Dị ứng gió mùa, biển,…: Nguyên nhân và cách chữa dị ứng với gió
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Dị ứng gió thường bùng phát ngắn hạn theo từng thời điểm trong năm khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như hắt hơi, viêm mũi, ngứa mũi,… Vậy nguyên nhân của tình trạng dị ứng với gió là gì? Có cách nào cải thiện không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
I – Dị ứng gió là như thế nào?
Dị ứng gió có thể gọi là dị ứng thời tiết hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng và nhạy cảm. Triệu chứng dị ứng thường bùng phát vào những lúc giao mùa, khi cơ thể có phản ứng quá mức với sự thay đổi từ mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, cơ chế sản sinh histamine thúc đẩy chất này di chuyển đến các tầng hạ bì và hình thành dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng ngoài da.
Vào mùa nóng, người bệnh có thể bị dị ứng với gió nhiệt kèm các dị nguyên (bụi bẩn, vi khuẩn, virus…). Môi trường ẩm trên da tạo điều kiện để tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
Dị ứng gió có thể xảy ra vào mùa nóng hoặc lạnh
Dị ứng gió lạnh nổi mẩn đỏ, ngứa da là hiện tượng thường xảy ra vào mùa đông – đầu đông khi nguồn không khí lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp. Triệu chứng cũng có thể bùng phát vào những lúc trời mưa hoặc có gió.
Dị ứng gió là triệu chứng lành tính có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi. Tuy nhiên, người có cơ địa dị ứng hoặc mắc những bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra dị ứng thời tiết hay dị ứng gió cũng mang tính di truyền. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, mắc các bệnh kể trên thì khả năng di truyền rất cao khiến trẻ bị dị ứng gió.
II – Dấu hiệu khi bị dị ứng với gió
Dị ứng gió không đặc trưng ở bất kỳ triệu chứng nào, có thể nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm,… Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
– Nổi mẩn đỏ: Mẩn đỏ thường bùng phát kèm theo ngứa dai dẳng, mẩn đỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào sức đề kháng của từng cá thể, mỗi đợt mẩn đỏ bùng phát chỉ kéo dài trong thời gian nhất định và tự hết.
Nổi mẩn trên da
– Mề đay ngứa: Có màu trắng hoặc hồng, ban đầu, vùng da bị dị ứng gió có dấu hiệu phù cục bộ, càng gãi mảng mề đay càng lan rộng và dày cộm. Triệu chứng có xu hướng bùng phát khi bệnh nhân tiếp xúc với gió, nước bẩn hoặc độ ẩm cao…
– Chàm bội nhiễm: Tình trạng chàm xuất hiện trên da thường kèm theo vô số mụn nước li ti, gây ngứa, người bệnh cào gãi nhiều gây chảy dịch vàng, thường xuất hiện tại khuỷu tay, đầu gối và mặt.
– Viêm mũi dị ứng: Người có cơ địa dị ứng thường dễ mắc phải triệu chứng viêm mũi khi tiếp xúc với không khí lạnh gây khô vùng mũi họng, kèm theo cơn ngứa ngáy vùng mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, mệt mỏi, kém tập trung… Mỗi đợt viêm mũi dị ứng gió chỉ kéo dài trong khoảng 20-30 phút nhưng chúng tái phát thường xuyên.
– Triệu chứng hô hấp khác: Các vấn đề về hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi,… có thể phát triển song song khi người bệnh bị dị ứng gió. Những triệu chứng này thường tái diễn nhiều lần trong các thời điểm giao mùa.
Các triệu chứng hô hấp liên quan đến dị ứng gió
III – Những loại gió thường dễ gây dị ứng
Người có cơ địa nhạy cảm có thể bị ứng bởi các loại gió khác nhau cùng với các yếu tố đi kèm, trong đó chủ yếu là:
1. Dị ứng gió mùa
Thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, do thay đổi nhiệt độ đột ngột nóng – lạnh hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể gây ra triệu chứng dị ứng.
2. Dị ứng gió biển
Gió biển mang theo hơi nước cùng với các yếu tố như nước nhiễm mặn, nước bị ô nhiễm,.. có thể gây dị ứng mẩn ngứa cho người có cơ địa nhạy cảm.
3. Dị ứng gió quạt
Tuy không phổ biến như hai loại trên nhưng vẫn có trường hợp bị dị ứng với gió quạt, bản thân loại gió nhân tạo này không gây dị ứng cho người dùng chủ yếu là do môi trường, không khí, độ ẩm, nhiệt độ tác động gây các triệu chứng khô, ngứa da khi sử dụng gió quạt.
Dị ứng khi sử dụng gió quạt
(→ Xem thêm: Dị ứng với xà phòng – Nguyên nhân và cách chữa dị ứng xà phòng)
IV – Cách chữa dị ứng gió
Việc điều trị dị ứng gió nhằm mục đích kiểm soát các đợt bùng phát bệnh chứ không chữa được nguồn gốc bệnh lý.
Bệnh nhân nên đi thăm khám tại các sơ sở y tế, tùy vào mức độ dị ứng mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp như:
– Nhóm thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin kết hợp với nhóm thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine), cách điều trị dị ứng gió bằng nhóm thuốc này nhằm kiểm soát các triệu chứng dị ứng.
– Nhóm oxepin được sử dụng trong điều trị những trường hợp nổi mề đay dị ứng nặng. Thuốc cũng có tác dụng chống lo lắng và trầm cảm.
– Thuốc Prednisolone được chỉ định trong điều trị hội chứng phù mạch, chữa mề đay, tăng bạch cầu ái toan.
– Nhóm thuốc có Corticoide là cách trị bệnh dị ứng gió phòng ngừa các phản ứng viêm nhiễm, giảm ngứa ở những trường hợp dị ứng kéo dài liên tục.
Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng gió cân có sự chỉ định của bác sỹ, tránh việc tự ý dùng thuốc, nhất là đối tượng trẻ dị ứng gió.
Sử dụng thuốc dị ứng
Nếu mức độ dị ứng nhẹ, triệu chứng mẩn ngứa và mề đay sẽ khỏi trong vòng 1-2 ngày, có thể áp dụng một số cách trị dị ứng gió tại nhà như:
– Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và đào thải độc tố gây dị ứng. Sử dụng mật ong pha cùng với nước ấm để uống hàng ngày vào sáng và tối giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng.
– Lá lốt: Cho lá lốt vào nồi đun thật kỹ để lấy nước. Đợi nước nguội dần rồi dùng khăn sạch thấm nước lá lốt lên vùng da nổi mẩn ngứa để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
– Bôi kem dưỡng ẩm:
Để tránh tình trạng da bị khô rát, các màng lipid của da bị phá vỡ khi thời tiết chuyển sang lạnh, bị dị ứng với gió lạnh thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thoa đều lên vùng da bị dị ứng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp phục hồi da.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… Thoa kem Yoosun rau má khi da bị mẩn ngứa nhẹ, khô rát giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cho người dùng cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.
Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.
Cách sử dụng là thoa trực tiếp một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
Đó là những thông tin cơ bản về bệnh dị ứng gió, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một loại dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!