Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Những biến chứng hay gặp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, tôi có con 3 tuổi và đang đi học mẫu giáo. Thời gian gần đây, trong lớp có một vài bạn bị tay chân miệng, khiến tôi rất lo lắng. Vì thế, tôi có một câu hỏi muốn hỏi dược sĩ là bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không? Nếu có thì biến chứng tay chân miệng là gì?”
Trả lời:
Không chỉ có độc giả vừa rồi mà còn rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị chân tay miệng có nguy hiểm không?
Vì thế, qua bài viết dưới đây, dược sĩ của Yoosun Rau má sẽ giúp bạn biết được bệnh tay chân miệng nguy hiểm không?
Biến chứng tay chân miệng có nguy hiểm không?
I – Bệnh chân tay miệng nguy hiểm không?
Mức độ nặng nhẹ của bệnh chân tay miệng được chia thành 4 cấp độ. Đó là:
1. Bệnh chân tay miệng cấp độ 1
Ở cấp độ này, chân tay miệng là thể nhẹ. Trẻ có thể bị loét miệng và bị phát ban ngoài da dưới dạng các nốt phỏng nước.
Vậy tay chân miệng độ 1 có nguy hiểm không? Câu trả lời là không, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
2. Bệnh tay chân miệng cấp độ 2
Biến chứng chân tay miệng ở cấp độ 2 sẽ xuất hiện ở thần kinh và tim mạch dạng nhẹ.
Ở cấp độ 2a, trẻ sẽ giật mình dưới hai lần trong vòng 30 phút, không ghi nhận giật mình trong lúc khám, thường sốt trên 39 độ C và kéo dài trên 2 ngày, kèm theo khó ngủ, lờ đờ, đau cơ, chán ăn…
Ở cấp độ 2b, dấu hiệu của trẻ được chia thành hai nhóm là nhóm 1 và nhóm 2.
– Nhóm 1: Theo ghi nhận lúc khám, trẻ có giật mình hoặc giật mình nhiều hơn 2 lần trong vòng 30 phút, cũng có thể ít hơn 2 lần trong 30 phút. Các triệu chứng kèm theo là: trẻ sốt cao nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhịp tim nhanh, ngủ gà…
– Nhóm 2: Trẻ có thể xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: run người, đi loạng choạng, ngồi không vững, giật nhãn cầu, lác mắt, tay chân yếu, liệt thần kinh sọ với biểu hiện nuốt sặc, giọng nói thay đổi…
Chân tay miệng biến chứng như thế nào?
3. Những biến chứng của tay chân miệng cấp độ 3
Lúc này xuất hiện biến chứng của bệnh tay chân miệng ở tim mạch, hô hấp và thần kinh với mức độ nặng.
– Mạch đập rất nhanh, lớn hơn 170 lần/phút. Một số trường hợp khác, tay chân miệng biến chứng khiến mạch đập rất chậm, đây là một dấu hiệu rất nặng.
– Lạnh toàn thân hoặc khu trú.
– Vã mồ hôi.
– Tăng huyết áp.
– Rối loạn tri giác.
– Thở nhanh, nhịp thở bất thường.
– Biến chứng bệnh tay chân miệng cấp độ 4
4. Chân tay miệng cấp độ 4,
Ở cấp độ này, bệnh tay chân miệng biến chứng rất nặng, xuất hiện dấu hiệu sốc.
– Biểu hiện sốc là mạch = 0, huyết áp = 0
– Người tím tái
– Phù phổi cấp
– Thở nấc, thậm chí là ngừng thở
– Ngất xỉu
Biến chứng của chân tay miệng cấp độ 4 rất nguy hiểm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy tay chân miệng cấp độ 1 không quá nguy hiểm. Tuy vậy, bệnh nhân cần được điều trị kết hợp với dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời, tái khám định kỳ với bác sĩ.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì, bệnh có thể tiến triển lên cấp độ 2, 3, 4. Ở những cấp độ này, biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em và người lớn cực kỳ nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
II – 3 dấu hiệu biến chứng tay chân miệng cần đưa tới cơ sở y tế gấp!
Dưới đây là 3 dấu hiệu biến chứng bệnh tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gấp, đề phòng đe dọa đến tính mạng.
– Sốt cao kéo dài và không đáp ứng điều trị:
Khi bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C kéo dài trong vòng 48 giờ và không đáp ứng thuốc điều trị, bệnh nhân cần nhập viện ngay lập tức để được uống thuốc hạ sốt đặc biệt dưới sự chỉ định của bác sĩ.
– Giật mình liên tục:
Giật mình là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh – một trong các biến chứng của tay chân miệng rất nguy hiểm. Người nhà cần quan sát xem bệnh nhân có giật mình nhiều không. Nếu có, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
– Quấy khóc dai dẳng đối với trẻ con
Trẻ sẽ quấy khóc liên tục, thậm chí quấy khóc cả đêm, cứ khoảng 15-20 phút lại với khóc một lần.
Ngoài ra còn có một số biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng khác để nhận biết là nôn nhiều, nôn khan, khó thở, khó nuốt, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, giọng nói biến đổi…
Quấy khóc dai dẳng là một dấu hiệu biến chứng của bệnh chân tay miệng.
Như vậy chúng ta đã biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn và trẻ em. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về bệnh tay chân miệng, cũng như cách chăm sóc da cho người lớn và trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!