Dị ứng kem body: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Kem body được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng sử dụng trong việc làm trắng sáng da toàn thân, tuy nhiên có không ít trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng khi sử dụng loại mỹ phẩm này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng kem body, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây.
I – Kem body là kem gì?
Kem body hay còn gọi là kem dưỡng trắng toàn thân là sản phẩm chăm sóc da được sử dụng để thoa lên da toàn thân, giúp dưỡng da trắng sáng, mịn màng, đều màu và cải thiện các vấn đề về da như da khô ráp, sần sùi, thâm nám, tàn nhang,…
Công dụng chính của kem body:
– Dưỡng trắng da: Kem body thường chứa các thành phần có khả năng làm sáng da như vitamin C, niacinamide, glutathione,… giúp ức chế sản sinh melanin, làm mờ các vết thâm nám, tàn nhang và dưỡng da trắng sáng từ sâu bên trong.
– Cung cấp độ ẩm: Kem body giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da mềm mại, mịn màng và không bị khô ráp.
Kem body là loại mỹ phẩm làm trắng da toàn thân được chị em ưa chuộng sử dụng.
– Dưỡng da đều màu: Kem body giúp cải thiện tình trạng da không đều màu, giúp da sáng mịn và đều màu hơn.
– Làm mờ các khuyết điểm da: Kem body có thể giúp làm mờ các khuyết điểm da như da sần sùi, lỗ chân lông to, mụn,…
– Chống nắng: Một số loại kem body còn có khả năng chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
II – Dị ứng kem body là như thế nào?
Dị ứng kem body là một dạng dị ứng mỹ phẩm rất thường gặp xảy ra khi làn da bị kích ứng với một hoặc một vài thành phần trong mỹ phẩm.
Hiện tượng dị ứng kem body có thể xuất hiện dưới dạng ngứa da, phát ban, nổi mề đay, bong tróc da, thở khò khè, sốc phản vệ hoặc kích ứng mắt và mũi.
Dị ứng kem body là một dạng dị ứng mỹ phẩm thường gặp, xảy ra khi làn da bị kích ứng với một hoặc một vài thành phần trong mỹ phẩm.
Có hai loại phản ứng da khác nhau đối với các sản phẩm kem body là: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
– Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi kem body làm tổn thương da. Da có thể bị bỏng, châm chích, ngứa hoặc đỏ ở bất cứ nơi nào sử dụng sản phẩm.
– Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người nhạy cảm với chất gây dị ứng. Phát ban thường phát triển sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa dữ dội. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng nhiều hơn là ở mặt, môi, mắt, tai và cổ.
Hai loại phản ứng này có thể khó phân biệt. Ở một số người, có thể có sự kết hợp của cả hai phản ứng.
III – Nguyên nhân gây dị ứng kem body
Khi một người tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamin, một chất hóa học tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng. Hóa chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng và các triệu chứng đi kèm với nó.
Những nguyên nhân thường gặp dưới đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng với kem body:
1. Có thành phần gây kích ứng da
Một số làn da nhạy cảm với một hoặc một vài thành phần trong mỹ phẩm. Vì thế, khi tiếp xúc với thành phần đó, thì da xảy ra phản ứng tự vệ gây ra hiện tượng dị ứng kem body .
Một số thành phần trong mỹ phẩm thường gây dị ứng gồm:
– Nhóm chất bảo quản: Parabens (axit hydroxybenzoic este), methylisothiazolinone, ethylparaben,…
– Nhóm hương liệu: Parfum, tinh dầu, pentyl cinnamaldehyde, hydroxycitronellal, benzyl benzoate…
Trang fda.gov của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tổng hợp danh sách các chất gây dị ứng mỹ phẩm phổ biến và phân thành 5 nhóm chính là:
– Cao su tự nhiên (latex): mủ cao su.
– Nước hoa (hóa chất, hương liệu): Nước hoa có thể bao gồm một số thành phần khác nhau: Amyl quế, rượu amyl cinnamyl, rượu Anisyl, rượu benzyl, benzyl benzoat, benzyl cinnamate, benzyl salicylate, rượu cinnamyl, cinnamaldehyde, citral, citronellol, coumarin, Eugenol, Farnesol, Geraniol, Hexyl cinnamaldehyde, Hydroxycitronellal, Hydroxyisohexyl 3-cyclohexene carboxaldehyde (HICC), (còn được gọi là Lyral), Isoeugenol, hoa huệ, d-Limonene, Linalool, Methyl 2-octynoate, g -Methionine, Chiết xuất rêu sồi, chiết xuất rêu cây.
– Chất bảo quản: Chất bảo quản có thể được liệt kê như sau: Methylisothiazolinone; Methylchloroisothiazolinone (CMIT); thành phần giải phóng formaldehyde và formaldehyde gồm Bronopol (2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol); 5-bromo-5-nitro-1,3-dioxan; Diazolidinyl urê; DMDM hydantoin (1,3-dimethylol-5,5-dimethylhydantoin); Imidazolidinyl urê; Natri hydroxymethylglycinate; Quaternium-15 (Dowicil 200; N-(3-chloroallyl) hexaminium clorua).
– Thuốc nhuộm và hóa chất tạo màu: Thuốc nhuộm hoặc hóa chất trong thuốc nhuộm và chất phụ gia tạo màu có thể được liệt kê là: Thuốc nhuộm hoặc hóa chất trong thuốc nhuộm và các chất phụ gia tạo màu như những chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc và hình xăm henna đen: p-phenylenediamine (PPD), nhựa than.
– Kim loại: Kim loại được liệt kê là niken và vàng.
Các sản phẩm kem body có thành phần gây kích ứng da.
2. Sản phẩm kém chất lượng
Sản phẩm mỹ phẩm nhái, kem trộn, kem tẩy trắng da cấp tốc… thường được sản xuất từ các thành phần rẻ tiền và kém chất lượng dễ khiến da bị kích ứng.
3. Dị ứng với kem body do sử dụng quá liều lượng
Các loại mỹ phẩm chỉ phát huy tác dụng tốt khi được sử dụng với liều lượng vừa phải. Dùng quá nhiều sẽ khiến da không thể hấp thụ hết trong một lần, mỹ phẩm thừa ở lại trên bề mặt da kết hợp với bụi bẩn trong không khí và bã nhờn gây tắc lỗ chân lông có thể gây viêm mụn.
Một số thành phần trong kem body có thể khiến da bị khô hoặc châm chích khi dùng quá dày trên da.
4. Kết hợp mỹ phẩm không đúng cách
Một số thành phần mỹ phẩm kỵ nhau, nên khi kết hợp sẽ xảy ra các phản ứng không mong muốn gây ra dị ứng.
Ví dụ, thành phần AHA/BHA rất kỵ retinol. Bởi vì các thành phần này để có tính tẩy tế bào chết mạnh. Việc kết hợp AHA/BHA với retinol sẽ làm cho da bị bong tróc nhiều hơn, dễ bị mỏng hơn.
IV – Dấu hiệu dị ứng kem body
Các triệu chứng bị dị ứng mỹ phẩm nói chung và dị ứng với kem body nói riêng thường bao gồm:
1. Dấu hiệu nhẹ
Biểu hiện dị ứng kem body ở mức độ nhẹ gồm:
– Da bị kích ứng, nóng rát và ngứa ngáy.
– Nổi các vết ban đỏ, phồng rộp, sưng, nổi các đám mề đay, hay các đám mụn li ti, mụn nước.
– Phát ban thường biểu hiện dưới dạng vùng da đỏ, có vảy, khô và ngứa, viêm da và nổi mề đay ở vùng da bôi kem body.
– Đôi khi, phản ứng của da với mỹ phẩm có thể xuất hiện dưới dạng mụn nước, do đó khó có thể phân biệt dựa trên bề ngoài xem phản ứng đó là dị ứng hay kích ứng.
– Ở một số trường hợp, da không xuất hiện các triệu chứng trên, mà vùng da trở nên khô, căng rát rồi xuất hiện các lớp vảy.
– Người bệnh có thể có cảm giác châm chích ngay sau khi bôi mỹ phẩm hoặc có thể kéo dài đến một hoặc hai ngày sau đó.
– Ít phổ biến hơn, các biểu hiện dị ứng mỹ phẩm trên khuôn mặt có thể bao gồm mụn đầu đen, viêm nang lông và sạm da.
Da bị kích ứng, nóng rát và ngứa ngáy do dị ứng kem body.
2. Dấu hiệu nặng
Dấu hiệu bị dị ứng kem body nặng gồm:
– Dị ứng kem trộn nặng có thể gây ra nhiều triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng da, viêm nang lông, viêm da dị ứng, thậm chí có thể gây ung thư da.
– Dị ứng kem body có thể gây sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm mất ý thức, khó thở, khó nuốt, chóng mặt, đau ngực, mạch nhanh, yếu, buồn nôn và nôn. Nếu triệu chứng sốc phản vệ xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
– Các thành phần hương liệu trong kem body cũng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu hít phải, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Đối với những người nhạy cảm với một số mùi hương nhất định, hít phải chúng có thể dẫn đến khó thở, cảm giác ngột ngạt, ho, có đờm, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, nhức đầu, tức ngực và thở khò khè.
V – Chẩn đoán dị ứng kem body như thế nào?
Nếu bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ là phản ứng dị ứng mỹ phẩm, hãy tham khảo ý kiến của ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ về sản phẩm hoặc chất cụ thể mà bạn nghĩ có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Bác sĩ có thể đề xuất 1 hoặc các loại xét nghiệm khác nhau dưới đây để hiểu rõ hơn bạn bị dị ứng với chất gì trong kem body:
1. Patch Test
Thử nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán viêm da, hoặc kích ứng và sưng da. Thử nghiệm này bao gồm việc bôi một lượng nhỏ chất gây dị ứng lên da và che phủ nó trong 48 giờ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra da sau 72 đến 96 giờ và kiểm tra các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm mẩn đỏ, phát ban hoặc nổi mề đay.
Thử nghiệm Patch Test có thể được thực hiện 2 – 3 lần để xác nhận kết quả. Tuy nhiên, ở những người có làn da nhạy cảm, xét nghiệm này có thể không đủ cụ thể để giúp xác định các chất gây dị ứng và các phương pháp khác có thể cần thiết.
Thử nghiệm Patch Test dùng trong chẩn đoán dị ứng kem body.
2. Thử nghiệm chích
Thử nghiệm này bao gồm việc đặt chất gây dị ứng lên da và đâm kim vào da vào cùng một chỗ. Vùng được tiêm (thường là ở cẳng tay) sẽ được theo dõi. Nếu bạn bị dị ứng mỹ phẩm, có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban đỏ, ngứa hoặc sưng tấy.
3. Xét nghiệm trong da
Xét nghiệm này giống như thử nghiệm chích. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm này, các chất gây dị ứng được tiêm vào lớp trên cùng của da và theo dõi mọi dấu hiệu phản ứng dị ứng; đỏ, sưng, ngứa…
4. Xét nghiệm máu dị ứng
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của bệnh nhân và thêm chất gây dị ứng vào đó để xem liệu kháng thể có được tạo ra hay không. Nếu kháng thể được tạo ra để đáp ứng với chất gây dị ứng thì bệnh nhân có thể bị dị ứng với chất đó.
VI – Cách trị dị ứng kem body
Khi nhận thấy da có dấu hiệu dị ứng kem body cần lập tức ngừng sử dụng sản phẩm. Việc điều trị dị ứng mỹ phẩm sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Các phương pháp điều trị dị ứng kem body bao gồm:
1. Trường hợp dị ứng kem body nhẹ
Ở mức độ nhẹ, người bị dị ứng kem body chưa cần sử dụng thuốc. Thay vào đó có thể áp dụng hướng dẫn xử lý và chăm sóc da dưới đây để cải thiện tình trạng:
– Vệ sinh da bằng nước sạch hoặc bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để sát khuẩn.
– Kiểm tra các loại mỹ phẩm đã sử dụng để tìm ra loại sản phẩm gây dị ứng.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và sữa chua cung cấp ẩm và vitamin C, tăng sức đề kháng cho da.
Tránh gãi, nặn mụn và tẩy da chết khi đang bị dị ứng
– Không gãi, nặn mụn, tẩy tế bào chết với da đang bị dị ứng kem body mềm.
– Không tự ý dùng thuốc điều trị dị ứng kể cả thuốc uống lẫn thuốc bôi.
– Có thể sử dụng dưa leo, nha đam, mật ong, bột yến mạch, giấm táo, trà xanh, nước hoa hồng… thoa đắp lên vùng da bị kích ứng để làm dịu da, giảm ngứa, giảm thương tổn.
– Có thể xông hơi bằng các loại lá xông như chè xanh, diếp cá, lá hoa cúc để thải độc tố. Bên cạnh đó, luôn giữ lỗ chân lông thông thoáng để tránh mắc các bệnh về da.
– Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị kích ứng do dị có thể làm dịu ngứa và giảm viêm, đau khi dị ứng với kem body. Phương pháp này hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ.
Chườm lạnh có thể làm dịu ngứa và giảm viêm, đau khi dị ứng với mỹ phẩm.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp dưỡng ẩm cho da khô và giảm ngứa do dị ứng mỹ phẩm.
Đối với những biểu hiện dị ứng kem body gây mẩn ngứa, khô rát da mức độ nhẹ người bị dị ứng có thể tham khảo sử dụng kem bôi có tính chất dịu nhẹ, mát lành để làm dịu da, cải thiện triệu chứng.
Kem bôi da Yoosun rau má là một gợi ý phù hợp trong tình huống này. Đây là sản phẩm an toàn lành tính, sử dụng được cho mọi làn da kể cả da nhạy cảm và đã được sở y tế Hà Nội cấp phép
Với chiết xuất từ dịch chiết rau má, vitamin E cùng nhiều hoạt chất có lợi khác, kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da nhanh chóng, làm dịu mẩn ngứa, hỗ trợ tái tạo da, làm lành tổn thương cho vùng da bị nổi mụn, bỏng rát, khô căng.
Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng khắc phục các triệu chứng dị ứng trên da toàn thân.
Bôi kem Yoosun rau má giúp dịu mát da, giảm mẩn ngứa.
2. Trường hợp bị dị ứng kem body nặng
Đối với những trường hợp dị ứng nặng với những triệu chứng nghiêm trọng cần thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sỹ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đây cũng là lời khuyên cho người bệnh đang băn khoăn nên làm gì khi bị dị ứng kem body.
Phương pháp Tây y chủ yếu chữa dị ứng kem trộn, kem body hiện nay là:
– Sử dụng dung dịch có tác dụng làm dịu da, hút dịch như jarish, dalibour, eryfluid…
– Khi tổn thương da viêm khô hơn bôi các chế phẩm chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, fucicort… để chữa trị da.
– Sử dụng thuốc kháng histamin: Giúp làm giảm sưng tấy, tấy đỏ và ngứa ngáy ở da mặt khi bị dị ứng mỹ phẩm. Đồng thời, thuốc kháng histamin còn giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mắt, nghẹt mũi và khó thở.
– Sử dụng Corticosteroid: Kem bôi, thuốc xịt và thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid có thể giúp giảm viêm và thông mũi để bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm bớt khó thở hơn.
– Liệu pháp miễn dịch: Trong trường hợp dị ứng kem body nặng hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch. Phương pháp này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng dị ứng trên da.
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng kem theo tư vấn của bác sĩ, chuyên gia.
Sau khi da lành, có thể bắt đầu dưỡng lại da bằng những loại dược mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm.
Cách trị dị ứng kem body hay điều trị dị ứng mỹ phẩm không hề đơn giản và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa, mức độ dị ứng và điều kiện chữa trị, chăm sóc,…
Vì vậy khi có các dấu hiệu dị ứng với kem body người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và áp dụng cách chữa hiệu quả phù hợp cho làn da của mình. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc sử dụng vì có thể gây ra nhiều nguy hại khó lường.
VII – Cách phòng tránh dị ứng mỹ phẩm body
Những dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm body thường rất khó chịu, thậm chí là để lại nhiều hệ lụy về sau. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng da body bị dị ứng mỹ phẩm?
Dưới đây là các cách phòng tránh dị ứng kem body, bạn có thể tham khảo để chủ động phòng ngừa:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về đặc điểm làn da của bạn để lựa chọn loại mỹ phẩm kem body phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những lưu ý trước khi lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm kem body mới.
2. Chọn kem body an toàn, không chứa thành phần gây dị ứng
Khâu chọn kem body rất quan trọng, ưu tiên lựa chọn những loại mỹ phẩm có ít thành phần để giảm nguy cơ bị dị ứng.
Bạn nên chọn sản phẩm chứa thành phần an toàn, không chứa các chất gây hại cho da như corticoid, parabens… Nếu được hãy chọn các sản phẩm từ thiên nhiên và có thương hiệu uy tín.
3. Nghiên cứu kỹ bảng thành phần
Nếu biết trước làn da của bạn nhạy cảm với thành phần mỹ phẩm nào, thì khi chọn kem body bạn nên nghiên cứu kỹ bảng thành phần và nói không với các sản phẩm chứa chất gây dị ứng đó.
Ảnh 9: Nên ưu tiên lựa chọn những loại mỹ phẩm có ít thành phần để giảm nguy cơ bị dị ứng.
4. Test thử
Trước khi thoa kem body lên toàn bộ cơ thể, bạn nên test thử sản phẩm lên một vùng da nhỏ ở khuỷu tay để biết được mức độ thích ứng của da. Sau đó, chú ý đến các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy, nóng rát trên vùng da bôi.
Đặc biệt, hiện nay các hãng mỹ phẩm cũng đã sản xuất các mẫu dùng thử dạng nhỏ, bạn cũng nên mua dạng này để dùng thử trước khi đặt full size đề phòng bị dị ứng sẽ không quá tốn kém.
Phòng ngừa dị ứng kem body khá đơn giản
5. Không thoa kem body quá dày
Không nên thoa kem dưỡng thể quá dày, vì sẽ khiến da bị bí bách, gây nổi mụn. Thay vào đó, hãy thoa kem với lượng vừa phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vì không phải lúc nào nhiều cũng tốt.
6. Không trộn nhiều loại kem body với nhau
Nên sử dụng duy nhất một sản phẩm kem body, không trộn lẫn nhiều loại với nhau. Không dùng chung cọ và dụng cụ trang điểm với người khác vì nguy cơ dị ứng cao.
Dù đã có cách trị dị ứng kem body, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên áp dụng những phương pháp ở trên để phòng ngừa dấu hiệu dị ứng kem body. Vì phòng vẫn hơn chữa phải không?
Tóm lại, dị ứng kem body có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu dị ứng tái phát nhiều lần, da có thể xuất hiện sẹo, mỏng và nhạy cảm hơn. Do vậy sau quá trình điều trị, bạn nên tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da cũng như ngăn ngừa tái phát.
Nội dung trên về nguyên nhân, cách nhận biết dị ứng kem body, hướng xử lý cho các trường hợp dị ứng hy vọng giúp bạn đọc nắm được các thông tin cơ bản về hiện tượng này. Nếu còn băn khoăn nào khác, có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.fda.gov/cosmetics/cosmetic-ingredients/allergens-cosmetics
https://neaai.com/allergy/conditions/cosmetic-allergy/.
https://www.coastalallergyasthma.com/allergy-overview/allergy-types/skin-allergy/cosmetic-allergy/
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!