản là glucose và galactose, sau đó hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Khi thiếu lactose, thay vì được chuyển hóa và hấp thụ theo quy trình như cũ, đường lactose sẽ được đưa đến ngay đại tràng.

Tại đại tràng, các vi khuẩn tự nhiên sẽ  tương tác với lactose khiến chúng không thể tiêu hóa được và gây ra các phản ứng dị ứng.

( →  Xem thêm: Nguyên nhân trẻ dị ứng với sữa mẹ)

Dị ứng lactose ở trẻ được chia làm 3 loại dựa trên các yếu tố gây bệnh:

  • Không dung nạp Lactose nguyên phát

Đây là loại dị ứng lactose phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra do gen di truyền, đặc biệt xuất hiện nhiều trên có nguồn gốc châu Á hoặc châu Phi, Tây Ban Nha.

Đây là tình trạng nhẹ nếu phát hiện sớm và thay thế bằng các sản phẩm phù hợp thì dù lượng enzym lactase giảm nhưng vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn của trẻ dị ứng lactose sau khi lớn. 

Còn nếu lượng lactase này ngày càng giảm mạnh khiến cơ thể vẫn không thể dung nạp được các sản phẩm từ sữa khi đã trưởng thành.

Trẻ bị dị ứng lactose trong sữa mẹNgười trưởng thành bị dị ứng lactose

  • Không dung nạp Lactose thứ phát

Xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau những chấn thương, bệnh tật hoặc các phẫu thuật liên quan đến ruột non.

  • Không dung nạp đường sữa bẩm sinh khiến trẻ dị ứng với lactose

Tình trạng này ít gặp, hầu như chỉ xảy ra do di truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu di truyền gen lặn tự phát. 

Ngoài nguyên nhân chính ở trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lactose ở trẻ như:

Trẻ sơ sinh dị ứng lactose do mắc một số bệnh đường ruột như bệnh Crohn, bệnh celiac.

Trường hợp điều trị các bệnh ung thư bằng xạ trị

Dị ứng lactose ở trẻ sơ sinh thiếu tháng

Sữa cho trẻ dị ứng lactoseTrẻ sinh non có nguy cơ bị dị ứng lactose hơn trẻ sinh đủ tháng

III – Dấu hiệu dị ứng lactose trong sữa

Các biểu hiện của dị ứng lactose khá rõ ràng, cha mẹ có thể nhận biết được sớm thông qua các triệu chứng phổ biến như:

– Các vấn đề tiêu hóa:

       + Đau bụng: Cơn đau do dị ứng lactose ở trẻ thường xuất hiện ở vị trí quanh rốn hoặc nửa dưới của bụng.

       + Đầy hơi: Sự gia tăng hàm lượng nước và khí trong đại tràng làm thành ruột giãn ra gây đầy –  ợ hơi kèm theo buồn nôn hoặc nôn trớ khi trẻ bị dị ứng với lactose.

     + Tiêu chảy: Sự lên men lactose khiến thức ăn không được tiêu hóa ở đại tràng tích tụ lại làm tăng số lượng phân, tạo các axit béo làm nước trong ruột gây ra tiêu chảy.

      + Táo bón: Do sự gia tăng sản xuất metan trong đại tràng làm chậm thời gian vận chuyển ở ruột.

– Triệu chứng ở miệng: Dấu hiệu trẻ dị ứng lactose bị lở, nấm miệng gây đau rát, khó chịu, quấy khóc, ăn uống khó.

– Triệu chứng khác: Trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng dị ứng lactose như nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, mất tập trung, khó chịu hoặc biểu hiện bệnh chàm eczema,…

Trẻ dị ứng với lactoseĐau bụng, đầy hơi do dị ứng lactose

(→ Xem thêm trẻ bị DỊ ỨNG SỮA CÔNG THỨC là như thế nào TẠI ĐÂY)

IV – Bé dị ứng lactose phải làm sao? Cách chữa dị ứng lactose

Hiện tại chưa có thuốc điều trị giúp làm tăng enzym lactase cho cơ thể. Chính vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho bé. Tùy theo từng tình trạng dị ứng cu thể để có cách xử lý phù hợp:

1. Mức độ dị ứng với lactose nặng

Trẻ bị dị ứng lactose có nguy cơ bị còi xương và suy dinh dưỡng cao. Nguy hiểm nhất là có những trường hợp nặng dẫn tới sốc phản vệ, có thể tử vong.

Vì vậy nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở trẻ, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế để xét nghiệm dị ứng lactose và có phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.

Bác sỹ có thể chỉ định sử dụng loại enzyme lactase có sẵn dạng viên nang, viên thuốc, thuốc nhỏ hoặc dạng nhai để sử dụng trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhằm hạn chế những dị ứng có thể xảy ra.

2. Trẻ dị ứng Lactose nhẹ

Bị dị ứng lactose trong sữa có thể sử dụng một số loại sữa thay thế như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,…

Trẻ bị dị ứng lactoseSử dụng sữa đậu nành thay thế

Có thể nên bổ sung nguồn dưỡng chất cho bé thông qua một số thực phẩm khác giúp tăng cường sức đề kháng để bé phát triển khỏe mạnh như các loại rau xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải…), các loại cá như cá hồi, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó), các loại nước ép trái cây,…

– Probiotic là lợi khuẩn có trong một số loại sữa chua hoặc men vi sinh, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung cho bé dị ứng lactose.

Có thể sử dụng gừng để cho vào trà, cháo, thức ăn để kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

Có thể thấy tình trạng dị ứng lactose ở trẻ thực sự là vấn đề đáng lo ngại nếu cha mẹ không nắm rõ các thông tin cơ bản.

Việc trang bị những kiến thức về bệnh sẽ giúp chúng ta nhận biết, khắc phục đúng cách cũng như lựa chọn sữa cho trẻ dị ứng lactose phù hợp để tránh dị ứng.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục