Dị ứng mật ong phải làm sao? Dấu hiệu và cách chữa dị ứng mật ong
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mật ong là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng mật ong một cách thuận lợi bởi một số người có hiện tượng bị dị ứng khi tiếp xúc và sử dụng mật ong. Vậy dị ứng mật ong là như thế nào? Hãy cùng Yoosun rau má tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
I – Nguyên nhân dị ứng mật ong
Dị ứng với mật ong là phản ứng của hệ miễn dịch với các thành phần có trong mật ong được cho là chất lạ gây hại.
Mật ong nguyên chất là loại thực phẩm lành tính vì vậy trường hợp dị ứng thường hiếm khi xảy ra. Nếu có thường do cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần trong mật ong, trẻ dị ứng mật ong thường do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh hoặc bị dị ứng phấn hoa.
Mật ong là thực phẩm khá lành tính
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng da bị dị ứng mật ong có thể kể đến như mật ong không đảm bảo chất lượng hay do dị ứng mật ong đắp mặt không đúng cách.
( → Xem thêm dị ứng Lactose là như thế nào TẠI ĐÂY)
II – Triệu chứng khi bị dị ứng với mật ong
Những dấu hiệu dị ứng ở mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người. Một số triệu chứng dị ứng mật ong điển hình bao gồm:
– Kích ứng da vùng da tiếp xúc với mật ong: Các dấu hiệu dị ứng mật ong cụ thể như ngứa da châm chích, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay hoặc phớt hồng ngoài da.
Đi kèm với tình trạng nổi mẩn hay phát ban qua da mặt dị ứng với mật ong thường kèm ngứa ngáy, nặng hơn có thể bị viêm da do dị ứng.
– Mắt sưng: Mắt sưng và đỏ, có thể gây cảm giác đau nhức, mí mắt bị bụp cũng là những biểu hiện dị ứng mật ong.
– Triệu chứng tại mũi: Ngạt mũi, kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi liên tục có thể là dấu hiệu trẻ bị dị ứng mật ong.
– Những dấu hiệu dị ứng tập trung: Sưng môi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Hiện tượng mẩn ngứa kích ứng da do dị ứng mật ong
– Trường hợp dị ứng nặng các dấu hiệu dị ứng có thể lan ra toàn thân làm cho da sưng phù, da bị trầy do gãy ngứa dẫn tới nhiễm trùng, chảy dịch vàng, viêm loét ngoài da.
– Có thể có triệu chứng tụt huyết áp, ra mồ hôi lạnh, ngất xỉu, sốc phản vệ, suy hô hấp,…
III – Dị ứng mật ong phải làm sao?
Khi xuất hiện những biểu hiện của dị ứng mật ong, nên ngưng sử dụng thực phẩm này. Ở mức độ nặng, nhất là có các triệu chứng hô hấp cần thăm khám và áp dụng cách chữa dị ứng mật ong theo phác đồ của bác sỹ. Ngoài ra, nếu bị dị ứng nhẹ chỉ gây kích ứng ngoài da có thể áp dụng những cách sau để cải thiện:
1. Cách chữa dị ứng mật ong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc xử lý tình trạng trẻ sơ sinh dị ứng mật ong cần hết sức thận trọng, tốt hơn hết là tham khảo ý kiến bác sỹ để có cách điều trị phù hợp, an toàn cho bé.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị dị ứng mật ong chỉ mẩn ngứa nhẹ có thể áp dụng theo gợi ý sau để giảm bớt triệu chứng:
- Dùng sữa tươi
Các thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào có trong sữa tươi là lý do nguyên liệu này được đánh giá cao về khả năng khắc phục mẩn ngứa do dị ứng.
Sữa tươi giúp làm dịu da khi bị dị ứng
( → Xem thêm: Da bị dị ứng thức ăn bao lâu thì hết? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý)
Thoa một chút sữa tươi không đường lên vùng da bị mẩn ngứa trong khoảng 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch giúp làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả.
Đây cũng là một cách để phụ huynh tham khảo khi đang băn khoăn nên làm gì khi bị dị ứng mật ong?
- Sử dụng sữa chua và chuối chín
Trong sữa chua có chứa hàm lượng vitamin và protein tự nhiên làm dịu các tổn thương do dị ứng ngoài da gây ra.
Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong sữa chua có tác dụng làm sạch tế bào da khô, dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương rất tốt. Còn chuối chín có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, ngừa mụn rất tốt.
Chỉ cần nghiền nhuyễn vài lát chuối chín với sữa chua không đường tạo hỗn hợp sánh mịn, thoa đắp lên vùng da trẻ dị ứng với mật ong trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Sữa chua và chuối giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm
2. Cách trị dị ứng mật ong cho người lớn
- Sử dụng thuốc
Sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị dị ứng cho từng trường hợp bao gồm:
– Thuốc kháng Histamine để điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, kìm hãm và đẩy lùi được các triệu chứng do dị ứng mật ong rừng gây ra như: phát ban, ngứa rát, sưng đỏ.
– Dùng thuốc xịt, thông mũi có tác dụng chống viêm, chống ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng tương tự như dị ứng với phấn hoa.
– Dùng thuốc tiêm trong trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc khác mà không thuyên giảm. Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn cho bệnh nhân.
- Bôi kem dưỡng ẩm, giảm ngứa
Làn da bị dị ứng thường có sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương. Vì vậy trong thời gian này, người bị dị ứng nên dưỡng ẩm cho da nhằm cân bằng độ pH cho da, duy trì độ ẩm và phục hồi màng lipid.
Bôi kem dưỡng ẩm khi bị dị ứng
Với thành phần chủ yếu gồm dịch chiết rau má cùng với vitamin E và các hoạt chất, kem Yoosun rau má bên cạnh khả năng dưỡng ẩm da mặt bị dị ứng mật ong hiệu quả còn có thể giảm ngứa, khô rát, bong tróc da, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm nhanh lành tổn thương.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành nhiều năm trên thị trường, được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, thích hợp dùng cho mọi làn da kể cả da trẻ sơ sinh bị dị ứng mật ong.
Cách sử dụng như sau: Vệ sinh vùng da dị ứng, thoa một lượng vừa đủ kem Yoosun rau má lên, thấm nhẹ nhàng, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần.
(→ Xem thêm: REVIEW về kem bôi da Yoosun rau má)
Chất kem Yoosun rau má mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu ở vùng da bị dị ứng ngay sau khi sử dụng.
Trên đây là những nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý khi bị dị ứng mật ong. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin để chủ động phòng ngừa cũng như có hướng khắc phục đúng đắn nếu chẳng may bị dị ứng.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn giải đáp chi tiết.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!