Bệnh tay chân miệng có lây không? Dược sĩ giải đáp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, con gái em năm nay 2 tuổi và đã đi mẫu giáo. Gần đây, em thấy thông tin dịch tay chân miệng đang bùng phát. Vì thế, em cảm thấy khá lo lắng không biết bệnh chân tay miệng có lây không. Mong dược sĩ giải đáp giúp em câu hỏi tay chân miệng có bị lây không?”
Bị chân tay miệng có lây không?
Dưới đây là lời giải của dược sĩ Yoosun rau má cho câu hỏi chân tay miệng có bị lây không? Cùng theo dõi các bạn nhé!
I – Bé bị tay chân miệng có lây không?
Với câu hỏi trẻ em bị tay chân miệng có lây không? dược sĩ của nhãn hàng kem bôi da Yoosun rau má xin được giải đáp như sau:
Bệnh tay chân miệng được xem là bệnh truyền nhiễm, do hai chủng virus gây ra là Coxsackievirus hoặc Enterovirus.
Theo từng năm và từng vùng khác nhau, đặc điểm dịch tễ và phân bố của virus cũng khác nhau. Trong đó, năm nào chủng Enterovirus chiếm ưu thế sẽ gây ra dịch tay chân miệng nghiêm trọng hơn, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Bị tay chân miệng có bị lây không?
Đối tượng chính mắc tay chân miệng là trẻ em dưới 3 tuổi. Vì trẻ giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Đồng thời, trong quá trình vui chơi hoặc đi nhà trẻ, trẻ thường có thói quen bò trườn, nên dễ tiếp xúc phải virus gây bệnh.
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Nhưng thường phát triển mạnh nhất vào từ khoảng tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 12.
Như vậy, bé nhà bạn đang đi mẫu giáo cần cẩn thận trước nguy cơ bị lây nhiễm chân tay miệng.
(>> Xem thêm: Trẻ bị chân tay miệng có kiêng gió không? Dược sĩ giải đáp )
II – Những con đường lây của bệnh tay chân miệng
Chúng ta đã biết bệnh tay chân miệng có bị lây không. Vậy đâu là con đường lây bệnh tay chân miệng.
Có hai con đường chính làm lây truyền bệnh tay chân miệng là đường tiêu hóa và đường hô hấp.
Bởi vì, virus tay chân miệng thường tồn tại trong dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, sổ mũi… làm lan truyền trong không khí, trong dịch của các bọng nước hoặc tồn tại trong phân của người bệnh.
Trong điều kiện môi trường bình thường, virus có thể tồn tại khá lâu trên các bề mặt như đồ chơi, sàn nhà, mặt bàn ghế, quần áo, ly chén…
Nếu bé tiếp xúc với các bề mặt chứa virus gây bệnh, rất dễ mắc tay chân miệng.
Virus tay chân miệng có thể tồn tại khá lâu trong điều kiện môi trường bình thường.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?
– Ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
– Đối với trẻ đã đi mẫu giáo, mẹ có thể cho bé nghỉ học khi trong lớp có bạn bị tay chân miệng.
– Thường xuyên khử khuẩn đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn ghế, đồ dùng… nhất là thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát.
– Cho trẻ ăn đồ ăn đã chín kỹ.
– Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cần cho bé nghỉ học và đưa bé tới các sở y tế để thăm khám.
Qua đây, chúng ta đã biết bệnh chân tay miệng có bị lây không cũng như các con đường lây truyền bệnh chân tay miệng. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!