Nóng trong người nổi rôm sảy: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nóng trong người nổi rôm sảy là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Hiện tượng này nếu như kéo dài không có biện pháp điều trị có thể gây khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu để nắm được nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục và phòng tránh hiệu quả.
I – Nóng trong người nổi rôm sảy là như thế nào?
Đối tượng nào cũng có thể bị nóng trong nổi rôm sảy. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh hơn cả. Đây là tình trạng phát ban nhiệt hoặc phát ban do nóng trong người.
Khi trẻ bị nóng trong người nổi rôm sảy sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ có màu đỏ khắp cơ thể. Đặc biệt là những vùng ra nhiều mồ hôi như lưng, cổ, vùng trán, mặc tã lót hoặc những vùng có nếp gấp.
Nhiều trẻ bị nóng trong nổi rôm sảy.
Khi thời tiết trở nên mát hơn, trẻ ít đổ mồ hôi thì tình trạng nóng trong nổi rôm sảy cũng có thể được cải thiện nhanh hơn. Nếu như trẻ bị phát ban nghiêm trọng nếu không được điều trị, xử lý đúng cách khiến cho da bị tổn thương và phát ban lan rộng. Thậm chí, có một vài trường hợp bị nhiễm trùng và biến chứng toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu bên ngoài của nóng trong người nổi rôm sảy thường không giống nhau ở mọi trường hợp. Chúng được phân thành nhiều dạng khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Ban bạch
Loại phát ban này thường chỉ gặp ở trẻ dưới 1 tháng tuổi. Chúng thường nổi thành từng đám xuất hiện ở 2 bên gò mát, trán, cằm và mũi của trẻ.
Ở chính giữa mỗi ban thường có một chấm màu trắng, khi sờ vào sẽ cảm thấy hơi cứng, sần sùi. Ngoài ra, vùng da lân cận không chuyển sang màu đỏ và ít khi gây ngứa ngáy. Ban bạch thường nổi theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2 cho đến 5 ngày và một số trường hợp có thể diễn ra trong vài tuần.
2. Ban kê đỏ
Nếu so sánh với ban bạch thì ban kê đỏ thường phổ biến hơn và hầu như trẻ nhỏ nào cũng xuất hiện vết ban này. Ban kê đỏ bao gồm những nốt li ti có màu đỏ, hồng xuất hiện với mức độ dày đặc và có thể xen kẽ cả những bóng nước.
Đặc điểm nổi bật của ban kê đỏ đó chính là gây cảm giác ngứa rát, châm chích trên da. Chúng thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, khi quá trình thoát nhiệt trên da bị hạn chế hoặc do tuyến mồ hôi bị ứ nghẽn do bít tắc lỗ chân lông ở mức độ sâu hơn lớp thượng bì.
Khi bị rôm sảy trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy nhiều. Nên có xu hướng đưa tay lên gãi gây trầy xước làn da nên cảm thấy khó chịu và quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ.
3. Ban kê sâu
Ban kê sâu hay còn có tên gọi khác là ban kê mủ đây là dạng phát ban nhiệt ít gặp. Ban kê sâu xảy ra khi trẻ bị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tắc nghẽn phần sâu hơn của tuyến mồ hôi. Từ đó, khiến cho da bị viêm nhiễm sâu hơn, kèm theo tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng thứ phát.
Ban kê sâu thường có đặc điểm chung là mụn cứng có màu sậm hơn. Ngoài ra, chúng thường ít ngứa hơn rôm sảy sâu nhưng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm bởi có thể gây kiệt sức do nhiệt.
II – Nguyên nhân trẻ bị nóng trong rôm sảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người nổi rôm sảy như:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thực phẩm trẻ ăn hàng ngày cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nóng trong người bị nổi rôm sảy. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp đủ các loại dưỡng chất từ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Ăn uống sai cách không khoa học gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, điển hình là chứng nóng trong người.
4 nhóm thực phẩm được cung cấp vào cơ thể cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Nếu cha mẹ cho con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, bột đường… trẻ dễ có cảm giác nóng trong người.
Trẻ bị nóng trong nổi rôm sảy có thể do chế độ ăn.
Bởi không chỉ các nhóm thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, lượng nước cần cho quá trình chuyển hóa chất sinh năng lượng trong cơ thể cũng bị thiếu hụt gây nên tình trạng khát nước, nóng trong người.
Khi trẻ ăn ít chất xơ cũng có thể gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ kích thích làm tăng nhu động ruột, thức ăn không ứ đọng lâu và dễ dàng đi qua ruột. Chất xơ giúp tống các chất độc trong ống tiêu hóa, đồng thời hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại trong đại tràng.
Ngoài ra, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, việc chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm cũng có thể gây nên sự thay đổi đột ngột cho hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này khiến cơ thể trẻ không có thời gian kịp thích nghi nên hình thành nhiều độc tố trong hệ tiêu hóa do thức ăn chưa được tiêu hóa kịp, gây nhiệt trong cơ thể.
2. Uống quá ít nước
Nước rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, chúng cần thiết cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận. Trong quá trình trẻ hoạt động hàng ngày, cơ thể bị mất nước thông qua các hoạt động như đi tiểu, đổ mồ hôi,…
Khi trẻ uống không đủ nước có thể làm cho quá trình bài tiết bị cản trở, chất thải không bài xuất được ra ngoài gây nóng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nóng trong người nổi rôm sảy.
3. Nóng trong nổi rôm sảy do ảnh hưởng từ sữa mẹ
Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến khả năng tiêu hóa và chịu đựng thức ăn kém. Chế độ ăn của người mẹ có thể gây nên một số vấn đề về sức khỏe của trẻ trong đó có nóng trong người bị nổi rôm sảy.
Nóng trong nổi rôm sảy có thể do nguồn sữa mẹ.
Việc mẹ ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, trứng, cá, hải sản có thể dẫn đến tình trạng nóng trong ở những trẻ đang bú sữa mẹ. Chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ bị nóng trong.
4. Bị ốm sốt
TKhi bị sốt thân nhiệt cao hơn bình thường nên da cũng tăng nhiệt theo và hình thành những vết ban đỏ.Nguyên nhân có thể là do khi bị sốt phát ban, triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát sau 1-2 tuần nhiễm virus. Đa số sẽ bị nóng trong người nổi rôm sảy do nguyên nhân này thường khá lành tính và sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn nếu như được chăm sóc tốt.
5. Trẻ sống trong môi trường có nhiệt độ cao
Khi trời nóng, cơ thể trẻ em tiết ra nhiều mồ hôi hơn để hạ nhiệt. Tuy nhiên, tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mồ hôi, khiến mồ hôi ứ đọng dưới da và hình thành các nốt mụn rôm sảy.
Môi trường ẩm ướt khiến mồ hôi khó thoát ra ngoài, càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mồ hôi và nổi rôm sảy.
6. Vận động trong thời gian dài
Khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu mồ hôi không được thoát ra ngoài kịp thời, có thể dẫn đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi và hình thành các nốt mụn rôm sảy.
Vận động khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn tuyến mồ hôi và nổi rôm sảy.
Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Chính vì vậy, làm cản trở con đường thoát nhiệt qua da.
III – Dấu hiệu nhận biết nóng trong người nổi rôm sảy
Vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng, trẻ thường bị nóng trong người nổi rôm sảy hơn bình thường. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ và nhận biết các dấu hiệu sớm để có biện pháp xử lý phù hợp.
Dưới đây là một số triệu chứng nóng trong người nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ:
1. Triệu chứng cơ bản
Hiện tượng nóng trong nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu điển hình như:
Khi mới xuất hiện, những vết rôm sảy thường mọc nông, rải rác tại một số vị trí hoặc khắp cơ thể nhìn giống như phát ban trong thời gian khoảng 1 ngày.
Sau đó, các vết đỏ mọc mụn nhỏ li ti có thể có chứa một ít nước hoặc không. Dấu hiệu này thường xảy ra trong khoảng 3 cho đến 4 ngày.
Rôm sảy xuất hiện từng mảng trên cơ thể trẻ.
Trẻ khi nóng trong người còn cảm thấy ngứa ngáy, châm chích tại những vị trí rôm xuất hiện.
Ngoài ra, một số trẻ bị nóng trong còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Da khô hơn, dễ bong tróc, táo bón, hơi thở nóng hoặc có mùi hôi…
2. Triệu chứng rôm sảy tiến triển nặng
Nếu tình trạng nóng trong người nổi rôm sảy không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng với một số triệu chứng sau:
– Mụn li ti có xu hướng to dần thậm chí bị vỡ ra gây nhiễm trùng, mủ nước.
– Trẻ có dấu hiệu bị kiệt sức vì nhiệt, không có khả năng đổ mồ hôi.
– Trẻ sốt cao kèm theo ớn lạnh.
– Trẻ bị nổi rôm sảy kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng, nách.
– Trẻ quấy khóc liên tục, bỏ bú, bỏ ăn và khó chịu, ngứa dữ dội.
IV – Trẻ nóng trong người nổi rôm sảy có nguy hiểm không?
Nóng trong người bị nổi rôm sảy là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thường không gây nguy hiểm. Thông thường, rôm sảy sẽ tự biến mất sau khoảng 5-7 ngày nếu bạn làm khô và mát da giúp vết thương mau lành.
Nhưng nếu cha mẹ chủ quan không tìm cách khắc phục và can thiệp điều trị sớm, tình trạng rôm sảy có thể tiến triển nặng gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:
1. Nhiễm trùng da
Trẻ bị nóng trong người nổi rôm sảy thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên có xu hướng đưa tay lên gãi để giảm cơn ngứa. Điều này có thể khiến cho làn da bị trầy xước, tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm tấn công xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
Trẻ bị rôm sảy nếu không điều trị đúng cách có thể nhiễm trùng da.
Khi bị nhiễm trùng da sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như sưng, đau nhức, mưng mủ… Nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ.
2. Viêm da mạn tính
Rôm sảy xuất hiện nếu không được xử lý khiến cho khả năng tự bảo vệ của da bị suy giảm. Lỗ chân lông bít tắc không thể phục hồi từ đó dẫn tới tình trạng viêm da mạn tính.
Lúc này, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như da khô, dễ bong tróc, ngứa ngáy. Đặc biệt, tình trạng rôm sảy có thể tái phát thường xuyên.
V – Cách xử lý nóng trong người bị rôm sảy
Khi trẻ xuất hiện tình trạng nóng trong người bị rôm sảy mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý dưới đây:
1. Khắc phục nóng trong người nổi rôm sảy tại nhà
Đối với những trường hợp trẻ bị nóng trong người bị rôm sảy ở mức độ nhẹ mẹ có thể tham khảo và sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để cải thiện các triệu chứng như:
1.1. Mướp đắng
Đây là loại quả có vị đắng, tính lạnh có tác dụng giải nhiệt tốt. Theo y học hiện đại, mướp đắng cũng có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy. Trong mướp đắng còn chứa nhiều vitamin C, chất khoáng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn xay nhuyễn mướp đắng lấy phần nước cốt rồi đun sôi cùng nước để lấy nước tắm hàng ngày.
1.2. Lá trà xanh trị nóng trong nổi rôm sảy
Theo y học cổ truyền, lá trà xanh có tính mát, vị đắng có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt chống rôm sảy. Trong y học hiện đại cũng cho thấy, trong lá trà có chứa các axit amin tự do, vitamin A, B2, B5 giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng sưng viêm…
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy lá trà xanh rửa sạch đun với nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, đợi nước ấm dùng để tắm cho bé.
13. Trị rôm sảy bằng Yoosun Rau má
Trẻ nhỏ bị nổi rôm sảy do nóng trong người cũng có thể sử dụng các loại kem bôi để làm dịu da, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, làn da của trẻ còn mỏng manh, nhạy cảm do đó bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn cho da.
Làm dịu vết mẩn ngứa do rôm sảy bằng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn sản phẩm nào cho trẻ bị rôm sảy có thể tham khảo sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má.
Thành phần chính của Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má là chiết xuất rau má, hoạt chất Bisabolol và chiết xuất củ gừng. Nhờ đó, góp phần làm sạch da và ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa.
Đồng thời, bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây viêm, làm mềm da và dịu các nốt mẩn đỏ.
Sản phẩm không chứa paraben, không xà phòng, không cồn, không sulfate, không silicon nên đảm bảo an toàn khi sử dụng, không gây kích ứng. Mẹ có thể sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để tắm gội hàng ngày cho bé.
Để cải thiện các triệu chứng rôm sảy do nóng trong nhanh hơn bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Sản phẩm có chứa một số thành phần như: Dịch chiết rau má, hoạt chất Chlorhexidine, vitamin E, D-panthenol giúp giải quyết các vấn đề về da như rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã…
Sau khi tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má bạn dùng khăn lau khô người rồi lấy một lượng kem Yoosun Rau má thoa và massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu hơn.
2. Trị nóng trong người nổi rôm sảy bằng thuốc
Trong trường hợp tình trạng rôm sảy không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc mụn rôm có mủ, bị vỡ, nhiễm trùng bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống hoặc bôi nhằm cải thiện tình trạng.
– Thuốc kháng histamin: Giảm triệu chứng rôm sảy và phản ứng dị ứng. Có thể sử dụng qua đường uống hoặc bôi.
– Thuốc chống viêm: Chẳng hạn như corticosteroid giúp giảm ngứa, giảm viêm, kích ứng da.
– Kem bôi ngoài da: Bác sĩ có thể kê kem bôi Calamine giúp giảm ngứa ngáy, đau rát, làm khô các nốt mụn đỏ trên da.
Khi cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong khi sử dụng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
VI – Phòng tránh nóng trong người nổi rôm sảy bằng cách nào?
Bạn có thể phòng tránh nóng trong người nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ bằng một số cách dưới đây:
1. Bổ sung hoa quả, rau xanh giàu chất xơ
Để tránh bị nóng trong người nổi rôm sảy thì việc xây dựng chế độ ăn rất quan trọng. Bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính giải nhiệt, hỗ trợ chức năng ga cũng là một trong những phương pháp giúp làm mát cơ thể từ bên trong.
Cho trẻ ăn hoa quả giàu vitamin.
Đối với trẻ đã ăn dặm bạn nên cho trẻ ăn cam, bưởi, dưa leo, cà chua, dưa hấu… để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể giúp tăng quá trình thải độc của gan.
2. Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát
Bạn nên cho trẻ vui chơi và nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng. Khi thời tiết quá nóng bạn nên bật điều hòa, sử dụng quạt để hạ nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Không nên để chạy nhảy, vui chơi quá độ. Bởi đây cũng là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao và khiến hiện tượng nóng trong nổi rôm sảy càng khó kiểm soát.
3. Uống đủ nước
Bạn cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị thiếu hụt nước. Đồng thời, làm mát và đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài nước lọc bạn có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả, nước ép rau củ…
4. Giữ làn da của trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng
Để tránh bị rôm sảy bạn nên giữ cho làn da của bé sạch sẽ, khô thoáng. Bạn nên tắm cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày rồi dùng khăn thấm khô nước để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, bụi bẩn.
Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi trẻ bị nóng trong người nổi rôm sảy. Nếu bạn còn có câu hỏi nào muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthdirect.gov.au/heat-rash
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!