Trẻ bị tay chân miệng có sốt không? Sốt mấy ngày? Giải đáp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, dạo gần đây dịch tay chân miệng đang bùng phát. Tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này nên có một câu hỏi muốn nhờ dược sĩ tư vấn giúp. Đó là, trẻ bị chân tay miệng có sốt không? Nếu có, trẻ bị chân tay miệng sốt mấy ngày? Xin cảm ơn dược sĩ!”
Dưới đây là giải đáp của dược sĩ Yoosun.vn đối với câu hỏi bệnh tay chân miệng có sốt không và bé bị tay chân miệng sốt mấy ngày?
Bệnh chân tay miệng có sốt không? Bị tay chân miệng sốt mấy ngày?
I – Bé bị tay chân miệng có sốt không?
Đối với câu hỏi bệnh tay chân miệng có sốt không, dược sĩ xin giải đáp như sau:
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh tay chân miệng có những biểu hiện như cảm cúm thông thường. Lúc này, trẻ bắt đầu sốt, nhiệt độ khoảng 37,5 đến 39 độ C. Bên cạnh sốt chân tay miệng, trẻ còn có các dấu hiệu mệt mỏi, đau họng, chán ăn…
Ở 1 – 2 ngày tiếp theo, không chỉ dừng lại ở việc trẻ bị tay trong miệng bị sốt, mà trong miệng còn xuất hiện nhiều vết loét, da phát ban dưới dạng phòng nước.
Trẻ bị tay chân miệng sốt cao.
Ngoài thể cấp tính thường gặp, chân tay miệng còn có thể tồn tại ở hai thể khác là thể tối cấp và thể không điển hình.
Chân tay miệng có bị sốt không?
Thế tối cấp thường diễn biến nhanh, thậm chí dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 đến 48 giờ. Thể không điển hình không có triệu chứng rõ ràng hoặc có rất ít triệu chứng. Vì thế cũng có trường hợp trẻ không sốt khi bị chân tay miệng.
II – Trẻ bị tay chân miệng thường sốt mấy ngày?
Như vậy, chúng ta đã biết trẻ bị chân tay miệng có sốt không. Bây giờ chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc tiếp theo là, trẻ sốt tay chân miệng thường kéo dài trong bao lâu?
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em được chia thành 4 giai đoạn diễn tiến là:
– Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài 3 đến 7 ngày. Lúc này cơ thể trẻ bị nhiễm virus.
– Giai đoạn khởi phát: kéo dài 1 đến 2 ngày với các triệu chứng tương tự như cảm cúm.
– Giai đoạn toàn phát: 3 đến 10 ngày với triệu chứng điển hình hơn là loét miệng, phỏng nước. Ngoài ra cũng có thể sốt và nôn ói.
– Giai đoạn phục hồi: thường diễn ra khoảng 3 đến 5 ngày sau khi phát bệnh.
Bé bị sốt tay chân miệng.
Như vậy có thể thấy, triệu chứng trẻ bị sốt tay chân miệng xuất hiện ở giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.
Nên bé bị tay chân miệng sốt cao kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày hoặc nhiều hơn. Nếu bé sốt cao trên 2 ngày, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
III – Cách hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng
Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, trong đó có hạ sốt cho trẻ.
Dưới đây là một số cách hạ sốt chân tay miệng ở trẻ em:
– Nếu trẻ bị sốt chân tay miệng kèm theo nôn ói, tiêu chảy… cần bù nước và chất điện giải cho bé bằng cách uống Oresol.
– Cho bé mặc quần áo thoáng mát không cần đùm quá kỹ. Bởi vì mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, thậm chí ngấm ngược lại cơ thể gây cảm lạnh.
– Mẹ có thể nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt khô rồi chườm lên trán cho trẻ sốt chân tay miệng. Thực hiện liên tục cho đến khi hạ sốt.
– Trẻ bị sốt do chân tay miệng cần được ở trong môi trường thoáng khí, sạch sẽ.
– Trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng sốt cao liên tục, không đáp ứng thuốc hạ sốt paracetamol, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám. Qua đó, bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đặc biệt cho trẻ.
Trẻ bị chân tay miệng sốt cao.
Như vậy chúng ta đã giải đáp được câu hỏi bé bị tay chân miệng có sốt không?Nếu mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 trong giờ hành chính.
Tham khảo thêm:
- Bệnh tay chân miệng có ngứa không? Mẹo giảm ngứa khi bị tay chân miệng
- Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!