Bị dị ứng cua đồng, cua biển: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm omega 3, omega 6, vitamin B1, B2, B6, canxi, sắt, photpho, kali, đồng, protein, lipid,… Tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm được xếp vào nhóm dễ gây dị ứng nhất cùng với tôm và các loại hải sản có vỏ khác. Vậy tại sao có tình trạng dị ứng cua? Dưới đây là những giải đáp chi tiết.
I – Nguyên nhân gây dị ứng cua điển hình
Hiện tượng dị ứng với cua là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các chất có trong cua và protein chính là thành phần chủ yếu khiến nhiều người sau khi ăn cua bị dị ứng.
Phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin E (IgE) được hệ miễn dịch giải phóng liên kết với các phân tử của cua vì cho rằng protein có thể gây hại cho cơ thể.
Quá trình này sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một chất hóa học trung gian có khả năng gây dị ứng, viêm có tên gọi là histamine.
Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng
Ngoài nguyên nhân do cơ địa nhạy cảm phản ứng quá mức với thành phần của cua thì một số yếu tố khác cũng gây ra hiện tượng dị ứng cua ghẹ bao gồm:
– Do sống trong môi trường nước, cua rất dễ bị nhiễm độc và ký sinh trùng từ ngoài môi trường.
– Một số chất độc cũng có thể sản sinh do quá trình bảo quản và chế biến thịt cua không đúng cách làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi ăn cua.
– Hiện tượng dị ứng cua xảy ra phổ biến nhất ở trẻ (trẻ bị dị ứng cua ghẹ tỉ lệ cao là các bé trai), người cao tuổi, người có cơ địa dị ứng hoặc các trường hợp có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay bệnh viêm da cơ địa…
– Người từng bị dị ứng hải sản và động vật có vỏ khác như tôm, cá ngừ, hàu, sò hay sứa thì cũng có nguy cơ bị dị ứng cao khi ăn cua.
II – Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng cua
Hầu hết các trường hợp ăn cua bị dị ứng thường có các triệu chứng sau:
– Da bị nổi phát ban, các nốt sẩn đỏ
Dị ứng mẩn ngứa, phát ban sau khi ăn cua
– Ngứa ngáy dữ dội ở miệng hoặc toàn thân, cảm giác ngứa càng tăng nặng khi gãi
– Dị ứng cua gạch gây tiêu chảy, đau bụng
– Buồn nôn hoặc nôn ói
– Chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng
– Hắt hơi, chảy nhiều nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Ngứa mắt, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt
– Khó thở, thở nặng nhọc
– Sưng đỏ cổ họng, môi, lưỡi
Dị ứng cua có thể dẫn đến một phản ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng với các biểu hiện bao gồm:
– Huyết áp tụt nhanh
– Bất tỉnh, hôn mê
– Nhịp tim nhanh, khó bắt mạch, mạch đập nhanh, yếu
– Sưng phù họng gây tắc nghẽn, khó thở
Khó thở sau khi ăn cua là triệu chứng nghiêm trọng
– Giãn đồng tử
– Da tím tái, môi thâm, co giật,…
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
III – Những loại cua dễ bị dị ứng
Có rất nhiều loại cua như cua sông, cua biển, cua đồng, cua suối, cua đá,… Đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên cũng là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho người dùng, trong đó phổ biến nhất là cua đồng và cua biển:
1. Dị ứng cua đồng
Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); canxi (120 mg); lipid (3,3g); glucid (2g); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Bên cạnh đó, chất lượng protid trong cua có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, phenylalanine, threoninne, trytophane methionine, valine, leucin, isoleucien.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng cần phải hết sức cảnh giác khi sử dụng cua đồng trong các bữa ăn hàng ngày, bởi chúng có khả năng kích ứng mạnh và có thể gây hiện tượng dị ứng, nổi mẩn ngứa.
Cua đồng cũng có khả năng gây dị ứng
Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
2. Dị ứng cua biển
Cua biển thuộc nhóm hải sản có vỏ dễ gây dị ứng hàng đầu cùng với tôm, sò, hàu,… Những người bị dị ứng cua biển cũng có nguy cơ cao dị ứng các hải sản khác với các biểu hiện kích ứng trên da, triệu chứng hô hấp và tiêu hóa.
Vì vậy người có cơ địa dễ bị dị ứng cần cân nhắc trước khi sử dụng các thực phẩm chế biến từ cua hoặc chứa cua.
IV – Dị ứng cua phải làm sao? Cách trị dị ứng cua
Nếu xảy ra hiện tượng ăn cua bị dị ứng, không nên tiếp tục ăn thực phẩm này hoặc bất kỳ món ăn, sản phẩm chế biến sẵn có chứa cua.
Việc chăm sóc và xử lý đúng cách có thể giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của dị ứng cua gây ra do da cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, giúp tổn thương nhanh lành.
Tùy vào mức độ dị ứng mà có những cách xử lý phù hợp, bạn có thể tham khảo dưới đây:
1. Xử lý khi bị dị ứng với cua mức độ nhẹ
– Tắm các loại lá lành tính giúp giảm triệu chứng dị ứng bề mặt da như sài đất, lá khế, rau má,… là cách chữa dị ứng cua đồng gây kích ứng da.
Các loại lá tắm giúp giảm triệu chứng trên da khi bị dị ứng
– Chườm mát, chườm lạnh vào các vị trí da dị ứng để giảm ngứa, châm chích. Đây cũng là một hướng xử lý hữu hiệu khi đang băn khoăn dị ứng cua nên làm gì?
– Uống thật nhiều nước để cơ thể đào thải dị nguyên qua nước tiểu.
– Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất tự nhiên hỗ trợ hệ miễn dịch từ các loại rau củ quả.
– Uống nước tía tô, uống trà gừng, ăn cháo có nhiều hành lá – tía tô để giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
– Uống nước chanh kết hợp với mật ong nguyên chất có công dụng giúp thanh lọc, giải độc, tăng cường kháng thể, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương hiệu quả.
Ngoài các biện pháp xử lý trên, đối với các trường hợp mẩn ngứa nhẹ hoặc khô rát da do dị ứng cua làm thế nào? có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… Thoa kem rau má khi da bị mẩn ngứa nhẹ, khô rát giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Sử dụng kem bôi cải thiện khô da mẩn ngứa
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.
Cách dùng kem Yoosun Rau má là thoa trực tiếp một lớp kem mỏng lên vùng da cần tác động sau khi đã vệ sinh da, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.
2. Làm gì khi bị dị ứng cua nặng?
Đối với các trường hợp dị ứng có triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây các bác sỹ sẽ tiến hành sơ cứu, cấp cứu (sốc phản vệ), xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng histamin cho người bị dị ứng cua.
Nhóm thuốc kháng Histamin giúp giảm dị ứng
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, đồng thời giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mề đay, phát ban cũng như các triệu chứng liên quan khác.
– Trường hợp bị sốc phản vệ, được điều trị khẩn cấp bằng cách chữa dị ứng cua ghẹ tiêm Epinephrine (Adrenaline) kết hợp với các phương pháp xử lý cấp cứu y khoa.
Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện huyết áp, tim mạch, giúp dễ thở, giảm sưng môi miệng và đường thở.
Cùng với các hướng xử lý nặng và nhẹ ở trên, bệnh nhân cần chú ý hạn chế gãi các vùng dị ứng, hạn chế dụi mắt.
Đồng thời giữ vệ sinh thân thể thật tốt và tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi gây kích ứng da, các vùng da ngứa sẽ càng trở nên dữ dội hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu hiện tượng dị ứng cua. Nếu còn băn khoăn nào khác có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!