Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Có lây không? Cách điều trị viêm da tiếp xúc
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng/ kích ứng gây ra tổn thương da có dạng phát ban, mụn nước kèm ngứa ngáy và đau rát nhẹ là những triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về bệnh viêm da tiếp xúc qua nội dung dưới đây.
I – Viêm da tiếp xúc là gì? Hình ảnh viêm da tiếp xúc ở mặt
Viêm da tiếp xúc bệnh học là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng hoặc kích ứng gây tổn thương khu trú tại vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân kích thích.
Cũng có những trường hợp tổn thương da nghiêm trọng, các vùng da lân cận có thể bị đỏ, kích ứng, phát ban và nổi mề đay.
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra do côn trùng, hóa mỹ phẩm, đồ trang sức, dung môi công nghiệp, mùn cưa và một số tác nhân khác – trong đó côn trùng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này.
Viêm da tiếp xúc ở mặt trẻ em
Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng
Thường xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với hóa mỹ phẩm, nọc độc côn trùng, chất tẩy rửa,… hoặc ma sát với giày dép, quần áo.
(→ Xem chi tiết viêm da tiếp xúc kích ứng TẠI ĐÂY)
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
Loại viêm da tiếp xúc này ít phổ biến và thường khởi phát thông qua phản ứng dị ứng của cơ thể thông qua cơ chế:
Cơ thể tiếp xúc với chất dị ứng (phấn hoa, thuốc nhuộm tóc, kim loại, cao su,…), sau đó hệ miễn phóng thích chất gây dị ứng vào da, gây phát ban, nổi mề đay, sưng viêm và nổi mụn nước.
(→ Xem chi tiết viêm da tiếp xúc dị ứng TẠI ĐÂY1)
II – Nguyên nhân bị viêm da tiếp xúc
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc sẽ giúp tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm da tiếp xúc, trong đó các nguyên nhân chính gồm:
1. Viêm da tiếp xúc côn trùng
Là một phản ứng cấp tính của da với các chất kích ứng từ côn trùng. Viêm da tiếp xúc do Paederus là loại thường gặp nhất. Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa bão, thành dịch, có thể rải rác suốt cả năm.
Bệnh do một loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng, ẩm có tên khoa học là Paederus hay còn gọi là kiến ba khoang – viêm da tiếp xúc kiến ba khoang (hay kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiến cằm cặp, kiến cong đít…).
Côn trùng đốt gây viêm da
2. Viêm da tiếp xúc ánh sáng
Là biểu hiện của tình trạng phồng rộp da, ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ có vảy khi da tiếp xúc với nhiều ánh sáng, tia cực tím. Thông thường triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc.
3. Viêm da tiếp xúc hóa chất mỹ phẩm
Là tình trạng da bị tổn thương, đỏ và sưng viêm do tiếp xúc với tác nhân kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm.
Sau khi tiếp xúc, vùng da tổn thương bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ hoặc hồng, sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc bọng nước mọc khu trú hoặc rải rác gây viêm da tiếp xúc ở mặt và các bộ phận khác có sử dụng mỹ phẩm.
Tổn thương da này thường đi kèm với triệu chứng nóng rát tại chỗ, đau nhức, sưng viêm và ngứa ngáy.
4. Viêm da tiếp xúc với thực vật
Nguyên nhân chủ yếu là trong một số cây lá có chứa các dị ứng nguyên, tức là các chất gây dị ứng. Chúng có thể hiện diện trên lá, cuống lá, hoa của một số loài thực vật.
Bệnh có thể xuất hiện trong vòng 2 ngày, cũng có thể xảy ra 3 tuần sau khi tiếp xúc lần đầu hoặc sau vài giờ ở những tiếp xúc sau đó.
Mẩn ngứa sau khi tiếp xúc với thực vật
Biểu hiện đầu tiên là cảm giác ngứa rát, với sự xuất hiện của những mảng hồng ban, tức là những mảng đỏ thành vệt hoặc một đường da màu đỏ, giới hạn rõ, trên có nhiều mụn nước, mụn mủ hoặc bóng nước.
III – Dấu hiệu bị viêm da tiếp xúc
Người bị viêm da tiếp xúc thường có các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến sau:
– Da khô, nứt nẻ, bong tróc, có vảy.
– Nổi mề đay, mẩn ngứa.
– Da đỏ kèm theo rỉ nước.
– Da sần sùi hoặc sạm đen.
– Cảm giác bỏng rát da.
Nổi mề đay, mẩn ngứa, da đỏ kèm theo rỉ nước… là những triệu chứng khi bị viêm da tiếp xúc.
– Phồng rộp da.
– Ngứa ngáy dữ dội.
– Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
– Sưng tấy, nhất là ở vùng mặt, mắt và bẹn.
Các dấu hiệu và triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, nhiều nhất là ở mí mắt, mặt, chân, tay.
IV – Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì?
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh có thể làm giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức đồng thời thúc đẩy tốc độ hồi phục của da.
Ngược lại, dung nạp các thực phẩm không phù hợp có thể làm kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức và để lại sẹo. Chính vì vậy, rất nhiều người bị viêm da tiếp xúc muốn biết nên ăn gì và kiêng ăn gì khi đang bị bệnh.
1. Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?
Việc dung nạp các thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức và để lại sẹo thâm ở vùng da tổn thương.
Vì vậy bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì? cần kiêng ăn các loại thực phẩm sau:
- Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, thịt dê,… phần lớn đều chứa sắc tố gây tối màu da và dễ để lại thâm sẹo. Bên cạnh đó, một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với hàm lượng protein dồi dào có trong thịt và kích thích triệu chứng ngứa ngáy ở vùng da tổn thương.
- Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Do đó bạn cần kiêng cử nhóm thực phẩm này trong thời gian điều trị các bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng.
Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng trong hải sản còn làm tăng độ nhạy cảm của da khiến tổn thương chậm lành, ngứa ngáy và có nguy cơ để lại sẹo.
Không nên ăn hải sản khi đang bị viêm da
- Thực phẩm nhiều gia vị
Theo các chuyên gia da liễu, các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, tiêu và ớt,… có thể khiến triệu chứng ngứa trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc bị viêm da tiếp xúc kiêng gì.
Ngoài ra nhóm thực phẩm này có thể làm suy giảm sức đề kháng của da và tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại xâm nhập và kích thích triệu chứng của viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ:
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc và một số vấn đề da liễu khác.
Các chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm tại vùng da tổn thương, làm tăng mức độ sưng viêm và đau rát.
- Rau muống :
Rau muống có thể gây sẹo lồi ở các vết thương hở. Vì vậy người bị viêm da tiếp xúc nên hạn chế bổ sung thực phẩm này trong thời gian điều trị.
Ngoài ra trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê và trà đặc.
2. Bị viêm da tiếp xúc ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng khi bị viêm da tiếp xúc, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm lành mạnh nhằm thúc đẩy quá trình điều trị, kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương:
- Rau xanh và trái cây:
Khoáng chất và vitamin trong rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo các mô da tổn thương và cải thiện một số triệu chứng như ngứa ngáy, sưng viêm và nóng rát.
Ăn các loại rau xanh giúp cải thiện triệu chứng bệnh
- Cá hồi:
Cá hồi chứa nhiều Omega 3 và các thành phần dinh dưỡng tốt cho da. Omega 3 giúp tăng sinh collagen và thúc đẩy tốc độ phục hồi tế bào da tổn thương.
Ngoài ra thành phần này còn ức chế hiện tượng viêm sưng và làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng nóng.
- Thực phẩm giàu kẽm:
Kẽm là khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và phục hồi tổn thương da. Bên cạnh đó thành phần này còn có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại.
Bên cạnh đó bạn cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày nhằm duy trì độ ẩm cho da, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy khó chịu.
3. Viêm da tiếp xúc kiêng gì trong sinh hoạt?
Ngoài những thực phẩm cần kiêng và nên ăn ở trên, người bị viêm da tiếp xúc cần chú ý trong sinh hoạt, cụ thể:
- Ngưng dùng mỹ phẩm:
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, chứa chất độc hại gây kích ứng cho da chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, người bệnh được khuyên nên tạm thời ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm chăm sóc da đang dùng.
Tạm ngừng sử dụng mỹ phẩm
- Tránh để thần kinh bị căng thẳng:
Mặc dù stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm da tiếp xúc nhưng đây lại là một trong những yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển.
Vì vậy mà khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh nên cố gắng kiểm soát tốt tâm trạng. Nghỉ ngơi nhiều, sắp xếp lại công việc cho hợp lý và luôn giữ tinh thần lạc quan, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh.
- Kiêng tắm/bơi ở các hồ nước công cộng:
Đây cũng là hoạt động tối kỵ khi bị viêm da tiếp xúc. Tại các hồ bơi công cộng, thường sử dụng hóa chất Chlorine (Clo) để khử trùng, tiêu diệt rêu tảo và làm sạch nước.
Đây là một chất tẩy cực mạnh. Khi tiếp xúc với các chất này, tổn thương trên da càng bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Không gãi ngứa, kỳ cọ mạnh ở vùng bị viêm da tiếp xúc:
Khi bị viêm da tiếp xúc, như một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhiều người sẽ ngay lập tức đưa tay lên gãi. Hành động này tuy có thể tạm thời làm dịu cơn ngứa nhưng nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho da.
Việc gãi ngứa, chà sát mạnh sẽ khiến cho mụn nước bị bể, đồng thời làm da bị trầy xước, chảy máu.
Hạn chế gãi ngứa gây tổn thương da
Đồng thời, khi chạm tay tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị bệnh thì vi khuẩn từ tay được truyền qua da có thể dễ dàng xâm nhập vào tổn thương gây nhiễm trùng, lở loét da. Nghiêm trọng hơn là bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nhiễm trùng máu.
- Kiêng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa:
Người bị viêm da tiếp xúc nên tránh xa các loại hóa chất như bột giặt, nước tẩy, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm trắng, sơn hay xi măng…
Nếu có liên quan đến tính chất công việc, xem xét thay đổi môi trường làm việc mới nếu có tiền sử tái phát bệnh nhiều lần.
Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì nên mang dụng cụ bảo vệ da như găng tay, mặt nạ, mặc quần áo dài tay…
- Kiêng ra ngoài nắng:
Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tổn thương viêm trên da sẽ lâu lành do ảnh hưởng của tia UV gây hại. Ngoài ra, tia cực tím còn làm gia tăng hắc sắc tố melamin khiến da bị thâm, để lại sẹo xấu sau khi hồi phục.
Trường hợp bắt buộc hãy mặc áo khoác, quần dài hay trang bị thêm nón mũ, khẩu trang hay ô dù để che chắn khu vực bị nhiễm bệnh, hạn chế thấp nhất những tổn hại cho da.
V – Cách điều trị viêm da tiếp xúc
Xác định được chính xác yếu tố gây kích ứng là điều quan trọng nhất khi điều trị viêm da tiếp xúc. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, đối tượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
1. Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho người lớn
– Thuốc chống viêm và phù nề: Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) và dùng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô, giai đoạn sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.
– Thuốc chống ngứa: có thể dùng 1 hay 2 loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2.
– Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ, uống hay tiêm trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì cũng cần có sự chỉ định của bác sỹ.
2. Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc cần được thăm khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Tránh việc tùy tiện sử dụng thuốc bôi, thuốc uống ở lứa tuổi này.
3. Cách điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Vì vậy bạn nên ưu tiên thực hiện các biện pháp cải thiện và chăm sóc tại nhà khi như:
– Tắm nước mát
– Cho trẻ uống nhiều nước
– Mặc quần áo thông thoáng
– Hạn chế một số thực phẩm: Có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, sữa bò, đậu nành, thịt bò,…
– Thoa kem: Đối với các trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em gây khô da, bong tróc, ngứa rát,… cha mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun để giảm các triệu chứng này cho trẻ.
Kem Yoosun rau má có thành phần thiên nhiên, an toàn với làn da của trẻ, sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, dùng được cho trẻ từ sơ sinh.
Dùng kem bôi da để giảm ngứa, khô da
– Bảo vệ da của trẻ: Nên hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời và cần sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác khi trẻ phải tiếp xúc dưới ánh nắng. Tránh để trẻ chà xát và gãi lên vùng da tổn thương.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ.
>> Xem VIDEO chi tiết cô giáo HẢI YẾN chia sẻ cảm nhận sau khi dùng Yoosun rau má <<
VI – Bệnh viêm da tiếp xúc – Những thắc mắc thường gặp
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý về da khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Do đó, có rất nhiều thắc mắc về bệnh lý này. Dưới đây là giải đáp của Yoosun.vn về các thắc mắc liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc.
1. Viêm da tiếp xúc có lây không?
Theo các bác sĩ da liễu, bệnh viêm da tiếp xúc không có khả năng lây nhiễm. Bệnh lý này chỉ khởi phát khi da tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng.
2. Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng quá trình điều trị và chăm sóc được cho là hai yếu tố quyết định.
Sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị thì các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
3. Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là mức độ tổn thương của làn da và quá trình chăm sóc cũng như điều trị bệnh.
4. Viêm da tiếp xúc và zona khác nhau như thế nào?
Bệnh zona có thể bắt đầu bằng triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, không ngứa.
Triệu chứng bệnh zona
Trong vài ngày, mụn nước zona – tương tự như phát ban thủy đậu – sẽ xuất hiện ở một bên trên cơ thể (thường gặp ở vị trí liên sườn, thường có viêm hạch liên quan) theo từng mảng và có thể thấy lõm giữa trên bề mặt của mụn nước. Tiếp đó mụn nước vỡ ra và để lại vết loét.
Trong khi đó vấn đề của viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sớm ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ngoài mụn nước, viêm da tiếp xúc dị ứng còn khiến da có thể trông giống như bị bỏng với những mảng đỏ sậm, da trở nên khô ráp, bong tróc, nhạy cảm với ánh sáng,…
5. Viêm da tiếp xúc có tự khỏi không?
Bệnh viêm da tiếp xúc thường tự khỏi trong 2-3 tuần kể từ ngày bệnh khởi phát. Nhưng với các trường hợp bệnh nặng thì có thể kéo dài vài tháng.
6. Viêm da tiếp xúc có chữa được không?
Hoàn toàn có thể chữa và điều trị khỏi bệnh viêm da tiếp xúc nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và tuân thủ theo đúng chỉ phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý tránh xa các tác nhân gây bệnh và có các phương pháp chăm sóc da phù hợp.
7. Viêm da tiếp xúc có tái phát không?
Viêm da tiếp xúc rất dễ tái phát trở lại dai dẳng và nặng hơn, đặc biệt là các bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
8. Viêm da tiếp xúc có ngứa không?
Như chúng tôi đã nói ở trên, ngứa ngáy là một trong những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc thường gây đau rát hơn là ngứa.
9. Viêm da tiếp xúc có ảnh hưởng gì không?
Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc không nguy hiểm và không tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhưng đôi khi bệnh lý này vẫn có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng như:
– Nhiễm trùng: Do da bị tổn thương khi phát ban hoặc gãi. Biểu hiện bị nhiễm trùng là da đỏ, chảy mủ, sưng tấy, da đóng vảy, đau đớn.
Bệnh viêm da có thể gây biến chứng nhiễm trùng, tăng sắc tố da sau viêm.
– Tăng sắc tố da sau viêm: Tình trạng này có thể tự cải thiện sau một thời gian nhưng cũng có thể kéo dài vĩnh viễn.
Nội dung trên là những thông tin cơ bản của bệnh viêm da tiếp xúc, nếu có câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!