Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 24/07/2020

Bị dị ứng hải sản phải làm sao? Nguyên nhân và xử trí dị ứng hải sản

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Hải sản là một nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng thực phẩm này.  Tình trạng dị ứng hải sản rất phổ biến gây nổi mề đay, phát ban, ngứa da và các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa khác. Vậy tại sao có hiện tượng này? Xử lý và phòng tránh thế nào?

I – Dị ứng hải sản – Những thông tin cần biết

1. Dị ứng hải sản là như thế nào? 

Dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein có trong một số loại hải sản, nhất là các dị ứng hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… 

Tình trạng này có thể gây nổi mề đay, phát ban da, nghẹt mũi, sổ mũi, dị ứng hải sản ngứa cổ họng và các triệu chứng liên quan đến cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm da cơ địa,…

Tùy vào cơ địa, mức độ dị ứng hải sản ở mỗi người là khác nhau.

Hình ảnh dị ứng hải sản ngứaHình ảnh dị ứng hải sản ở trẻ và người lớn

2. Tại sao bị dị ứng hải sản?

Tình trạng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein trong các loại hải sản là “dị nguyên”. Từ đó, cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể (IgE) và kích hoạt các chất trung gian gây dị ứng như serotonin và histamine. 

Các chất trung gian này sau khi được giải phóng vào da và niêm mạc sẽ làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Theo các chuyên gia, không phải ai cũng bị dị ứng sau khi ăn hải sản, tình trạng này thường xảy ra ở:

–  Người có cơ địa nhạy cảm: Dị ứng hải sản nguyên nhân phần lớn các trường hợp dị ứng hải sản thường có cơ địa nhạy cảm và có các bệnh lý do cơ địa như viêm da cơ địa, hay nổi mề đay, hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

– Tiền sử gia đình: Trong trường hợp ba mẹ có tiền sử dị ứng hải sản, các con sẽ có nguy cơ dị ứng cao hơn so với bình thường. Đây là nguyên nhân cần được xác định trước khi tìm hiểu dị ứng hải sản bị ngứa phải làm sao.

Dị ứng hải sản ở trẻ em: Trẻ nhỏ thường có nguy cơ dị ứng hải sản cao hơn người lớn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp vấn đề khi tiêu hóa protein trong hải sản.

Tại sao bị dị ứng hải sản có vỏTrẻ nhỏ dễ bị dị ứng do hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn chỉnh

3. Bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị dị ứng hải sản thường chỉ bị nổi mề đay, ngứa da và ngứa cổ họng nhẹ,.. có thể thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần dùng thuốc chữa dị ứng hải sản.

Tuy nhiên, dị ứng hải sản có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không có cách xử lý dị ứng hải sản kịp thời.

Ngoài ra, dị ứng sau khi ăn hải sản cũng có thể làm bùng phát triệu chứng của các bệnh lý có sẵn như: viêm da cơ địa, chàm, hen suyễn, viêm mũi/ viêm xoang dị ứng,..

Trẻ em bị dị ứng hải sản thường xuyên sẽ có xu hướng chậm lớn, chán ăn, phát triển kém và có nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến cơ địa.

4. Dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Những trường hợp dị ứng nhẹ có thể thuyên giảm triệu chứng và khỏi sau vài giờ đến vài ngày. Những trường hợp nặng hơn, kéo theo các bệnh lý khác dị ứng hải sản kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sự điều trị, chăm sóc.

Dị ứng hải sản bao lâu thì khỏiThời gian khỏi dị ứng tùy thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ

5. Dị ứng hải sản kiêng gì?

Do đó trong thời gian áp dụng các cách điều trị dị ứng hải sản, bệnh nhân nên kiêng các thực phẩm, đồ uống và một số thói quen sau đây:

– Kiêng các loại hải sản

Khi bị dị ứng hải sản sưng mắt và có các triệu chứng khác, cần kiêng ăn hải sản gây dị ứng cũng như các loại hải sản khác.  

– Thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Dị ứng hải sản thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Chính vì vậy trong thời gian điều trị, dị ứng hải sản làm gì? cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng dị ứng như đậu phộng, sữa bò,..

Trong thời gian này nên bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ và gia vị như cháo trắng, súp gà, canh rau củ,…giúp điều hòa nhu động ruột, giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi dị ứng hải sản nên ăn gì?

– Rượu bia, chất kích thích

Cồn, andehit và methanol rượu bia có thể gây kích ứng mạnh hệ tuần hoàn, tiêu hóa, khiến tổn thương da do dị ứng lan tỏa rộng, gây viêm sưng và ngứa ngáy dữ dội. 

Bị dị ứng hải sản kiêng gìTránh xa rượu bia và các chất kích thích

– Tiếp xúc với dị nguyên

Việc tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên có thể khiến triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn như hóa mỹ phẩm, phấn hoa, khói thuốc lá, lông chó mèo, côn trùng, mủ thực vật,…

– Hạn chế gãi, cào và ma sát lên da

Thói quen này có thể khiến tổn thương da lan rộng, gây xây xước da, chảy máu, lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm. Do đó khi bị dị ứng hải sản làm sao cần hạn chế ma sát và gãi, cào lên vùng da bị ảnh hưởng.

6. Dị ứng hải sản có được tắm không?

Dị ứng hải sản nổi mề đay không nhất thiết phải kiêng tắm, kiêng gió. Bởi nếu không tắm rửa sạch sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với vi khuẩn trên da khiến các nốt mề đay bị nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, khi tắm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu:

– Tắm bằng nước ấm

dị ứng hải sản có được tắm khôngTắm nước ấm để làm sạch da

– Không tắm quá lâu

– Không chà xát mạnh lên da

– Chú ý khi dùng các sản phẩm chăm sóc da, nên ưu tiên các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, không gây kích ứng.

7. Dị ứng hải sản có chữa được không?

Người bị dị ứng hải sản thường bị lặp lại các triệu chứng dị ứng khi sử dụng chất gây dị ứng ở những lần tiếp theo. Việc điều trị chỉ làm giảm và hết triệu chứng tạm thời.

(  → Xem thêm: Da bị dị ứng mỹ phẩm phải làm sao? Dấu hiệu và cách xử lý)

II – Triệu chứng dị ứng hải sản nhẹ và nặng

Các dấu hiệu bị dị ứng hải sản thường khởi phát đột ngột sau khi ăn hải sản (có thể từ vài phút đến một giờ). Dị ứng hải sản triệu chứng cụ thể thường phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa và mức độ dị ứng.

Dấu hiệu dị ứng hải sản nhẹ và nặngTriệu chứng dị ứng ở mỗi người là khác nhau

1. Triệu chứng dị ứng hải sản nhẹ

Những dấu hiệu khi bị dị ứng hải sản nhẹ:

  • Dị ứng hải sản biểu hiện bằng việc da bị nổi mề đay, phát ban, gây ngứa và nóng rát
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, thở khò khè, chảy nước mắt,…
  • Dị ứng hải sản bị sưng mắt
  • Cổ họng bị sưng và ngứa, môi và mặt có thể sưng nhẹ đến nặng
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy
  • Có thể bùng phát triệu chứng của viêm da cơ địa, chàm

2. Dấu hiệu dị ứng hải sản nặng

Khi có những biểu hiện của dị ứng hải sản nặng dưới đây, thì tuyệt đối không được bỏ quả:

  • Khó thở, chóng mặt, đau đầu và ngất xỉu
  • Cổ họng sưng nghẹn và khó nuốt
  • Co thắt đường thở
  • Giảm huyết áp đột ngột
  • Mất ý thức
  • Sốc

III – Dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?

Trong trường hợp dị ứng hải sản gây ngứa dữ dội và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc được chỉ định như:

Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin (Loratadin, Cetirizin, Phenergan, Chlorpheniramin,…) là nhóm thuốc chính trong điều trị dị ứng hải sản.

Thuốc có tác dụng ức chế phóng thích histamin, từ đó làm giảm các triệu chứng ở da, hệ hô hấp và đường tiêu hóa.

Thuốc bôi ngoài da: Ngoài ra khi bị dị ứng hải sản cách chữa còn có sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da sulfat kẽm, thuốc chống ngứa, kem bôi chứa menthol,… với mục đích giảm ngứa và cải thiện mề đay.

Dị ứng hải sản nên uống thuốc gìBị dị ứng hải sản thì uống thuốc gì? Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Ngoài ra, bị dị ứng hải sản nên uống gì? – bác sĩ có thể cân nhắc về triệu chứng lâm sàng và mức độ của từng trường hợp dị ứng hải sản để chỉ định phối hợp với một số loại thuốc khác. 

Như  vậy, dị ứng hải sản uống thuốc gì? cần có chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc điều trị.

Để biết được trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao? Dị ứng hải sản nên làm gì? Cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có hướng xử lý đúng đắn.

IV – Dị ứng hải sản làm thế nào? Cách xử trí dị ứng hải sản 

Đối với tình trạng dị ứng hải sản gây mẩn ngứa nhẹ, có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện.

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da. 

Với chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.

Xử trí dị ứng hải sản bị sưng mắtCách xử lý khi bị dị ứng hải sản bằng thoa kem Yoosun rau má để làm dịu da, giảm ngứa

Tuýp rau má Yoosun được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho trẻ em, trẻ sơ sinh và phù hợp với mọi làn da

Cách sử dụng: Sau khi làm sạch da, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má trực tiếp lên da, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

V – Cách phòng tránh dị ứng hải sản ở trẻ em và người lớn

Dị ứng hải sản thường có nguy cơ nghiêm trọng hơn trong lần dị ứng tiếp theo. Chính vì vậy, bên cạnh nắm rõ cách xử lý khi bị dị ứng hải sản, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

– Tránh sử dụng các loại hải sản đã từng bị dị ứng. 

– Khi chọn mua thực phẩm đóng hộp sẵn, nên đọc thành phần để tránh mua phải các sản phẩm có chứa hải sản dị ứng.

Dị ứng hải sản làm thế nàoChú ý thành phần thực phẩm để tránh các chất gây dị ứng

– Khi ăn hải sản nên lựa chọn hải sản tươi sống để đảm bảo độ tươi ngon và độ an toàn khi sử dụng, hải sản cần chế biến chín, sạch để giảm nguy cơ dị ứng.

– Những người có cơ địa nhạy cảm cần thận trọng trong lần đầu thử các hải sản chưa từng ăn.

Trên đây là nội dung lý giải nguyên nhân, triệu chứng dị ứng hải sản và cách điều trị, dị ứng hải sản uống gì? Dị ứng hải sản phải làm gì?

Dị ứng hải sản là một trong những tình trạng dị ứng rất thường gặp. Tuy nhiên phản ứng này ở mỗi người là khác nhau, có thể gây ra một số triệu chứng nặng nề, dẫn đến suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng. 

Vì vậy ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên áp dụng cách hết dị ứng hải sản tại nhà phù hợp và gặp bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125  để được dược sỹ tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục