Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 21/08/2023

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không? Cách tránh bị sẹo

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Chào dược sĩ, bé nhà tôi năm nay 3 tuổi và đang bị tay chân miệng. Tôi lo lắng không biết bị tay chân miệng có để lại sẹo không? Rất mong được sĩ giải đáp giúp tôi câu hỏi này.”

Trả lời:

Chào bạn, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng về việc bị tay chân miệng để lại sẹo sẽ khiến trẻ mất tự tin. Vì thế, trong bài viết này, dược sĩ của Yoosun Rau Má sẽ giúp bạn biết được bệnh chân tay miệng có để lại sẹo không?

I – Bé bị tay chân miệng có để lại sẹo không?

Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước, đặc biệt là ở tay, chân là triệu chứng rất điển hình của bệnh tay chân miệng.

Đầu tiên, các nốt phỏng nước xuất hiện như những vết sẹo phẳng, nhỏ và có màu hơi đỏ. Theo thời gian, chúng phồng lên và chứa nước bên trong.

Nếu bệnh diễn tiến thuận lợi, trẻ sẽ bắt đầu giảm sốt và bình phục sau 5 ngày. Đồng thời các bọng nước sẽ teo lại và không để lại sẹo.

bệnh tay chân miệng có để lại sẹo khôngBệnh tay chân miệng có gây sẹo không?

Tuy nhiên, một vài sai lầm trong cách chăm sóc của phụ huynh như nặn bọng nước sớm có thể gây nhiễm trùng, lở loét, sau này dẫn đến sẹo.

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh tay chân miệng không để lại sẹo nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngược lại, bệnh tay chân miệng lại có thể gây sẹo nếu chăm sóc không đúng cách.

II – Cách hạn chế thâm sẹo do bệnh tay chân miệng gây ra

Để sau khi bị tay chân miệng trẻ không có thâm sẹo trên da, ba mẹ có thể áp dụng một số cách như sau.

1. Chăm sóc các vết thương hở đúng cách

Đối với các vết thương hở, mẹ có thể vệ sinh bằng cách lau nhẹ nhàng cho bé. Không nên chà xát quá mạnh khiến vết thương lan rộng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa bội nhiễm.

Ngoài ra, bổ sung vitamin C, vitamin A, Vitamin PP trong khẩu phần ăn của trẻ để nhanh lành các vết thương.

bệnh chân tay miệng có để lại sẹo khôngMẹ có thể vệ sinh ra cho bé một cách nhẹ nhàng khi bị tay chân miệng.

2. Không nên tự ý sử dụng các loại kem bôi ngoài da

Với các mụn nước nhẹ, nhanh lành, mẹ chỉ cần giữ gìn vệ sinh cho bé hàng ngày, không nhất thiết phải sử dụng kem bôi ngoài da.

Trong trường hợp các nốt mụn nước ngày càng lớn, có nguy cơ nhiễm trùng, mẹ hãy bôi thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Không bóc lớp bảo vệ của các vết thương đang lành

Thông thường, các nốt bọng nước do tay chân miệng sẽ không vỡ ra, mà dần dần thu nhỏ, rồi đóng mài.

Trong quá trình làm lành vết thương, da trẻ có thể ngứa ngáy, khó chịu. Bố mẹ nên để ý để hạn chế trẻ gãi ngứa làm bong lớp bảo vệ vết thương, gây thâm sẹo.

Nếu trên da bé đã có vết thâm, mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.

Trong thành phần của Yoosun rau má chứa dịch chiết rau má và Vitamin E, giúp làm mờ thâm và dưỡng da rất tốt.

Mỗi ngày, sau khi vệ sinh da sạch sẽ, mẹ thoa Yoosun rau má lên vùng da cần tác động cho bé 2 đến 3 lần. Thực hiện như vậy cho đến khi các vết thâm mờ hẳn.

bé bị tay chân miệng có để lại sẹo khôngKem bôi da Yoosun rau má giúp giảm thâm sau khi bị tay chân miệng.

Như vậy, dược sĩ của Yoosun rau má đã giúp bạn biết được bị tay chân miệng có để lại sẹo không? Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục