Học cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn!
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn mang lại rất nhiều tác dụng. Phương pháp tắm gừng vừa an toàn, vừa tiết kiệm nên đừng bỏ qua bạn nhé.
I – Củ gừng là củ gì? Có tác dụng gì với sức khỏe?
Gừng là thực vật có nguồn gốc đến từ Đông Nam Á. Không chỉ là một loại gia vị, gừng còn được dùng để chữa bệnh.
Dưới đây là một trong những tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe:
– Giảm cơn nghén cho mẹ bầu
– Hỗ trợ giảm cân
– Giúp điều trị viêm xương khớp
– Cải thiện các yếu tố liên quan đến tim mạch
Hình ảnh củ gừng.
– Hỗ trợ giảm đường trong máu
– Giảm chứng khó tiêu mãn tính
– Giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
– Chống lại nhiễm trùng
– …
II – Tắm nước gừng có tác dụng gì?
Dẫu biết củ gừng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, nhưng mọi người vẫn còn băn khoăn chưa biết tắm gừng có tác dụng gì?
Dưới đây là 6 lợi ích to lớn của việc tắm nước gừng cho bé và người lớn.
– Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da: củ gừng chứa gingerol, một chất có khả năng sát trùng tốt. Vì thế, tắm gừng cho bé và người lớn giúp giảm các triệu chứng của hăm da, viêm da, mụn trứng cá…
– Tăng cường lưu thông máu: Đây là một trong những đáp án phù hợp cho câu hỏi người lớn tắm nước gừng có tốt không? Các khoáng chất như kẽm, magie, crom trong gừng giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bên cạnh đó, nước gừng ấm khi tiếp xúc làn da cũng làm tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó, các cơ quan được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng.
– Hỗ trợ giải độc cho cơ thể: tắm gừng sả ấm kích thích cơ thể giải phóng mồ hôi, đây là một cách giúp thải độc ra bên ngoài.
– Giảm viêm khớp: Với câu hỏi tắm bằng nước gừng có tác dụng gì, thì giảm viêm khớp là một đáp án không thể bỏ qua! Trong gừng chứa hoạt chất chống viêm là gingerol, giúp hạn chế bệnh viêm khớp. Những người bị viêm khớp có thể giảm đau đáng kể khi tắm nước gừng.
– Làm giảm mùi cho cơ thể: Tắm gừng sẽ giúp mùi hương của gừng bám vào da, từ đó lấn át mùi khó chịu của cơ thể.
– Giữ ấm cơ thể: Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn giúp cơ thể ấm hơn, từ đó tăng đề kháng để chống lại các bệnh cảm lạnh thông thường. Vì thế, trẻ sốt tắm nước gừng hay tắm gừng cho bé bị ho sẽ mang lại những tác dụng nhất định, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi.
Tắm nước gừng cho bé có tác dụng gì?
III – Những thắc mắc về tác dụng của nước gừng với sức khỏe
Tắm gừng có nhiều tác dụng những vẫn còn nhiều người băn khoăn liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như có nên tắm gừng cho trẻ sơ sinh, bà bầu có được tắm nước gừng không?…Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay bên dưới đây!
1. Tắm nước gừng hàng ngày có tốt không?
Mặc dù, tắm nước gừng có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn không nên áp dụng hàng ngày. Vì tắm nước gừng thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị mất nước.
2. Bà bầu tắm nước gừng được không?
Tắm nước gừng có thể làm mất nước hoặc tăng huyết áp, do đó bà bầu tắm nước gừng là không nên.
3. Trẻ bị sốt có nên tắm nước gừng không?
Tắm nước gừng có thể giúp hạ sốt cho trẻ. Vì thế, khi trẻ bị sốt mẹ có thể dùng nước gừng tắm cho bé, nhưng nhớ là trong môi trường kín gió và tắm nhanh, đúng cách.
4. Tắm gừng cho trẻ sơ sinh có tốt không?
Theo dân gian, tắm cho trẻ sơ sinh bằng gừng là phương pháp an toàn và có hiệu quả tốt với sức khỏe và làn da. Vì thế, mẹ có thể tham khảo các cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh nhé.
5. Trẻ 2 tháng tuổi tắm nước gừng được không?
Trẻ dưới 1 tháng tuổi thì không nên tắm nước gừng, nhưng trẻ tử 2 tháng tuổi có thể áp dụng phương pháp này mẹ nhé.
Trẻ tắm nước gừng có tốt không?
IV – Học cách tắm gừng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn
1. Tắm gừng cho bé bị sổ mũi, ho, sốt
Khi có các dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt do cảm cúm, mẹ có thể tắm gừng cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
– Mẹ lấy 2 nhánh gừng sống, rửa sạch vỏ, đập dập hoặc giã nhuyễn, rồi ủ trong cốc nước sôi khoảng 10 phút.
– Tiếp đến mẹ chuẩn bị nước tắm gừng cho trẻ bị ho, sốt bằng cách hòa cốc nước gừng vào chậu nước tắm có nhiệt độ khoảng 37 độ C.
Tắm nước gừng trị ho cho bé.
– Bây giờ, mẹ tiến hành tắm nước gừng cho bé bị sốt, ho, sổ mũi như bình thường. Khi tắm nước gừng cho bé bị ho sốt, mẹ nhớ tắm nhanh và tắm trong phòng tắm kín gió nhé.
– Sau khi tắm nước gừng trị sổ mũi, mẹ nhớ lau khô người cho bé ngay, rồi mặc quần áo sạch cho bé.
Với cách tắm nước gừng cho trẻ bị ho, sốt, sổ mũi này, mẹ nên thực hiện với các bé đã trên 1 tháng tuổi.
2. Bà đẻ tắm nước gừng lấy lại vóc dáng, làm đẹp da
Theo dân gian, sau sinh tắm nước gừng, đặc biệt là rượu gừng rất tốt vì giúp mẹ sau sinh giữ ấm cơ thể, làm giảm thâm rạn sau sinh, giữ dáng, giúp vết thương nhanh lành,…
Để tắm nước gừng cho mẹ sau sinh, bạn cần chuẩn bị rượu ngâm gừng như sau:
– Nguyên liệu: 1kg gừng, 2kg nghệ, 3 – 5 lít rượu.
– Bạn rửa sạch gừng, nghệ, rồi giã nhuyễn, sau đó cho vào bình thủy tinh lớn rồi đổ rượu lên trên.
– Để bình rượu ở nơi thoáng khí, mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời hoặc chôn dưới đất.
– Sau 3 tháng 10 ngày, bạn lấy ra để tắm nước gừng ngâm rượu.
Tắm bằng gừng ngâm rượu cho mẹ sau sinh như sau:
– Bạn pha nước rượu gừng với nước ấm theo tỷ lệ 1: 10.
– Tiếp đến, mẹ tắm như bình thường là được.
Kiên trì tắm gừng sau sinh trong vòng 10 ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi của làn da
Tắm gừng đẹp da cho mẹ sau sinh.
!Lưu ý: mẹ sau sinh chỉ áp dụng cách tắm bằng gừng sau khi vết mổ hoặc vết khâu đã lành.
3. Tắm nước gừng trừ tà, tắm nước gừng tẩy uế
Tắm nước gừng tốt cho sức khỏe là điều ai cũng biết, nhưng bạn có biết tắm nước gừng còn tốt về mặt tâm linh.
Tính dương của gừng rất mạnh, nên dân gian cho rằng tắm gừng trừ tà, tắm gừng xả xui có hiệu quả.
Cách tắm nước gừng xả xui, trừ ta như sau:
– Bạn chuẩn bị gừng tươi nhiều một chút, sau đó rửa sạch, đập dập, cho vào nồi nước đun sôi sùng sục.
– Bạn lấy nồi nước gừng ra, xông hơi. Sau đó lấy nước gừng, pha thêm nước nguội để tắm.
Ngoài ra, bạn có thể lấy nước gừng để lau nhà cửa, giường chiếu. Nước gừng sẽ tạo ra dương khí cực tốt.
Trong vòng 3 ngày, bạn có thể xông nước gừng liên tục ngay cả khi không thấy hiện tượng gì bất thường.
4. Tắm gừng sả cho bé giảm rôm sảy, mẩn ngứa…
Để tắm nước gừng sả cho bé, mẹ chuẩn bị 2 củ gừng, 3 đến 5 nhánh sả, một ít muối sạch.
Gừng và sả bạn rửa sạch rồi đập dập. Tiếp đến cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng với nước và đun sôi.
Tắm gừng muối cho bé trị các bệnh ngoài da.
Sau khi nước đã sôi, bạn chắt lấy nước, bỏ phần bã đi. Thêm nước mát để có nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé.
Bây giờ mẹ tiến hành tắm gừng cho trẻ nhỏ như bình thường. Sau cùng, tắm lại bằng nước ấm một lần nữa, rồi lau khô và mặc quần áo cho bé.
Sau khi bé tắm nước gừng, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem bôi da Yoosun rau má lên vùng da cần tác động để giảm các triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da nhanh hơn.
Kem rau má Yoosun với thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, paraben nên an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé
V – Lưu ý trong cách tắm gừng cho bé và người lớn
– Nên tắm trong phòng kín để tránh gió, nhờ vậy sẽ không làm các triệu chứng của cảm cúm nặng hơn.
– Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì thế trước khi tắm nước gừng cho bé sơ sinh, mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ xem bé có bị kích ứng không.
– Mẹ có thể áp dụng cách tắm nước gừng cho bé 2 lần/tuần vào mùa đông ngay cả khi bé không bị gì. Vì phương pháp này sẽ giúp ngăn ngừa cảm lạnh.
– Nếu sức khỏe của bé yếu hoặc gặp các bệnh lý nặng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho bé bằng gừng.
Lưu ý khi tắm cho trẻ bằng gừng.
Như vậy, bài viết này đã giúp mẹ biết cách tắm nước gừng giải cảm, hạ sốt, giảm ho, sổ mũi, làm đẹp da và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Nếu bạn còn băn khoăn gì về việc tắm nước gừng hoặc chăm sóc da, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!