Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 09/09/2020

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ có thể dị ứng bất cứ thành phần nào của sữa nhưng thường gặp nhất chính là dị ứng đạm (protein) của bò gây ra một số phản ứng. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Nội dung bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu chi tiết.

I – Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Dị ứng đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng với thức ăn mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay gặp, phản ứng thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa. 

→ Theo các bác sĩ: Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là chất có hại cho cơ thể, từ đó cơ thể sẽ tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).”

Bé dị ứng đạm sữa bò là gìSữa bò có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thành phần cũng có thể gây dị ứng cho trẻ

Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng:

  • Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón lại
  • Whey: được tìm thầy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông vón lại.

Khi cơ thể bé tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác.

Đó chính là lý giải tại sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò gây ra một loạt các dấu hiệu dị ứng ở trẻ như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ…

Bé dị ứng đạm sữa bò có khả năng cao mắc một số bệnh lý dị ứng khác như: Dị ứng với thực phẩm (trứng, đậu nành, đậu phộng, thịt bò, lạc…), viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. 

Dị ứng đạm sữa bỏ ở trẻ sơ sinhBé bị dị ứng đạm sữa bò có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dị ứng khác

Bên cạnh đó, tình trạng này còn có tính chất di truyền, ở những trẻ có bố và/ hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng thường có nguy cơ dị ứng với đạm sữa bò cao hơn những trẻ khác.

II – Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò

Thông thường, tình trạng dị ứng biểu hiện ở các dạng sau:

– Phản ứng sớm: Xảy ra ngay tức thời hoặc từ 1 đến 2 giờ sau khi tiếp nạp sữa bò. Các dấu hiệu trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng như nổi mẩn đỏ quanh người, phù mặt và có thể xảy ra sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Phản ứng chậm: Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 giờ sau khi ăn. Bé có thể bị viêm ruột do đạm sữa bò với biểu hiện nôn, tiêu chảy hoặc đi ngoài phân có máu, nhầy, táo bón, trào ngược dạ dày.

– Phản ứng hỗn hợp: Bé dị ứng với đạm sữa bò có thể bị viêm da cơ địa hoặc trào ngược dạ dày hoặc đồng thời xảy ra.

Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bỏ ở trẻPhản ứng trên da khi trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò

Bên cạnh các phản ứng trên, việc theo dõi các biểu hiện dị ứng đạm sữa bò ngoài da, tiêu hóa và hô hấp ở trẻ cũng rất quan trọng giúp bố mẹ nhận biết sớm về tình trạng này:

  • Các triệu chứng về da

Có đến 50 – 70% trẻ sẽ có các triệu chứng về da nếu bị dị ứng đạm sữa bò với các phản ứng thường gặp như:

– Phát ban, nổi mẩn đỏ.

– Sưng phù mặt, sưng môi

  • Các triệu chứng về hô hấp (chiếm tỉ lệ 20 – 30% các phản ứng dị ứng)

– Trẻ quấy khóc, cáu gắt

– Trẻ thở khò khè, có dịch nhầy trong mũi mà trước đó trẻ không có vấn đề về hô hấp.

  • Các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò về tiêu hóa

– Nôn trớ

– Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể xuất hiện tình trạng táo bón, phân nhầy và có lẫn máu.

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò ít ăn hoặc bỏ bú, quấy khóc.

Ngoài những triệu chứng trên, dị ứng với đạm sữa bò có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ – suy hô hấp cấp với những cơn co thắt ngực, khó thở gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có nguy hiểm khôngTrẻ quấy khóc, ăn ít hoặc bỏ ăn khi bị dị ứng

( Xem thêm: Da bị dị ứng hóa chất phải làm sao? Dấu hiệu và cách xử lý)

III – Dị ứng đạm sữa bò có nguy hiểm không?

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu tình trạng dị ứng nhẹ gây khó chịu cho trẻ còn nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. 

Nếu không may xảy ra tình trạng sốc phản vệ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Vì vậy, việc theo dõi biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò và điều trị tình trạng này ở trẻ là rất quan trọng. 

IV – Trẻ dị ứng đạm sữa bò kiêng ăn gì và nên ăn gì??

Một vài những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới đây sẽ giúp các phụ huynh nắm được nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì:

– Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. 

– Tránh cho trẻ sử dụng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, bánh kẹo…

Nếu trẻ bị dị ứng, mẹ không nên ăn sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò tránh nguy cơ bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò.

Nếu trẻ ăn sữa ngoài, cần thay thế sữa bò bằng các loại sữa sữa dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò khác như sữa dê, sữa thủy phân, váng sữa cho bé dị ứng đạm sữa bò,… 

Bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bòTrẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên đổi sang sữa thủy phân để tránh dị ứng

Đây là loại sữa dành cho bé dị ứng đạm sữa bò chứa các protein sữa đã được phân cắt thành các phần nhỏ hơn, dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng hơn.

Ngoài ra, các loại sữa công thức amino acid, không chứa bất kì một chuỗi protein nào, có thể được sử dụng nếu trẻ khó sử dụng sữa thủy phân hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng.

Đây cũng là gợi ý cho cha mẹ đang băn khoăn dị ứng đạm sữa bò uống sữa gì để tránh dị ứng mà vẫn đủ chất. Tuy nhiên việc thay thế sữa cho trẻ vẫn cần sự tham vấn của bác sĩ dinh dưỡng để tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho trẻ.

V – Cách xử lý khi trẻ dị ứng đạm sữa bò

Khi trẻ có hiện tượng dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ cần nắm rõ một số hướng xử lý sau:

– Hướng dẫn sơ cứu tại chỗ

– Dừng sử dụng tất cả các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho trẻ ngay. Ghi nhớ các thực phẩm đã sử dụng.

Nếu trẻ dị ứng với đạm sữa bò bị nổi mề đay, nổi mẩn đỏ và quấy khóc nên chườm khăn mát cho trẻ tại vùng da bị nổi mẩn.

– Nếu thấy trẻ nôn trớ, rối loạn tiêu hóa và biểu hiện khò khè, khó thở cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Đối với trẻ nhỏ cơ thể rất nhạy cảm, phụ huynh không được sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ. 

Test dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinhGặp bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp xử lý phù hợp và an toàn cho trẻ

– Chẩn đoán và điều trị chuyên sâu

Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán theo các phương pháp test dị ứng đạm sữa bò sau:

– Khám lâm sàng: Kiểm tra tiền sử dị ứng của trẻ, các thực phẩm đã sử dụng và tiền sử dị ứng của gia đình. 

Chẩn đoán bằng xét nghiệm phân: Thông thường, phân của bé bị dị ứng với đạm sữa bò sẽ có chất nhầy và lẫn máu.

Chích lấy da xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò : Các bác sĩ sẽ thực hiện test lấy da để thử phản ứng của cơ thể với sữa bò.

– Xét nghiệm máu: Xác định kháng thể của cơ thể trong máu.

Khi đã xác định được tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ.

Trong trường hợp nặng, có thể cần tiêm Adrenalin để can thiệp điều trị dị ứng khẩn cấp, tránh biến chứng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị khỏi tình trạng dị ứng. Vì thế các phương pháp trên đều chỉ là điều trị tạm thời triệu chứng trong trường hợp cấp thiết và gợi ý sữa chống dị ứng đạm sữa bò cho trẻ.

Tình trạng dị ứng này hầu như sẽ hết trước khi trẻ lên 3 tuổi. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc của nhiều phụ huynh là khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò?

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ có thêm hiểu biêt về dị ứng đạm sữa bò bệnh học để có thể nhận biết, xử lý đúng cách cũng như có biện pháp phòng ngừa tránh để xảy ra tình trạng dị ứng ở trẻ trong những lần tiếp theo.

Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp, có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được dược sỹ tư vấn và giải đáp

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.6/5 - (5 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục