Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Cách điều trị an toàn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tay chân miệng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Không chỉ vậy, bà bầu cũng có thể mắc tay chân miệng. Liệu bà bầu bị tay chân miệng có nguy hiểm không?
I – Bà bầu bị lây tay chân miệng không?
Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc đặc biệt vì khá nhạy cảm với các loại bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu bà bầu không phòng tránh đúng cách thì vẫn có thể mắc bệnh tay chân miệng của người lớn.
Bà bầu có bị lây bệnh tay chân miệng không?
Vì thế, chúng ta nên tìm hiểu kỹ tại sao bà bầu bị tay chân miệng để phòng ngừa một cách hiệu quả.
II – Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai
Bệnh tay chân miệng là do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nên.
Thông thường, bệnh tay chân miệng sẽ gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn, trong đó có các bà bầu sức đề kháng yếu vẫn có thể mắc tay chân miệng vì không chống lại được virus.
Bên cạnh virus, dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở bà bầu:
– Tiếp xúc với người đã mắc tận tay chân miệng thông qua đồ dùng chung hoặc tiếp xúc cơ thể.
– Chạm tay vào các đồ vật nhiễm virus từ người bệnh như bàn ghế, tay nắm cửa…
– Hít thở phải không khí có chứa virus gây bệnh tay chân miệng.
– Tiếp xúc với nguồn nước nhiễm virus gây tay chân miệng như uống chung nước với người bệnh, nước từ hồ bơi…
III – Dấu hiệu tay chân miệng ở bà bầu
Bệnh tay chân miệng ở bà bầu cũng có nhiều dấu hiệu rõ ràng như chán ăn, sốt cao, buồn nôn, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, phát ban, nổi nốt đỏ…
IV – Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?
Bà bầu nên tránh tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Đặc biệt, khi trong gia đình có người bị tay chân miệng cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng tránh cho bà bầu.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra virus tay chân miệng liên quan đến các vấn đề xấu xảy ra khi mang thai như: dị tật bẩm sinh, sảy thai…
Nếu phụ nữ bị nhiễm tay chân miệng khi sinh hoặc ngay trước khi sinh có thể truyền virus sang con.
Bà bầu bị lây tay chân miệng có sao không?
Ngoài ra, cũng tương tự như các đối tượng khác, bà bầu bị tay chân miệng có thể phải đối mặt với các biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm màng não do chủng virus Enterovirus týp 71 gây ra.
Mặc dù biến chứng này ít gặp, nhưng mẹ bầu nên cẩn thận và cần được điều trị phù hợp.
V – Cách điều trị tay chân miệng cho bà bầu.
Điều trị tay chân miệng quan trọng nhất là giảm các triệu chứng và không để cơ thể mất nước.
Do đó, mẹ bầu nên uống đủ nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng khỏe mạnh.
Khi cần sử dụng đến thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau, kể cả không kê đơn, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi.
VI – Cách phòng tránh tay chân miệng cho mẹ bầu
Một số biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa tay chân miệng mà mẹ bầu không nên bỏ qua là:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với dịch mũi họng hoặc vết loét của người bị tay chân miệng.
– Khử trùng các bề mặt và các vật dụng thường xuyên.
– Không nên tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị nhiễm tay chân miệng.
– Che mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
– …
Phòng ngừa tay chân miệng cho mẹ bầu.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má quá hotline miễn cước 1800 1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!