Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 27/08/2020

Da bị dị ứng xi măng: Dấu hiệu và cách trị dị ứng xi măng tại nhà

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Dị ứng xi măng thường xuất hiện chủ yếu ở các công nhân xây dựng, có thời gian tiếp xúc với xi măng trong thời gian từ 3 tháng đến 1 năm. Vậy da bị dị ứng xi măng bôi gì nhanh khỏi? Dị ứng xi măng và cách điều trị thế nào?

I – Dị ứng xi măng là như thế nào? 

Dị ứng với xi măng là một dạng viêm da tiếp xúc, xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp với xi măng trong khoảng thời gian từ 3 tháng cho tới 1 năm.

Công nhân xây dựng, thợ hồ và kỹ sư là các đối tượng có nguy cơ bị bệnh dị ứng xi măng cao nhất do thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng.

da bị dị ứng xi măngDị ứng xi măng xuất hiện chủ yếu ở các công nhân xây dựng thường xuyên tiếp xúc với xi măng

Nguyên nhân chính gây ngứa dị ứng xi măng là do thành phần muối crom có trong xi măng. Khi muối crom hòa tan trong nước sẽ tạo ra một hợp chất có tính ăn mòn cực mạnh.

Muối crom cũng là chính là chất gây dị ứng nên khi tiếp xúc, hệ miễn dịch của cơ thể con người sẽ tự động tạo ra phản ứng để chống lại.

II – Dấu hiệu bị dị ứng xi măng

Triệu chứng của bệnh dị ứng xi măng thường xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn chân, bàn tay, tay, chân. Bởi đây là các vị trí tiếp xúc trực tiếp với xi măng trong quá trình làm việc.

Dấu hiệu bị dị ứng xi măng có mức độ nặng – nhẹ khác nhau phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và phản ứng của cơ thể. Các triệu chứng phổ biến thường gặp gồm:

– Da nổi mẩn, sần, ngứa ngáy, có kèm theo mụn nước.

– Da dày hơn bình thường, có hiện tượng xuất tiết trên nền đỏ và đóng vảy.

Dấu hiệu bị dị ứng với xi măngDa bị dị ứng xi măng trở nên khô, bong tróc vảy, thậm chí có thể bị nứt nẻ và chảy máu

– Da trở nên khô, bong tróc vảy, thậm chí có thể bị nứt nẻ và chảy máu.

– Nhiều trường hợp có thể xuất hiện bội nhiễm, bề mặt da chảy dịch mủ, lở loét.

– Ngoài ra, dị ứng xi măng còn có thể gây kích ứng niêm mạc mũi họng. Nguyên nhân là do bụi xi măng đã tấn công trực tiếp vào các bộ phận này. Triệu chứng đi kèm thường là ngạt mũi, khó chịu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh hen suyễn.

III – Bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì? 

Dị ứng xi măng và cách chữa thế nào? Thông thường, các triệu chứng của dị ứng xi măng sẽ tự động thuyên giảm khi bạn ngừng tiếp xúc.

Nhưng đối với những người làm trong lĩnh vực xây dựng thì việc tiếp xúc với xi măng là điều không tránh khỏi. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc chữa dị ứng xi măng là cần thiết.

Vậy dị ứng xi măng chữa bằng thuốc gì? Các bác sĩ có thể chỉ định một số một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm dịu da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn như:

– Thuốc mỡ có chứa Corticoid.

– Kháng sinh bôi ngoài da.

– Kem làm mềm và dưỡng ẩm da.

Tuy nhiên, tùy theo mức độ dị ứng nặng – nhẹ của từng người mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Vì vậy,  muốn biết chính xác dị ứng xi măng bôi gì nhanh khỏi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Không nên tự ý mua thuốc về bôi vì có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn.

Da bị dị ứng xi măng bôi thuốc gìBị dị ứng xi măng bôi thuốc gì? Tùy theo mức độ dị ứng xi măng nặng – nhẹ của từng người mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc bôi phù hợp

Ngoài thuốc điều trị dị ứng xi măng dạng bôi, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc uống trị dị ứng xi măng như: Cetirizin, Chopheniramin hay Loratadin.

So với các loại thuốc bôi da, thuốc chữa dị ứng xi măng dạng uống thường dễ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Do đó, để  biết dị ứng xi măng uống thuốc gì hiệu quả và an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp vấn đề bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, để nhanh chóng phục hồi cơ thể người bị dị ứng xi măng nên rửa sạch tay chân sau khi tiếp xúc với xi măng; không để lẫn quần áo lao động với quần áo mặc hàng ngày; uống nhiều nước; ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng đề kháng…

IV – Cách trị dị ứng xi măng tại nhà 

Nếu trường hợp bị dị ứng xi măng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo một số mẹo trị dị ứng xi măng tại nhà dưới đây:

1. Thuốc nam trị dị ứng xi măng

  • Cách chữa dị ứng xi măng bằng lá khế

Lá khế có tác dụng trừ độc, thanh nhiệt, tiêu viêm được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam chữa dị ứng xi măng giúp giảm cơn ngứa ngoài da.

– Cách sử dụng như sau: Ngâm 1 nắm lá khế tươi với nước muối rồi cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp để nguội bớt.

Tiếp đó, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng di xăng bằng nước sạch sau đó ngâm trong nước lá khế khoảng 10 phút. Phần bã lá khế dùng để chà nhẹ lên da.

Thực hiện mẹo chữa dị ứng xi măng bằng lá khế đều đặn hàng ngày để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu do dị ứng xi măng gây ra.

Thuốc nam trị dị ứng xi măngLá khế có tác dụng trừ độc, thanh nhiệt, tiêu viêm được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam chữa dị ứng xi măng

  • Cách điều trị dị ứng xi măng bằng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa các dưỡng chất giúp giảm sưng, giảm ngứa và kháng viêm hiệu quả. Nêu đang băn khoăn không biết dị ứng xi măng chữa bằng cách nào hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:

– Chuẩn bị: 30g lá tía tô tươi.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô rồi cho vào đun cùng 1 lít trong khoảng 20 phút. Phần nước bạn pha loãng để ngâm hoặc tắm; phần bã dùng để chà nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng xi măng. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

2. Dị ứng xi măng chữa trị bằng thuốc bắc 

– Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa 8g, bồ công anh 15g, địa phu tử 8g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa 9g, sinh cam thảo 5g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2-3 lần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc 2: Lá đơn tướng quân 15g, kim ngân hoa 12g, sài đất 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 12g, núc nác 8g, đan bì 10g, đương quy vĩ 10g, xích thược 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.

– Bài thuốc 3: Ké đầu ngựa 15g, muồng trâu 10g, kinh giới huệ 10g, cỏ mần trầu 15g, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, cây cứt lợn 10g, nghể bà 10g, bèo tai tượng 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.

Dị ứng xi măng chữa trị bằng thuốc bắcThuốc bắc chữa da bị dị ứng xi măng

3. Bị dị ứng xi măng bôi gì? 

Đối với tình trạng da bị dị ứng xi măng ở mức độ nhẹ chỉ gây khô da và mẩn ngứa, bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi rau má để cải thiện các triệu chứng này.

Thành phần chính của kem Yoosun gồm dịch chiết rau má, vitamin E cùng 2 hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidinekhác.

Khi kết hợp với nhau, sản phẩm có tác dụng  làm dịu da, giảm mẩn ngứa, dưỡng ẩm tránh tình trạng da bị khô và bong tróc.

Ngoài ra, kem bôi da rau má Yoosun còn có khả năng kháng khuẩn nên hỗ trợ cải thiện mụn, giúp mau lành các tổn thương trên da.

Kem rau má Yoosun đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành trên toàn quốc, đặc biệt an toàn và phù hợp cho mọi làn da nên bạn có thể an tâm khi sử dụng.

Cách trị dị ứng xi măng tại nhàKem rau má Yoosun

Chắc hẳn khi đọc đến đây các bạn đã phần nào biết được dị ứng xi măng cách điều trị thế nào. Dị ứng xi măng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ  gây ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe.

Do đó, những người thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế tối đa bị dị ứng xi măng. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu dị ứng, cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm kem Yoosun rau má, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục