Bị thủy đậu có sốt không? Sốt mấy ngày? Cách hạ sốt khi bị thủy đậu
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bị thủy đậu có sốt không là một trong những câu hỏi được nhiều độc giả gửi về cho website: https://yoosun.vn/. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem người lớn và trẻ bị thủy đậu có sốt không?
I – Người lớn và bé bị thủy đậu có sốt không?
Đa phần người mắc thủy đậu sẽ có triệu chứng sốt. Tuy vậy cũng có một vài trường hợp không bị sốt khi bị thủy đậu.
Sốt thường xuất hiện trước 1 – 2 ngày rồi các triệu chứng điển hình khác của bệnh thủy đậu như phát ban, mọc mụn nước, đau cơ, đau đầu mới xuất hiện.
Thủy đậu có bị sốt không?
Sốt thủy đậu ở trẻ em và người lớn có mức độ không giống nhau. Mức độ sốt phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Người lớn và trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày? Đối với trường hợp mắc thủy đậu lành tính, sốt thường kéo dài 2 đến 3 ngày.
Cũng có trường hợp sốt ngắn hơn và cũng có trường hợp sốt lâu hơn, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Bệnh thủy đậu sốt mấy ngày?
Ngoài ra chắc hẳn bạn cũng băn khoăn tiêm thủy đậu có sốt không.
Câu trả lời là có thể. Bởi vì sốt được xem là một trong những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu.
Các phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa thủy đậu thường không quá nguy hiểm và cũng rất ít khi xuất hiện. Do đó bạn không cần lo lắng khi bị sốt, phát ban, sưng đỏ ở vị trí tiêm vắc xin thủy đậu.
Tiêm mũi thủy đậu có sốt không?
II – Nguyên nhân gây sốt thủy đậu ở người lớn và trẻ em
Thủy đậu bị sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn giúp chống lại bệnh này.
Khi virus gây bệnh thủy đậu tấn công, hệ miễn dịch sẽ tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn. Lúc này não sẽ nóng hơn và gây ra cơn sốt.
Đáp lại với điều này cơ thể sẽ tự làm mát bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến da. Cơ chế này có thể khiến cơ thể rùng mình và gây đau cơ.
Qua đây chúng ta đã biết nguyên nhân khiến người lớn và trẻ bị sốt khi bị thủy đậu. Vậy làm thế nào để hạ sốt khi bị thủy đậu? Theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời bạn nhé!
III – Cách hạ sốt khi bị thủy đậu bạn nên biết!
Dưới đây là một số giải pháp giúp hạ sốt cho trẻ khi bị thủy đậu:
– Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 4 đến 6 tiếng, nếu trẻ vẫn sốt cao cho trẻ uống liều hạ sốt thứ hai.
– Cho trẻ uống thuốc kháng Histamin để giảm ngứa do mụn nước thủy đậu.
– Uống thuốc an thần để chống co giật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
– Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.
Bệnh nhân bị thủy đậu cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ!
Ngoài ra có thể tiến hành chườm mát để hạ nhiệt cho trẻ.
Đảm bảo cho trẻ mặc đủ ấm, ở trong phòng tránh gió, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để nhanh bình phục.
Chấm xanh methylen lên các nốt mụn thủy đậu để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Bệnh nhân cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
IV – Lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị sốt do thủy đậu
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị sốt do thủy đậu, người nhà nên lưu ý:
– Đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức nếu sốt cao liên tục trong vòng 48 giờ không hạ, có thể kèm theo các triệu chứng khó thở, co giật… Bởi vì bệnh nhân có thể đã mắc các biến chứng của thủy đậu.
– Rác thải của bệnh nhân cần được xử lý và vứt đúng nơi quy định để không làm lây nhiễm cho người khác.
– Trong quá trình mắc thủy đậu, bệnh nhân không nên tiếp xúc với nhiều người nhằm hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng.
– Không nên tự ý nặn các nốt mụn thủy đậu vì có thể gây bội nhiễm, rất nguy hiểm.
Qua đây chúng ta đã biết được bệnh thủy đậu có bị sốt không và cách hạ sốt nhanh cho người bị thủy đậu. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!