Bệnh tay chân miệng có bị lại không? Cách tránh bị tái phát lại
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, bé nhà tôi vừa khỏi chân tay miệng được một tuần. Tôi chuẩn bị đưa bé trở lại trường mầm non nhưng có một lo lắng muốn nhờ dược sĩ giải đáp là bệnh tay chân miệng có bị lại không? Nếu có, làm thế nào để tôi phòng tránh tái phát bệnh cho bé? Xin cảm ơn dược sĩ!”
Bệnh chân tay miệng có tái phát không?
Trong thực tế, có một số bệnh đã mắc rồi thì sẽ không bị lại. Liệu bệnh tay chân miệng có như vậy không. Theo dõi bài viết dưới đây để được dược sĩ của Yoosun rau má giải đáp câu hỏi bệnh tay chân miệng có tái phát không bạn nhé!
I – Dược sĩ giải đáp câu hỏi: Bệnh chân tay miệng có bị tái lại không?
Đối với câu hỏi bệnh tay chân miệng có tái phát lại không, dược sĩ xin trả lời là có. Bởi vì:
– Sau khi mắc tay chân miệng, cơ thể trẻ sẽ có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, lượng kháng thể này không đủ nhiều nên trẻ phải đối mặt với nguy cơ tay chân miệng tái phát.
Bị tay chân miệng có bị tái phát không?
– Tiếp theo, trẻ bị tái phát tay chân miệng có thể do mắc phải chủng virus gây bệnh khác với chủng đã gây bệnh trước đó.
Được biết, ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất, còn có hơn 10 chủng virus đường ruột có thể gây bệnh tay chân miệng.
Hai lý do trên cho biết tại sao trẻ bị tay chân miệng tái phát. Thậm chí, có trẻ còn bị tái phát tay chân miệng rất nhiều lần.
Chính vì vậy, dù bé đã bị tay chân miệng thì ba mẹ vẫn không nên chủ quan, mà cần tích cực phòng tránh bệnh cho trẻ.
II – Cách phòng ngừa tái phát bệnh tay chân miệng cho trẻ
Cách phòng ngừa tái phát cũng giống như cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng mà thôi. Ba mẹ có thể thực hiện như sau:
– Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt mà bé tiếp xúc, đặc biệt là trong thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát, như mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ, tay nắm cửa…
– Khuyến khích trẻ vệ sinh cơ thể thường xuyên. Đặc biệt, nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.
– Đồ ăn của bé cần được nấu chín.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc tay chân miệng.
– Nếu ở lớp có bạn mắc tay chân miệng, ba mẹ có thể xem xét cho bé nghỉ học tạm thời.
– Hạn chế cho bé đến nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh phát triển mạnh.
– Khi phát hiện bé có dấu hiệu bị tay chân miệng, mẹ cần cho bé nghỉ học, theo dõi sát sao và đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Điều này giúp kiểm soát tiến triển bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
Như vậy, dược sĩ của Yoosun rau má đã giúp bạn biết được bệnh tay chân miệng có tái phát lại không. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!