Bệnh tay chân miệng có bị tiêu chảy không? Giải đáp từ dược sĩ
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, tôi có một băn khoăn về bệnh tay chân miệng đó là trẻ bị tay chân miệng có bị tiêu chảy không, nếu có thì cách xử lý như thế nào? Rất mong được dược sĩ giải đáp. Tôi xin cảm ơn!”
Trả lời:
Chào bạn, bệnh tay chân miệng có rất nhiều triệu chứng, điển hình nhất là loét miệng và phát ban dưới dạng phỏng nước nhiều ở tay chân.
Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có bị tiêu chảy không? Dưới đây sẽ là giải đáp mà dược sĩ của sản phẩm kem Yoosun rau má dành cho bạn!
I – Mắc bệnh tay chân miệng có bị tiêu chảy không?
Virus tay chân miệng thường ký sinh ở đường ruột nên có thể gây ra các triệu chứng bất thường ở đường ruột, điển hình là tiêu chảy và nôn ói.
Trước khi tiêu chảy, trẻ thường có các dấu hiệu ở bên ngoài như loét miệng, nổi bọng nước ở tay chân.
Sau vài ngày, virus sẽ tấn công và làm tổn thương dạ dày, ruột gây triệu chứng nôn ói, tăng tiết dịch trong lòng ruột gây tiêu chảy. Lúc này trẻ thường có cảm giác đau bụng, bứt rứt khó chịu và quấy khóc.
Trẻ bị tay chân miệng kèm tiêu chảy.
Sau khi khỏi tay chân miệng, bé thường sẽ khỏi tiêu chảy luôn. Trường hợp tiêu chảy sau khi bị tay chân miệng khoảng 2 đến 3 ngày hoặc nhiều hơn, thì đây là một đợt bệnh mới. Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị cho bé.
II – Trẻ bị tay chân miệng bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Vấn đề tiêu chảy nếu được chăm sóc phù hợp kèm theo nguyên nhân chính gây bệnh là virus tay chân miệng cũng đã lùi thì không đáng lo ngại.
Ngược lại, tay chân miệng tiêu chảy lâu ngày và không được chăm sóc phù hợp thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng, suy kiệt, trụy mạch, hôn mê, thậm chí còn dẫn tới tử vong.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa các biến chứng khi bị tiêu chảy do tay chân miệng.
Bị tay chân miệng bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
III – Cách xử lý khi bị tay chân miệng bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy do tay chân miệng, bố mẹ nên nhớ:
– Đối với trẻ sơ sinh, nên tăng cường số lần bú cho trẻ hoặc cho trẻ uống Oresol để bù nước và bù chất điện giải.
– Đối với trẻ lớn hơn, để tránh tình trạng mất nước bố mẹ nên cho trẻ uống thêm nước lọc, nước hoa quả, dung dịch Oresol.
– Nên điều trị đồng thời các triệu chứng khác của bệnh tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi.
– Bên cạnh bổ sung nước để hạn chế tình trạng mất nước, chế độ dinh dưỡng đối với trẻ cũng rất quan trọng. Ba mẹ nên cho bé ăn đủ bốn nhóm tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ.
– Khi bị tay chân miệng và bị tiêu chảy chảy bé thường lười ăn, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để trẻ không cảm thấy áp lực.
– Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước.
Như vậy, chúng ta đã được dược sĩ giải đáp câu hỏi bị tay chân miệng có bị tiêu chảy không? Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má quá hotline miễn cước 1800 1125 trong giờ hành chính.
Tham khảo thêm:
- Chân tay miệng có dùng kháng sinh không? Nếu có, dùng khi nào?
- Bệnh tay chân miệng có bị lại không? Cách tránh bị tái phát lại
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!