Nốt thuỷ đậu có mủ trắng nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nốt thủy đậu có mủ trắng là khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trên da. Bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn thành nhiễm trùng máu hoặc đơn thuần là để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
I – Hình ảnh nốt thủy đậu bị mưng mủ
Dưới đây là một số hình ảnh của nốt thủy đậu có mủ để bạn có thể nhận biết.
Thủy đậu mưng mủ trắng.
Thủy đậu bị mưng mủ.
II – Nguyên nhân khiến thủy đậu có màu trắng là gì?
Trong các trường hợp bình thường, nốt thủy đậu khi mọc lên sẽ có màu hơi đỏ hồng, nước bên trong nốt này có màu trong suốt.
Sau khoảng 7 đến 10 ngày, nốt thủy đậu sẽ tự đóng vảy, sau đó bong ra và ít để lại sẹo.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết thủy đậu có mủ. Hiện tượng này xuất hiện là do vi khuẩn tấn công, gây bội nhiễm da.
Có hai nguyên nhân chính gây bội nhiễm da là:
– Vệ sinh các nốt thủy đậu không đúng cách.
– Nốt thủy đậu bị vỡ do gãi ngứa hoặc ma sát mạnh khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công.
Như vậy chúng ta đã biết nguyên nhân khiến các nốt thủy đậu mưng mủ. Vậy tình trạng thủy đậu màu trắng có nguy hiểm không?
III – Khi nốt thủy đậu bị mưng mủ có nguy hiểm không?
Nhìn chung thủy đậu có màu trắng không quá nguy hiểm. Nhưng chúng rất dễ để lại sẹo lõm sau khi khỏi.
Các vết sẹo này thực sự mất thẩm mỹ nếu chúng xuất hiện trên mặt.
Vì thế, khi bị thủy đậu chúng ta nên chăm sóc và xử lý các nốt thủy đậu đúng cách để không bị mưng mủ.
Tình huống nguy hiểm nhất sẽ là vi khuẩn thông qua da gây nhiễm trùng máu.
Lúc này, bệnh nhân cần nhập viện ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
IV – Thủy đậu có mủ phải làm sao? Cách xử lý
Với câu hỏi này kem Yoosun rau má sinh giải đáp như sau:
– Nếu bị thủy đậu mưng mủ, tự nhiên cần đến các cơ sở y tế sớm để thăm khám và được kê đơn phù hợp.
– Thông thường, khi bị bội nhiễm bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh và bôi các loại thuốc đặc biệt.
– Lưu ý rằng, bệnh nhân tuyệt đối không được gãi khiến các nốt mụn thủy đậu vỡ ra.
Sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý nốt thủy đậu bị mưng mủ.
– Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng bằng đường uống và đường bôi. Việc sử dụng kháng sinh là để tiêu diệt vi khuẩn gây bội nhiễm.
– Bệnh nhân cũng không nên tự ý uống thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
V – Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu mưng mủ
Bệnh nhân bị thủy đậu mưng mủ không nhất thiết phải kiêng tắm mà có thể sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể hàng ngày.
Không nên làm vỡ các nốt mụn nước thủy đậu vì có thể làm tình trạng bội nhiễm nặng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và mau lành bệnh.
Người bị thủy đậu nên kiêng các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chiên rán, các loại gia vị cay, nóng, mặn… để có thể khiến tình trạng mưng mủ nặng hơn.
Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn về các nốt thủy đậu có mủ. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125
Tham khảo thêm:
- Mụn thủy đậu bao lâu thì vỡ? Có nên chọc vỡ nốt thủy đậu không?
- Bị thủy đậu có sốt không? Sốt mấy ngày? Cách hạ sốt khi bị thủy đậu
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!