Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 06/03/2024

Dị ứng với xà phòng – Nguyên nhân và cách chữa dị ứng xà phòng

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Xà phòng là một trong những hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa rất thiết yếu trong cuộc sống nhưng cũng là nguyên nhân gây dị ứng với tỉ lệ khá cao. Vậy dị ứng xà phòng là như thế nào? Xử lý ra sao? Dưới đây là những giải đáp chi tiết.

I – Bị dị ứng xà phòng là như thế nào?

Dị ứng xà phòng là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Tỉ lệ người mắc phải chiếm hơn 5% dân số thế giới.

Ở người có cơ địa bị dị ứng xà phòng, khi tiếp xúc ngoài da với một số loại xà phòng mà cơ thể quá mẫn sẽ dẫn đến các phản ứng dị ứng thương tổn trên da như da khô ráp, bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào cả người lớn và trẻ bị dị ứng xà phòng.

Bị dị ứng xà phòng ở tayDị ứng xà phòng là tình trạng không xa lạ

II – Nguyên nhân gây dị ứng với xà phòng

Hầu hết các sản phẩm tẩy rửa đều có chứa một lượng nhỏ chất hóa học, các chất này được đánh giá là khá an toàn và không gây hại cho cơ thể nếu chỉ tiếp xúc bên ngoài.

Tuy nhiên, ở một số người hệ miễn dịch quá mẫn lại nhận định đây là một dị nguyên, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì thế cơ thể sẽ phóng thích ra các histamin để chống tại các tác nhân này.

Lượng histamin nếu vượt quá mức thông thường sẽ xâm nhập vào máu, phá vỡ các mô liên kết tại đây làm thoát dịch và rò rỉ protein huyết tương ra ngoài.

Đây chính là nguyên nhân khiến những người bị dị ứng hóa chất cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, da bị dị ứng xà phòng sưng đỏ.

Nguyên nhân gây dị ứng còn đến từ mùi hương hoặc các thành phần trong bột giặt. Hợp chất phốt phát gây ra sự mất cân bằng acid – kiềm, thay đổi chức năng của sự trao đổi chất trong các tế bào da, dẫn đến viêm da dị ứng.

Bên cạnh đó, một số người do đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ càng có nguy cơ dị ứng cao hơn.

Tay dị ứng xà phòng giặtCác thành phần trong xà phòng giặt có thể gây dị ứng

III – Triệu chứng nhận biết da bị dị ứng xà phòng

Thông thường, các dấu hiệu dị ứng xà phòng bùng phát khá nhanh, chỉ sau vài chục phút đến vài giờ kể từ lúc tiếp xúc. Vùng da của bệnh nhân tiếp xúc với xà phòng sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

– Da tay dị ứng với xà phòng trở nên khô, mất độ ẩm, khi sờ vào da có cảm giác khô ráp

– Cảm giác ngứa âm ỉ hoặc ngứa dai dẳng, thường kéo dài xuyên suốt đợt dị ứng

– Có tình trạng bong tróc da thành các mảng nhỏ, nhất là sau khi gãi

– Có dấu hiệu nổi mẩn, nổi các nốt sần rõ ràng trên da

– Một số trường hợp còn có thể gặp tình trạng tay dị ứng xà phòng phồng rộp, khô, đóng vảy

– Trường hợp nặng có thể xuất hiện các vết trợt ngoài da, dày da hoặc sẫm da, dày sừng…

Da tay dị ứng với xà phòngDa bị dị ứng xà phòng

IV – Những loại xà phòng dễ bị dị ứng

Các loại xà phòng đều có nguy cơ gây dị ứng như nhau, tuy nhiên sẽ có những điểm khác nhau về vùng da gây ảnh hưởng, mức độ dị ứng, cơ địa của từng người:

1. Dị ứng xà phòng giặt

Xà phòng giặt bao gồm nước giặt và bột giặt. Sau khi tiếp xúc với xà phòng giặt, vùng da bị dị ứng thường là dị ứng xà phòng ở tay. Đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm, người có tiền sử viêm da dị ứng, viêm da cơ địa.

Một yếu tố nữa gây dị ứng bột giặt là do loại bột giặt có thành phần chất tẩy rửa quá mạnh.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng xà phòng giặt có thể gây ngứa ngáy khó chịu khi tiếp xúc với các vật dụng, quần áo sử dụng loại xà phòng không phù hơp.

2. Dị ứng xà phòng tắm

Trên bề mặt da có một lớp dầu tự nhiên, giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, nếu tắm quá lâu, đặc biệt là tắm với nước nóng, xà phòng và nước sẽ làm lớp dầu này mất đi, khiến da trở nên khô và ngứa.

Các tác nhân gây dị ứng đến từ xà phòng tắm có thể là do thành phần (hương liệu, chất tạo bọt, chất tẩy rửa,…) hoặc người dùng sử dụng xà phòng không phù hợp, kém chất lượng, không làm sạch da sau khi tắm khiến xà phòng lưu lại trên da gây dị ứng.

Da bị dị ứng xà phòng tắmXà phòng tắm chứa chất tạo bọt, hương liệu có thể gây dị ứng

Ngoài xà phòng tắm, một số người còn bị dị ứng xà phòng rửa mặt gây ra các triệu chứng trên da mặt như nổi mụn, khô da, ngứa da,…

V – Bị dị ứng xà phòng phải làm sao? Cách chữa dị ứng xà phòng

Nguyên tắc chung trong điều trị dị ứng xà phòng là loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Người bị dị ứng xà phòng cần tránh tiếp xúc với các loại xà phòng để tình trạng bệnh được kiểm soát, không tiến triển nặng thêm.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ, giảm ngứa nếu dị ứng nhẹ và không nghiêm trọng.

1. Trường hợp bị dị ứng xà phòng nhẹ

Những trường hợp da tay bị dị ứng xà phòng nhẹ thường chỉ bị ngứa rát hoặc mề đay ngoài da theo đợt, không có các tổn thương da nghiêm trọng. Mỗi đợt này có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày tùy cơ địa của bệnh nhân,

Có thể xử lý như sau:

– Rửa sạch xà phòng còn dính trên da với nước sạch nhiều lần.

– Chườm đá trong thời gian khoảng 5 – 10 phút mỗi lần giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa dị ứng xà phòngChườm đá giúp làm dịu da, giảm ngứa

– Ngoài ra có thể bôi kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da khô ráp, bong tróc, ngứa, nổi mẩn,…

Kem bôi da Yoosun rau má là một gợi ý hữu ích cho người dùng lúc này. Với thành phần chính là dịch chiết rau má cùng vitamin E, kem Yoosun rau má sẽ giúp làm dịu da ngay khi sử dụng, cải thiện rõ rệt các triệu chứng trên. Đồng thời còn hỗ trợ tái tạo da, giúp tổn thương nhanh lành hơn.

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, phù hợp và an toàn với mọi làn da. Xem chi tiết về kem Yoosun Rau má TẠI ĐÂY

2. Trường hợp da bị dị ứng xà phòng nặng

Bệnh nhân sau khi thăm khám, bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp:

– Nhóm thuốc bôi

Nhóm thuốc bôi dị ứng xà phòng gồm có các loại kem hydrocortisone tác dụng nhẹ (khoảng 0,5 – 1%) giúp làm dịu tình trạng da, giảm các kích ứng khi bị dị ứng.

Ngoài ra cách trị dị ứng xà phòng còn có nhóm thuốc Corticosteroid sử dụng thoa tại chỗ giúp kháng viêm, chống lại các phản ứng dị ứng dưới da.

Cách trị dị ứng xà phòngDùng thuốc bôi ngoài da

– Thuốc uống

Các thuốc chữa dị ứng xà phòng gồm có corticosteroids dạng viên, các thuốc kháng histamine, một số thuốc điều trị dị ứng khác giúp kìm hãm sự hoạt động của các yếu tố miễn dịch dưới da, cải thiện các triệu chứng.

Ngoài một số loại thuốc phổ biến dạng uống, dạng bôi tại chỗ còn có một số loại thuốc dạng tiêm. Dù ở hình thức nào, khi sử dụng các loại thuốc Tây đều cần hết sức cẩn thận để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do tác dụng phụ của thuốc.

Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị, đặc biệt là chữa dị ứng xà phòng ở trẻ.

Dị ứng xà phòng là hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống, hầu hết đều không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tuy nhiên có thể gây tổn thương da ở nhiều mức độ vì vậy người có tiền sử dị ứng cần hết sức  thận trọng khi lựa chọn sản phẩm xà phòng phù hợp để sử dụng.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được tư vấn bởi dược sỹ.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục