Cách tắm nước muối chữa viêm da cơ địa, ghẻ, mề đay,… và lưu ý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bên cạnh các loại lá tự nhiên hoặc sữa tắm, thì muối cũng là nguyên liệu tắm được nhiều người yêu thích. Hãy cùng Yoosun Rau má khám phá xem tắm nước muối có tốt không bạn nhé.
I – Tắm bằng nước muối có tác dụng gì?
Dẫu biết là nhiều người thường pha nước muối để tắm, nhưng tắm nước muối có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tác dụng của việc tắm nước muối:
1. Giúp thư giãn và hỗ trợ làm lành vết thương
Một số loại muối tắm được biết đến với công dụng kích thích lưu thông máu, qua đó giúp chúng ta cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, tắm bằng nước muối còn kích thích làm lành da.
2. Loại trừ vi khuẩn
Muối có tính sát khuẩn tự nhiên. Do đó, khi tắm bằng nước muối pha loãng sẽ làm cho lỗ chân lông nở ra, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh về da một cách dễ dàng.
Tắm bằng nước muối có tốt không?
3. Cung cấp khoáng chất cho da
Trong muối có sẵn các khoáng chất như canxi, magie, natri, kali… Khi tắm, các khoáng chất này sẽ được hấp thụ qua lỗ chân lông, giúp làm thoáng lỗ chân lông, làm sạch da. Nhờ đó, giúp da mịn màng hơn.
4. Hỗ trợ điều trị bệnh
Tắm nước muối ấm có tác dụng gì? Không chỉ mang lại các lợi ích riêng cho làn da, ngâm mình trong nước muối ấm còn hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gân, viêm xương khớp, giúp ngủ ngon…
Tắm nước muối gừng có tác dụng gì?
Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, những người tin vào phong thủy còn cho rằng, tắm nước muối xả xui rất tốt.
Nếu bạn muốn, bạn có thể thực hiện cách tắm nước muối xả xui đơn giản như sau: khi bạn cảm thấy mình không được may mắn, bạn có thể hòa thêm một chút muối vào nước tắm và tiến hành tắm như bình thường.
( >> Xem thêm: Tắm lá bưởi có tác dụng gì? Cách tắm lá bưởi giải xui, cho trẻ em )
II – Cách tắm bằng nước muối loại bỏ các vấn đề về da
Dưới đây là các cách tắm nước muối để loại bỏ một số vấn đề về da
1. Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa
Bạn chuẩn bị vài thìa muối tinh. Sau đó, cho muối và nước ấm vào bồn hoặc chậu tắm.
Bạn hòa cho muối tan hết trong nước. Tiếp đến ngâm mình trong nước muối ấm khoảng 20 phút để vừa thư giãn vừa chờ muối thấm vào lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn.
Bạn cũng có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tràm vào trong nước muối ấm để tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cho nước tắm.
Tác dụng của tắm nước muối trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.
2. Tắm nước muối trị ghẻ (bị ghẻ tắm nước muối)
Bạn cần chuẩn bị nước muối bán sẵn 0,9% và 1 ít bông gòn.
Sau khi vệ sinh da với nước sạch, bạn lấy bông gòn thấm nước muối rồi đắp lên vùng da bị ghẻ ngứa khoảng 10 – 15 phút.
Sau đó, bạn tắm rửa lại bằng nước sạch 1 lần nữa là xong.
3. Tắm nước muối chữa mề đay
Khi bị nổi mề đay, bạn có thể áp dụng cách tắm nước muối loãng như sau:
Bạn hòa một chén muối tinh với 1 – 2 thìa dầu oliu với nước ấm trong bồn hoặc chậu tắm.
Sau khi tắm qua người với nước, bạn ngâm mình trong nước muối ấm khoảng 15 phút. Cuối cùng tắm lại bằng nước một lần nữa.
Muối sẽ sát khuẩn và làm giảm ngứa. Còn dầu oliu sẽ dưỡng ẩm và làm dịu cho da.
Nổi mề đay tắm nước muối.
4. Tắm nước muối chữa dị ứng
Tương tự như sự kết hợp giữa muối và dầu oliu trong việc hỗ trợ chữa mề đay, bạn cũng có thể hòa chung muối và dầu dừa để giảm dị ứng da.
Vì dầu dừa cũng có tính kháng khuẩn tự nhiên và dưỡng ẩm cho da rất tốt.
( >> Xem thêm: Cách tắm lá kinh giới cho trẻ )
III – Lưu ý khi tắm nước muối cho bé và người lớn
1. Tắm nước muối thường xuyên có tốt không?
Tắm nước muối hàng ngày có tốt không là vấn đề khá nhiều người quan tâm.
Thực tế, nước muối có khả năng tẩy tế bào chết, nếu bạn tắm hàng ngày sẽ khiến da bị khô, căng rát. Do đó, bạn không nên tắm nước muối quá thường xuyên. Khoảng 2 – 3 ngày, bạn có thể tắm 1 lần.
2. Bị thủy đậu tắm nước muối được không?
Bị thủy đậu có thể tắm nước muối ấm pha loãng để giảm cảm giác ngứa ngáy và tránh bội nhiễm.
Vì thế, bạn có thể yên tâm tắm nước muối nếu chẳng may bị thủy đậu nhé.
3. Tắm nước muối có bị đen da không?
Thực tế thì nước muối không làm da chúng ta bị đen đi. Nhưng nếu tắm nước muối quá thường xuyên da sẽ bị bào mỏng, dễ bắt nắng nên có cảm giác bị đen đi.
4. Tắm nước muối cho trẻ sơ sinh được không?
Có nên tắm nước muối cho trẻ sơ sinh không cũng là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm.
Nước muối loãng có tác dụng khi trẻ bị hăm vì kháng khuẩn, giảm viêm. Nhưng khi trẻ bị rôm sảy thì tắm nước muối hầu như không mang lại hiệu quả.
Mẹ lưu ý, ½ – 1 thìa muối là đủ cho trẻ sơ sinh tắm 1 lần, không nên sử dụng quá nhiều.
Trẻ sơ sinh tắm nước muối được không?
5. Tắm nước muối có hết ngứa không? Tắm nước muối có hết ghẻ không?
Nước muối chỉ hỗ trợ giảm ngứa và ghẻ. Việc bạn có khỏi ngứa hay ghẻ không còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị và chăm sóc da.
Như vậy, chúng ta đã biết tác dụng của tắm nước muối ấm. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!