Liệu da khô có bị mụn không? Giải đáp từ dược sĩ
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ: Em tìm hiểu thông tin trên mạng thì thấy mụn thường xuất hiện trên da dầu. Vậy liệu da khô có bị mụn không? Mong được dược sĩ giải đáp giúp em ạ”
Da khô có bị mụn không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm
I – Da khô có bị mụn không?
Nhiều người vẫn cho rằng, mụn chỉ thật sự xuất hiện và phát triển ở các làn da dầu nhưng thực chất bất kì loại da nào cũng có thể sống chung với mụn. Da khô không gặp quá nhiều từ vấn đề tuyến nhờn khi luôn sản xuất ở mức thấp hay cân bằng nhưng các yếu tố còn lại cũng đủ để bạn phải đối mặt với mụn.
Ngoài ra, mụn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi teen – tuổi dậy thì (từ 8 -25 tuổi) – là thời điểm mà hầu hết nam nữ đều có mụn trứng cá ở nhiều mức độ. Do đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn – kết hợp với vi khuẩn gây mụn sinh ra khi lỗ chân lông bị bít tắc làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
II – Nguyên nhân da khô vẫn bị mụn
Da khô bị mụn thường dễ xuất hiện trên nền da thiếu ẩm hay bong tróc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến làn da khô hay gặp phải tình trạng mụn tái diễn thường xuyên.
1. Da không được cấp ẩm
Da của chúng ta được bảo vệ và cung cấp độ ẩm bởi nước (hydro) và dầu (lipid). Lớp lipid hoạt động như một tấm màng bảo vệ, giúp ngăn chặn vi khuẩn, nấm và duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, khi da không đủ ẩm, lớp lipid sẽ bị phá vỡ, không thể bảo vệ da và khả năng tạo tế bào mới giảm đi. Kết quả là da sẽ trở nên khô, ngứa và dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn do vi khuẩn tấn công.
Đồng thời, khi da thiếu ẩm, tự nhiên da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để cố gắng bù đắp cho sự mất nước. Lúc này, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da khi lớp lipid đã mất kết hợp với sự tiết dầu ồ ạt như vậy có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng mụn kéo dài.
Da khô bị mụn do không được cấp ẩm đủ.
2. Da khô bị mụn do không tẩy tế bào chết thường xuyên
Khi bạn không tẩy tế bào chết đều đặn, lớp da chết có thể bám lại trên bề mặt da. Tế bào chết kết hợp với dầu và bụi bẩn còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này, dầu và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt bên trong, gây ra mụn trứng cá và mụn viêm ồ ạt trên da.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp khiến da khô nổi mụn
Kem dưỡng ẩm có thể khiến lỗ chân lông của bạn bị bít tắc nếu có thành phần không phù hợp với da. Có rất nhiều thành phần dưỡng ẩm nổi tiếng như Mineral oil, Glycerin, Hyaluronic Acid,…nhưng không phải tất cả thành phần dưỡng ẩm này đều phù hợp với da bạn.
Dùng kem dưỡng ẩm không phù hợp cũng gây mụn trên da khô.
Ngoài ra, việc dùng kem dưỡng ẩm ban đêm cho bạn ngày cũng là một nguyên nhân khiến mụn hình thành trên da khô. Bởi lớp kem dưỡng ban đêm thường dày và nhiều dưỡng chất có thể làm da “khó thở”, tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn và ô nhiễm môi trường bám vào da. Điều này có thể gây kích ứng, mụn và tình trạng da không đều màu xảy ra.
4. Da khô bị mụn do không tẩy trang kỹ
Trong một ngày, da tiếp xúc với ô nhiễm, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Nếu không tẩy trang, các chất này có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến mụn và tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, trong các loại mỹ phẩm cũng có thể chứa các chất có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi bạn không tẩy trang sau ngày dài, mỹ phẩm và dầu thừa sẽ bám lại trên da, làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mụn.
5. Căng thẳng, stress, mụn nội tiết
Căng thẳng và stress có thể góp phần vào tình trạng mụn trên da. Khi bạn trải qua tâm lý hay cảm xúc tiêu cực, cơ thể sản xuất hormone cortisol gây ra sự mở rộng của tuyến dầu và tăng tiết bã nhờn trên da. Điều này khiến lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn và gây ra mụn.
Mụn nội tiết trên da khô vào giai đoạn dậy thì.
Như vậy, với những nguyên nhân nêu trên chắc hẳn phần nào bạn đã biết được da khô có bị mụn không? Nếu như bạn có câu hỏi nào cần được hỗ trợ ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!