Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 14/08/2023

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em không hiếm gặp, thậm chí có thể bùng phát thành dịch bệnh. Bệnh tay chân miệng trẻ em nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu thật kỹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ mẹ nhé.

I – Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng

Nguyên nhân gây tay chân miệng ở trẻ là gì? Virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là hai nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ chính là tổn thương da và tổn thương niêm mạc ở dạng phòng nước. Các nốt phỏng khi em bé bị tay chân miệng tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông…

Có thể thấy virus là nguyên nhân bé bị tay chân miệng không chịu ăn. Vậy các tác nhân làm lây lan virus khiến trẻ em bị chân tay miệng là gì?

– Nước bọt, dịch mũi, họng của trẻ con bị chân tay miệng sẽ chứa virus gây bệnh. Sau đó khi tiếp xúc với đỉnh mũi họng của người bệnh có thể khiến người khác bị lây bệnh.

– Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng có thể lây lan qua dịch của nốt phỏng.

– Phân là một trong những tác nhân gây bệnh tay chân miệng của trẻ em.

Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em Vì sao trẻ bị tay chân miệng? Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em.

Dịch tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện quanh năm. Trong đó, tháng 3 đến tháng 5 vào tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ tay chân miệng có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần các biến chứng nguy hiểm khi bị tay chân miệng ở trẻ là do virus EV71.

Các biến chứng do bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là:

– Biến chứng liên quan đến tim mạch, hô hấp: trẻ chân tay miệng không được điều trị phù hợp có thể bị phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, tăng huyết áp,…

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệngHình ảnh tay chân miệng ở trẻ.

– Biến chứng liên quan đến não bộ khi mắc bệnh tay chân miệng ở bé: viêm não tủy, viêm thân não, viêm não, viêm màng não…

II – Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Dưới đây là dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ, mẹ có thể tham khảo để nhận biết nhé.

– Biểu hiện chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn khởi phát là sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy, đau họng… Ở giai đoạn này thường trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm, khiến cả nhà khá mệt mỏi.

– Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn toàn phát thường kéo dài 3 đến 10 ngày, điển hình là:

Trẻ bị chân tay miệng loét miệng: Đây là triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em cực kỳ điển hình. Niêm mạc miệng, lưỡi sẽ xuất hiện các nốt phỏng nước hoặc vết vết đỏ. Kèm theo đó là cảm giác đau, khó nuốt… Lúc này, trẻ bị tay chân miệng không chịu ăn hoặc bỏ bú, dẫn đến mệt mỏi và quấy khóc.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em Trẻ bị chân tay miệng không ăn được.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ tiếp theo là phát ban ở dạng phỏng nước trên da: các nốt phỏng thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau khoảng một tuần, hỏng nước sẽ khô lại và để lại thâm sẹo trên da. Rất ít khi phỏng nước do dịch chân tay miệng ở trẻ bị loét hoặc bội nhiễm.

Các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em trên toàn thân: có thể bé bị chân tay miệng không sốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu bé sốt cao, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám.

– Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em giai đoạn lui bệnh: Nếu không có biến chứng, bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ sẽ khỏi hoàn toàn sau 3 đến 5 ngày ở giai đoạn này.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệngPhát ban dưới dạng nốt phỏng là một trong những biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh nhận biết các biểu hiện tay chân miệng ở trẻ em như vừa nêu trên, mẹ hãy cẩn trọng với 3 dấu hiệu dưới đây.

Vì đây là dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ em rất nặng, cần được đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời.

– Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài: khi bị tay chân miệng ở trẻ em mà trẻ quấy khóc cả đêm hoặc cứ 15 đến 20 phút lại khóc một lần, mẹ cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.

– Sốt cao liên tục không hạ cũng có thể là biểu hiện trẻ bị tay chân miệng nặng: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ, liên tục trong vòng 48 giờ và thuốc hạ nhiệt Paracetamol không có tác dụng, cảnh báo rằng cơ thể trẻ đang viêm rất nặng, đi cơ cao nhiễm độc thần kinh. Lúc này, bé bị bệnh tay chân miệng cần sử dụng thuốc hạ sốt đặc biệt có sự kê đơn của bác sĩ.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ emGiật mình thường xuyên là dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ em rất đáng báo động.

– Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em giai đoạn nặng tiếp theo là thường xuyên giật mình: Hay giật mình cảnh báo nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ cần quan sát thật kỹ xem tần suất giật mình của trẻ như thế nào, kể cả khi chơi đùa.

Có thể thấy, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý khi xuất hiện 3 triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ kể trên, để đưa bé tới các cơ sở y tế kịp thời.

(>> Xem thêm: Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Cách điều trị an toàn )

II – Tại sao trẻ dễ bị tay chân miệng?

Trẻ em dễ bị tay chân miệng vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Cùng với đó, khi chơi chung trong lớp học trẻ thường không tự bảo vệ được mình, nên dễ tiếp xúc với dịch hầu họng của các bạn đã bị nhiễm tay chân miệng.

Do đó, tay chân miệng ở trẻ rất dễ bùng phát. Nếu có các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ em, mẹ lên cho bé nghỉ học để tránh lây nhiễm cho các bạn khác.

III – Cách trị tay chân miệng cho bé an toàn

Cách trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Do vậy, việc điều trị ở đây là điều trị các triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Đồng thời, nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng dinh dưỡng và theo dõi biểu hiện bé bị tay chân miệng nhằm phát hiện những biến chứng để cấp cứu kịp thời.

Hiện tượng bệnh chân tay miệng ở trẻ emChưa có thuốc đặc hiệu điều trị tay chân miệng trẻ em.

Cụ thể, cách trị tay chân miệng ở trẻ em như sau:

– Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. Có thể cho bé súc miệng để giảm đau các vết loét trong niêm mạc miệng.

– Bé bị tay chân miệng độ 1 cũng như các cấp độ khác, cần được nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị kích thích.

– Cách hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng: Nếu bị sốt nhẹ, mẹ có thể chườm mát cho bé. Trường hợp sốt từ 38,5 độ C trở lên cần uống thuốc hạ sốt Paracetamol ngay.

Nếu Paracetamol không có tác dụng, và trẻ sốt li bì trong vòng 48 giờ, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc hạ sốt đặc biệt.

– Nếu xuất hiện biểu hiện chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tiêu chảy, bé cần được bù chất điện giải và nước bằng cách uống dung dịch Oresol.

– Khi điều trị tay chân miệng ở trẻ, mẹ có thể cho bé bổ sung vitamin C, kẽm, thuốc tăng cường sức đề kháng để bé nhanh phục hồi hơn.

– Nếu bé sốt và có co giật, mẹ cần cho bé tới các cơ sở y tế thăm khám và uống thuốc chống co giật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách trị bệnh tay chân miêng ở trẻ nhỏĐiều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Trong quá trình áp dụng các cách trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, mẹ cần quan sát các dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nặng để kịp thời đưa bé tới các cơ sở y tế. Cụ thể là:

– Sốt cao trên 39 độ C.

– Khó ngủ, giật mình, quấy khóc

– Khó thở, thở nhanh, mệt lả

– Nôn nhiều

– Hôn mê

– Co giật

– Da tím tái, nổi vân tay chân, vã mồ hôi

– …
Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ emCó những biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ cần được đưa tới bệnh viện gấp.

IV – Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Khi xuất hiện các biểu hiện trẻ bị chân tay miệng, bên cạnh việc điều trị mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của bé như sau:

– Ưu tiên thực phẩm dạng lỏng và mềm: loét miệng là một trong những biểu hiện của chân tay miệng ở trẻ em. Do đó, trẻ sẽ biếng ăn hơn bình thường.

Ngoài ra, thực phẩm cứng sẽ làm các vết loét khó chịu hơn. Vì thế, mẹ có thể cho bé ăn cháo hoặc súp để dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giảm cảm giác khó chịu trong khoang miệng khi ăn.

– Thực phẩm thanh mát:cách điều trị chân tay miệng ở trẻ nhỏ với thuốc hạ sốt là chưa đủ, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé những món thanh mát để giải nhiệt cơ thể từ bên trong, chẳng hạn như bột sắn dây, đu đủ chín…

– Nên cho bé ăn các món từ trứng: trứng vừa mềm lại vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao nên phù hợp trong thực đơn khi điều trị tay chân miệng cho trẻ.

– Nước: Nước lọc và các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin rất tốt cho trẻ bị chân tay miệng.

Ngoài ra, khi điều trị chân tay miệng cho trẻ tại nhà cần kiêng món gì?

– Thực phẩm cay, nóng, mặn vì làm các vết loét bị kích ứng và khó chịu hơn.

Cách chăm sóc em bé bị tay chân miệngThực phẩm cay nóng sẽ làm biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ nặng hơn.

– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ khiến da tiết nhiều dầu. Từ đó, làm tình trạng phát ban nặng hơn.

– Thực phẩm giàu arginine như socola, nho khô, đậu phộng… có thể làm virus phát triển mạnh hơn.

Sau khi đã hết các dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em, đồng thời da chỉ còn lại thâm sẹo, mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để thoa cho bé.

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Trong thành phần của Yoosun rau má có chứa dịch chiết rau má và vitamin E giúp hạn chế thâm sẹo, dưỡng da hiệu quả.

Mẹ chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ và thoa Yoosun rau má 2 đến 3 lần mỗi ngày là được.

V – Phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ, mẹ nên thực hiện các biện pháp sau đây

– Khi trong lớp có bạn xuất hiện dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ, mẹ có thể cho bé nghỉ học cho đến khi lớp học được sát khuẩn.

– Ngược lại, nếu bé có dấu hiệu của trẻ bị tay chân miệng, mẹ cũng nên cho bé nghỉ học để không lây bệnh cho các bạn khác.

– Vệ sinh hoặc khử khuẩn môi trường sống, lớp học và chỗ vui chơi của trẻ thường xuyên để ngăn chặn virus.

– Cần nhắc nhở bé vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục