Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Viêm da tiếp xúc dị ứng không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ da, ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu ngay về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.
I – Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì? Hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt, tay
Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng viêm cấp tính hoặc mạn tính của da với một vài yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da.
Các triệu chứng điển hình và thương tổn cơ bản của bệnh viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào mức độ nặng,nhẹ, vị trí, thời gian bị bệnh, mà viêm da tiếp xúc dị ứng có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính là rát đỏ và ranh giới rõ, có phù nề, trên mặt có mụn nước, nốt sẩn, trường hợp phản ứng mạnh bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng, vùng. Bọng nước này vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết và Cơ năng có ngứa.
Viêm da tiếp xúc dị ứng không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ da, ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân.
Nguy hiểm hơn, nếu ngứa ngáy kéo dài, kích thích phản ứng gãi, cào và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, và để lại sẹo.
Dưới đây là hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay và hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt:
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay
Viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt
( → Xem thêm: Viêm da nhiễm khuẩn/ Viêm da mủ là gì? Cách trị viêm da mủ ở sơ sinh)
II – Nguyên nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và người lớn
Các nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và người lớn bao gồm các chất tiếp xúc trực tiếp với da gây dị ứng:
– Các dung dịch tẩy rửa và làm sạch như xà phòng, sữa tắm, nước giặt, nước tẩy rửa đổ gia dụng….
– Mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm, nước hoa.
– Quần áo, giày dép.
– Các kim loại như niken, bạc, inox,…
– Nhựa hoặc mủ từ thực vật, phổ biến nhất là cao su.
– Mạt bụi, phấn hoa, kim loại nặng ở trong không khí.
– Nguyên nhân do thuốc bôi.
– Nguyên nhân do ánh sáng.
– Viêm da dị ứng tiếp xúc với côn trùng, phổ biến nhất là kiến ba khoang và bướm đục thân lúa.
– Lông vật nuôi như chó, mèo.
– Một số loại thuốc bôi: chất màu, dung dịch dầu.
III – Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Viêm da tiếp xúc dị ứng có lây không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi trong gia đình có người bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
Về về đề này, các bác sĩ cho biết, viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm không lây truyền từ người này sang người khác. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh là phản ứng tặng nhạy cảm của da với các dị nguyên.
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng không lây truyền từ người này sang người khác
IV – Bị viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì?
1. Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia da liễu, dung nạp các thực phẩm không lành mạnh có thể kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức, tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo thâm ở vùng da tổn thương.
Vậy người bị viêm da tiếp xúc dị ứng cần kiêng gì trong ăn uống để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật? Các bác sĩ khuyến cáo, trong thời gian bị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh cần kiêng ăn một số thực phẩm sau:
– Các loại thịt đỏ:
Thịt dê, thịt cừu, thịt bò… có chứa sắc tố gây tối màu da và dễ để lại thâm sẹo.
Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy dễ bị dị ứng với hàm lượng chất đạm protein dồi dào có trong thịt, đồng thời kích thích triệu chứng ngứa ngáy dữ dội hơn.
– Hải sản:
Đây là nhóm thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cao, khi ăn vào cơ thể có thể kiến khiến các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc trở nặng hơn.
Bên cạnh đó, còn có thể kích thích phản ứng dị ứng, bùng phát một số biểu hiện như phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, nôn mửa, thở khò khè, ngứa cổ họng, đau bụng, tiêu chảy,…
Một số thành phần dinh dưỡng có trong hải sản còn làm tăng ngứa ngáy, khiến tổn thương da lâu lành và để lại sẹo trên da.
– Thực phẩm chứa nhiều gia vị:
Các loại gia vị như đường, muối,bột ngọt, ớt, tiêu có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn. Dung nạp các thực phẩm chứa nhiều gia vị còn khiến tăng huyết áp và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục tổn thương da.
Không chỉ vậy, ăn các thực phẩm chứa nhiều gia vị còn có thể làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch và suy giảm sức đề kháng của da. Khi da và cơ thể bị suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại xâm nhập và kích thích bùng phát các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc.
– Rau muống:
Rau muống có chứa thành phần Madecassol có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen và tăng mô ở vùng da tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo lồi.
Vì vậy, người bị viêm da tiếp xúc dị ứng nên hạn chế ăn rau muống khi đang trong thời gian điều trị bệnh.
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ:
Các chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kích thích phản ứng viêm tại vùng da tổn thương, đồng thời làm tăng mức độ đau rát và sưng viêm. Do vậy, người bị viêm da tiếp xúc nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, mỡ động vật, đồ ăn chiên xào…
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế uống rượu bia, cà phê, trà đặc, hút thuốc lá. Cồn, caffeine, ethanol trong thuốc lá các các thức uống vừa kể trên sẽ khiến tổn thương da chậm lành và ngứa ngáy dữ dội hơn. Đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng.
Người bị viêm da tiếp xúc nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ
2. Bị viêm da tiếp xúc dị ứng nên ăn gì?
Các chuyên gia da liễu cho biết, bổ sung các thực phẩm lành mạnh có thể giúp da tổn thương phục hồi nhanh hơn, giảm thiểu tình trạng sưng viêm và đau nhức.
Do đó, bên cạnh các thực phẩm cần kiêng cữ, người bị viêm da tiếp xúc nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày:
– Rau xanh và trái cây: Các vitamin, khoáng chất trong rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích lên da non, tái tạo da bị tổn thương, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng nóng rát, sưng viêm và ngứa ngáy.
– Cá hồi: Cá hồi có hàm lượng axit béo Omega 3 dồi dào có thể ức chế hiện tượng sưng viêm, giảm đau nhức và sưng nóng. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp chữa lành các tổn thương trên da nhanh chóng và hiệu quả.
– Các thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và phục hồi tổn thương da.
Thành phần này còn có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại. Người bị viêm da tiếp xúc nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt, hạnh nhân, đậu, mầm lúa mì, sữa chua…,
Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy do viêm da tiếp xúc dị ứng.
Các thực phẩm giàu kẽm tốt cho người bị viêm da tiếp xúc dị ứng
V – Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc
1. Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng nguyên liệu tự nhiên
Trong dân gian lưu truyền một số phương pháp điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc bằng các nguyên liệu tự nhiên. Và hiện nay vẫn được nhiều người áp dụng, phổ biến nhất là:
- Cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng lá trầu không:
Theo nghiên cứu khoa học, lá trầu không có 0,8-1,8%, có khi lên đến 2,4% tinh dầu tỷ trọng 0,958-1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Trong tinh dầu đã xác định có hai chất phenol là betel-phenol (đồng phân của chất eugenol chavibetol C10H12O2 và chavicol), có kèm theo một số hợp chất phenolic khác nữa.
Trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, phế có tác dụng khu phong, kháng khuẩn, sát trùng…
Do đó, sử dụng lá trầu không chữa viêm da dị ứng có tác dụng diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
– Rửa sạch và ngâm 1 nắm lá trầu không tươi với nước muối pha loãng.
– Vớt lá trầu không ra rồi vò nát.
– Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với nước trong thời gian 10-15 phút.
– Vệ sinh sạch vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng rồi thoa đều nước lá trầu không lên.
– Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt kết quả trị bệnh như mong muốn.
- Cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng bằng cây sài đất:
Phân tích thành phần của cây sài đất cho thấy, loại cây này chứa nhiều muối vô cơ tinh dầu và một số hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn và chống viêm.
Cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng cây sài đất như sau:
– Rửa sạch và ngâm 1 nắm cây sài đất tươi với nước muối pha loãng.
– Vớt cây sài đất ra rồi vò nát.
– Cho cây sài đất vào nồi đun sôi với nước trong thời gian 10-15 phút.
– Vệ sinh sạch vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng rồi thoa đều nước cây sài đất lên.
– Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt kết quả trị bệnh như mong muốn.
- Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng lá khế:
Theo Đông y, lá khế tính mát, vị chát, có tác dụng giải độc, tân sinh, trị phong nhiệt. Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong tinh chất của lá khế có chứa các thành phần kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. Vì vậy, lá khế được dân gian sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.
Cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng lá khế như sau:
– Rửa sạch và ngâm 1 nắm lá khế tươi với nước muối pha loãng.
– Vớt lá khế tươi ra rồi vò nát.
– Cho lá khế tươi vào nồi đun sôi với nước trong thời gian 10-15 phút.
– Vệ sinh sạch vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng rồi thoa đều nước lá khê lên.
– Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt kết quả trị bệnh như mong muốn.
Chữa viêm da tiếp xúc dị ứng bằng lá khế
** Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và được sử dụng trong dân gian.
2. Thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc
Dưới đây là một số loại thuốc theo y học Phương Tây trị viêm da tiếp xúc dị ứng thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dị ứng:
Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc thường có tác dụng làm sạch da, giảm viêm sưng, ngứa ngáy và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Để chỉ định loại thuốc bôi thích hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương da, khả năng đáp ứng và độ tuổi từng người bệnh.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc gồm:
– Hồ nước.
– Thuốc tím.
– Thuốc bôi chứa corticoid: Diprosone, Gentrison, Eumovate.
– Kem làm mềm da: Physiogel cream, Lactcare-HC Lotion 1%, kem dưỡng chứa vitamin E.
– Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh: Fusidicort, Bactroban ointment.
– Thuốc bạt sừng chứa Salicylic acid.
– Nhóm thuốc ức chế calcineurin (Tacrolimus). Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
- Thuốc trị viêm da tiếp xúc dị ứng dạng uống:
Với các trường hợp người bệnh bị tổn thương da phạm vi rộng, nặng và gây ngứa nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc dị ứng dưới đây:
– Thuốc kháng histamine H1.
– Thuốc giảm đau, phổ biến nhất là Paracetamol.
– Thuốc chống viêm.
– Thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn.
– Viên uống bổ sung: Kẽm, vitamin A, vitamin C và vitamin E.
Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc dị ứng
**Lưu ý: Khi điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe..
3. Cách trị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng Yoosun
Sử dụng kem rau má Yoosun hiện đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm triệu chứng ngứa ngáy do viêm da tiếp xúc dị ứng.
Với dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidine, kem bôi Yoosun rau má có tác dụng làm dịu mẩn ngứa và làm dịu sưng tấy ở vùng da bị mề đay nhanh chóng.
Kem Yoosun rau má còn có tác dụng dưỡng ẩm, giảm tình trạng da bong tróc, khô ráp, đồng thời kích thích lên da non giúp phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Rửa sạch tay và làm sạch vùng da bị viêm da dị ứng tiếp xúc. Dùng khăn sạch để thấm khô da. Lấy một lượng kem Yoosun rau má vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Xoa nhẹ nhàng để kem ngấm sâu vào trong da phát huy tối đa tác dụng. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp giảm ngứa hữu hiệu
Kem Yoosun rau má có tác dụng giảm ngứa và dưỡng ẩm. Với bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, người bệnh cần đi khám bác sỹ sớm để được điều trị phù hợp.
Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!