Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 31/07/2024

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không? Có lây không?

14 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một dạng viêm da cơ địa do vi khuẩn và tiến triển phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, tăng nguy cơ hoại tử da. Vì có sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút và vi nấm nên nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh thì nguy cơ bạn lây nhiễm là khá cao.

I – Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng viêm da cơ địa bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và nấm. Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính khiến da bị khô, viêm và ngứa. vùng da bị tổn thương dễ bị vi khuẩn như n tụ cầu vàng, tụ khuẩn liên cầu… xâm nhập hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Khi mới mắc bệnh viêm da cơ địa, người bệnh chỉ bị nóng rát, đau nhẹ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bị bội nhiễm, làn da sẽ sưng viêm, phù nề, đau nhức, nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Kèm theo đó các là triệu chứng toàn thân khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Khi tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm trở nên nặng và nghiêm trọng, việc điều trị sẽ gặp nhiều thách thức do vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại thuốc, kể cả các loại kháng sinh thế hệ mới.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gìViêm da cơ địa bội nhiễm xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và nấm.

II – Triệu chứng của bệnh bội nhiễm viêm da cơ địa

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm tương tự như viêm da cơ địa nhưng mức độ nặng hơn.

Các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có thể gồm: ngứa dữ dội, da phồng rộp, nóng rát, da đỏ, chảy mủ trắng hoặc vàng ở vùng da tổn thương. Nhiễm trùng nặng cũng có thể gây sốt và ớn lạnh cũng như các triệu chứng khác giống bệnh cúm.

1. Ngứa da dữ dội

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bội nhiễm viêm da cơ địa. Cảm giác ngứa da dữ dội khiến người bệnh luôn muốn gãi, làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2. Da đỏ

Làn da của bệnh nhân bị viêm da cơ địa bội nhiễm bị nổi mẩn đỏ, có thể có thể thành từng mảng lớn.

3. Da sưng

Vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa bội nhiễm bị sưng tấy, phù nề, đặc biệt là ở các nếp gấp da.

4. Da chảy dịch

Mụn nước nổi trên da bị vỡ làm chảy dịch, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

5. Mụn mủ kèm đau nhức

Bệnh nhân viêm da cơ địa bội nhiễm còn bị nổi mụn mủ do vi khuẩn xâm nhập, có thể gây đau nhức.

Dấu hiệu bội nhiễm viêm da cơ địaViêm da cơ địa bội nhiễm gây tổn thương nghiêm trọng tại lớp biểu bì da.

6. Da đóng vảy, loét da

Vảy tiết sau khi da khô lại, có thể bong tróc. Da bị tổn thương nặng, dẫn đến loét da gây đau đớn cho người bệnh.

7. Sưng nóng, sưng hạch bạch huyết

Vùng da bị viêm da cơ địa bội nhiễm nóng rát, sưng nóng, tấy đỏ. Hạch bạch huyết ở khu vực gần da bị tổn thương có thể sưng to.

8. Sốt, mệt mỏi

Bệnh nhân có thể xuất hiện sốt nếu tình trạng nhiễm trùng nặng. Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Lưu ý: Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm ở mỗi người có thể khác nhau. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị bội nhiễm viêm da cơ địa, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

III – Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Nguyên nhân chính khiến người lớn và bé bị viêm da cơ địa bội nhiễm là do vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Do nhiễm vi khuẩn

Loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể lây nhiễm bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là vi khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn Staphylococcus Aureus (Staph. Aureus) và Enterobacter asburiae.

Đây là một loại vi khuẩn sống trên da và thường không gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương do bệnh viêm da cơ địa hoặc vùng da bị tổn thương trong vùng phát ban.

Bị bệnh viêm da cơ địa không có nghĩa là bệnh nhân sẽ tự động bị nhiễm tụ cầu khuẩn nhưng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn hơn. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được các dấu hiệu nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương.

Các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn bao gồm:

– Vết đỏ tăng lên hoặc sẫm màu hơn làn da bình thường, tùy thuộc vào màu da của từng người.

– Da nổi lên trông giống như mụn nhọt.

– Chảy dịch màu vàng ở vùng da bị tổn thương.

– Cảm giác ngứa tăng.

– Đau ở vị trí nhiễm trùng.

– Da ấm khi chạm vào.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm Nguyên nhân chính gây bệnh bội nhiễm viêm da cơ địa là do vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập.

2. Nhiễm vi rút

Có một số loại vi rút có thể gây nhiễm trùng da, đặc biệt nếu bạn bị bệnh viêm da cơ địa. Chúng bao gồm:

– Herpes simplex: Herpes simplex thường gây ra vết loét lạnh nhưng có thể phát triển thành bội nhiễm virus herpes. Trẻ em, thanh niên và người không phải da trắng có nguy cơ nhập viện cao hơn vì tình trạng này.

Các triệu chứng bội nhiễm virus herpes bao gồm các mụn nước ngứa và đau có thể xuất hiện mủ màu đỏ, tím hoặc đen và chảy mủ. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt và sưng hạch bạch huyết.

– Enterovirus: Khi enterovirus lây nhiễm bệnh viêm da cơ địa, nó có thể gây ra các tổn thương chứa đầy chất lỏng, biến thành vết loét và sau đó đóng vảy. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em.

– Vi rút đậu mùa: Poxvirus này thuộc họ virus Molluscipox virus và có thể gây bệnh u mềm lây. Những người mắc bệnh viêm da cơ địa có nguy cơ mắc loại nhiễm trùng này cao hơn.

3. Nhiễm trùng nấm

Hai bệnh nhiễm nấm chính có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm da cơ địa là nấm candida và nấm ngoài da.

Các triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm nấm có thể khó phân biệt với bệnh viêm da cơ địa,bao gồm phát ban, đóng vảy, tổn thương hoặc mụn mủ, đau nhức hoặc ngứa. Nấm ngoài da dễ nhận biết hơn vì vùng da bị ảnh hưởng có hình vòng.

4. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm còn có thể phát triển bởi một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:

– Đối tượng đang mắc bệnh do vi khuẩn, người đang mắc bệnh nhiễm trùng ngoài da khi bị viêm da cơ địa.

– Người có làn da khô kèm theo cơ địa dễ kích ứng.

– Người sinh sống trong môi trường nóng ẩm.

– Người thường xuyên mặc đồ chật bó sát khi hoạt động ngoài trời.

– Người thường xuyên tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, lông thú…

Viêm da cơ địa bội nhiễm nấm Thường xuyên cào gãi da cũng là nguyên nhân gây bội nhiễm.

– Đối tượng có thói quen thường xuyên cào, gãi da.

– Vệ sinh da kém tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da, bội nhiễm.

– Thường xuyên dùng thuốc bôi có chứa corticoid – chất chống viêm, chống dị ứng khiến da bị teo, làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị nấm da, nhiễm trùng.

– Tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị viêm da cơ địa mà không có chỉ định, đơn kê từ bác sĩ.

IV – Bội nhiễm viêm da cơ địa nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa bội nhiễm trẻ em và người lớn là một dạng tổn thương da mãn tính, dai dẳng và tái phát thường xuyên khi gặp điều kiện phù hợp. Dù không nguy hiểm đến tính mạng khi xảy ra bội nhiễm, bên cạnh các tổn thương ngoài da, bệnh có thể hình thành các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể là:

1. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tổ chức liên kết da. Đây là một trong các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng, nếu không được điều trị tốt có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Để lại sẹo, vết thâm

Tình trạng viêm nhiễm da lan rộng, bề mặt da bị tổn thương sâu và không thể phục hồi sẽ dẫn đến để lại sẹo và vết thâm trên da gây mất thẩm mỹ.

3. Nhiễm trùng huyết

Nếu vi khuẩn ăn sâu vào tổ chức liên kết da, xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn máu sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây nhiễm độc toàn thân, làm tăng nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm còn ảnh hưởng xấu tới làn da, ngoại hình, chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày và cả hiệu suất công việc vì những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Riêng với những người có cơ địa nhạy cảm, bệnh bội nhiễm viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần còn khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và ngại giao tiếp.

Viêm da cơ địa bội nhiễm nguy hiểm khôngViêm da cơ địa bội nhiễm không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết.

V – Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không?

Bệnh viêm da cơ địa thường không lây lan từ người này qua người khác nhưng có khả năng di truyền ở những người cận huyết. Tức nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ từng bị viêm da cơ địa bội nhiễm thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao.

Tuy nhiên, với bệnh viêm da cơ địa có dấu hiệu bội nhiễm thì khác. Vì có sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút và vi nấm nên nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh thì nguy cơ lây nhiễm là khá cao.

Do đó, để tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm da cơ địa bội nhiễm. Đồng thời tránh dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, chăn, quần áo, gối để phòng lây nhiễm bệnh hiệu quả.

VI – Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thế nào?

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng nhận biết, tiền sử mắc bệnh để chẩn đoán. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm như Patch test để loại trừ các bệnh da liễu khác.

1. Đánh giá lâm sàng

Bác sĩ thăm khám các triệu chứng trên da và toàn thân người bệnh gặp phải thông qua hỏi bệnh nhân.

Tiền sử mắc bệnh của gia đình bệnh nhân cũng được bác sĩ xem xét để chẩn đoán bệnh. Ví dụ, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm mũi dị ứng, theo mùa hoặc quanh năm; hen suyễn rất hữu ích.

2. Xét nghiệm Patch test loại trừ các bệnh da liễu khác

Viêm da cơ địa bội nhiễm đôi khi khó phân biệt với các bệnh về da khác. Người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm Patch test loại trừ các bệnh da liễu khác như:

Viêm da tiết bã nhờn.

– Viêm da tiếp xúc (kích ứng hoặc dị ứng).

– Bệnh vẩy nến.

– Viêm da đồng xu (không dị ứng).

– Bệnh ghẻ.

– Bệnh vảy cá.

– U lympho tế bào T ở da.

– Bệnh da nhạy cảm với ánh sáng.

– Bệnh suy giảm miễn dịch.

– Bệnh đỏ da do nguyên nhân khác.

Cách điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.

3. Xét nghiệm dị ứng loại I

Hiện vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Tuy nhiên, xét nghiệm dị ứng loại I (chích, cào và xét nghiệm nội da hoặc đo nồng độ IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng và nồng độ IgE tổng thể) có thể giúp xác nhận bệnh dị ứng.

4. Nuôi cấy S. aureus

Nuôi cấy S. aureus không được thực hiện thường quy nhưng có thể giúp xác định độ nhạy cảm với thuốc kháng khuẩn toàn thân khi nghi ngờ bị viêm da dị ứng, ví dụ như có vảy màu vàng.

VII – Cách điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Không có cách điều trị dứt điểm và triệt để bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm nhưng các biện pháp hiện nay có khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh. Việc điều trị sớm và đúng cách giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế tối đa nguy cơ để lại biến chứng.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng nặng nên hầu hết được chỉ định dùng thuốc để điều trị nhằm tránh nguy cơ xảy ra biến chứng.

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm bằng thuốc Tây phụ thuộc vào việc nguyên nhân là do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra. Nhiễm vi rút có thể được điều trị bằng thuốc kháng virút hoặc để tự lành.

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh viêm cơ địa nhiễm vi khuẩn nhẹ trước tiên được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ. Một loại kem steroid cũng có thể được sử dụng để giảm viêm.

Thuốc kháng sinh đường uống được dành riêng cho những trường hợp bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm nặng hơn. Nhiễm nấm cũng có thể được điều trị bằng steroid. Nó cũng được điều trị bằng kem chống nấm tại chỗ.

Ngoài các loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ hoặc dạng uống, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau, chống dị ứng và kem phục hồi da để đảm bảo hiệu quả điều trị. Cụ thể:

– Thuốc điều trị tại chỗ có chứa corticoid: Đây là thuốc kháng viêm, chống dị ứng ngoài da, thường được dùng ngoài da để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

– Thuốc kháng histamin H1: Tác dụng kiểm soát cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Thuốc histamin H1 thường dùng trong điều trị viêm da cơ địa bội là Loratadin, Clorpheniramin, Cetirizin,…

– Thuốc kháng sinh: Với bệnh nhân viêm da cơ địa bị bội nhiễm không quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường bôi kết hợp cùng corticoid và thuốc kháng histamin H1.

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm Người bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc kháng viêm không steroid: Vùng da bị viêm da cơ địa bị bội nhiễm kèm sưng đau và tăng thân nhiệt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau.

– Thuốc chống nấm: Thuốc chống nấm dùng theo đường bôi hoặc đường uống có thể được chỉ định tùy theo trường hợp bệnh nhân. Loại thuốc chống nấm phổ biến dùng trong điều trị viêm da cơ địa có dấu hiệu bội nhiễm là Miconazole, Itraconazole,…

– Thuốc bôi chứa axit salicylic: Đây là một loại beta-hydroxy axit có công dụng sát trùng nhẹ, bạt sừng.

– Kem dưỡng: Khi tổn thương dần được cải thiện, bạn có thể dùng thêm một số loại kem dưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh để lại thâm sẹo.

Nếu trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm ở dạng nhẹ, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa.

Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ yên tâm thoa cho bé nhé.

Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa viêm da cơ địa bội nhiễm Kem bôi da Yoosun Rau Má.

Nhìn chung, việc dùng thuốc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả. Nhưng người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng, tần suất được khuyến cáo từ bác sĩ chuyên môn. Không tự ý thay đổi thuốc, tăng- giảm liều hoặc dừng thuốc đột ngột, uống và bôi thuốc ngắt quãng làm giảm hiệu quả chữa bệnh.

2. Kết hợp biện pháp tự nhiên tại nhà

Một số người thích sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên ngoài thuốc theo toa. Điều này là do tác dụng phụ lâu dài của steroid, chẳng hạn như làm mỏng da. Bạn có thể xem xét các phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây:

– Chiết xuất hương thảo: Trong da liễu, hương thảo giúp cân bằng bã nhờn, giữ lượng dầu tự nhiên của da ở mức cơ bản để đạt được làn da ngậm nước nhưng không quá nhờn. Là một chất chống oxy hóa, hương thảo cũng có thể giúp bảo vệ các tế bào da khỏi bị tổn thương, giúp chúng dễ dàng duy trì mức độ hydrat hóa tự nhiên. Sử dụng chiết xuất hương thảo trong thời gian ngắn hạn còn giúp giảm ngứa.

– Lô hội: Mặc dù lô hội (nha đam) không phải là thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa bội nhưng nó có thể làm dịu da khô, ngứa. Một số người thấy dễ chịu ngay sau khi thoa gel nha đam làm mát lên vùng da bị ảnh hưởng. Lô hội có thể dưỡng ẩm cho da khô đồng thời làm dịu cơn ngứa.

– Hoa cúc: Cúc La Mã là một phương pháp điều trị truyền thống có thể làm dịu và làm dịu bệnh chàm, viêm da cơ địa, tình trạng viêm và nhiễm trùng da. Một nghiên cứu cho thấy, tinh dầu hoa cúc có thể thẩm thấu vào các lớp sâu hơn của da và nhờ vậy có thể hữu ích như một chất chống viêm.

– Tắm bột yến mạch: Tắm bột yến mạch dạng keo có thể giúp làm dịu da khô, ngứa và kích ứng do bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm gây ra. Bạn có thể mua bột yến mạch dạng keo hoặc tự làm từ bột yến mạch thông thường. Trước khi thêm bột yến mạch vào chế độ chăm sóc da, hãy hỏi bác sĩ xem liệu chúng có phù hợp để giúp kiểm soát tình trạng ngứa do bệnh chàm của bạn không.

Khi áp dụng phương pháp này cần tránh tắm quá 20 phút, chỉ nên tắm 2 đến 3 lần một tuần để tránh làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

– Tắm muối Epsom: Kinh nghiệm truyền lại cho rằng, tắm muối Epsom có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa bằng cách ngâm bất kỳ vùng da bị ảnh hưởng nào trong bồn tắm có chứa muối Epsom. Điều này có thể làm giảm triệu chứng phát ban và ngứa da.

Cách chữa viêm da cơ địa bội nhiễm tại nhà Tắm bột yến mạch dạng keo có thể giúp làm dịu da khô, ngứa và kích ứng do bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm gây ra.

Cần lưu ý rằng, các phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh chàm và nhiễm trùng da chưa được nghiên cứu rộng rãi về tính an toàn hoặc hiệu quả. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng thảo luận về tất cả các lựa chọn này với bác sĩ trước khi áp dụng chúng.

VIII – Có thể ngăn ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm không?

Để ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm, điều quan trọng là bạn cần điều trị bệnh viêm da cơ địa ngay từ khi mới phát hiện, tránh để bệnh kéo dài không có biện pháp chữa trị. Đồng thời thay đổi một số thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

1. Điều trị viêm da cơ địa ngay khi phát hiện

Người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh viêm da cơ địa như xuất hiện ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, trán, thân mình, quanh miệng, cổ và bẹn và các kẽ da; có nhiều mụn nước ở vùng ban đỏ; ngứa nhiều…

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị đau đớn, ngứa dữ dội gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày. Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn sớm có vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn bệnh tiến triển nặng thành viêm da cơ địa bội nhiễm.

2. Bảo vệ da, không cào gãi

Trong thời gian bùng phát bệnh viêm da cơ địa, điều quan trọng là giữ cho làn da khỏe mạnh nhất có thể để tránh nhiễm trùng.

Tránh gãi da tốt nhất có thể, vì gãi làm rách da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều quan trọng nữa là giữ ẩm cho vùng phát ban để được bảo vệ thêm.

Đeo thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc quần áo bảo hộ nếu bạn phải làm việc với hóa chất hoặc chất gây kích ứng hàng ngày.

3. Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tắm nước nóng

Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nhưng tránh tắm nước nóng và xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì có thể làm khô da. Nên tắm với nước ở nhiệt độ phòng tối đa 5-10 phút với xà phòng không gây dị ứng.

4. Giữ ẩm

Giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem hoặc sữa dưỡng da. Theo các nghiên cứu, việc thoa kem dưỡng da bảo vệ lên da giúp giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa.

Cách ngăn ngừa viêm da cơ địa bội nhiễmTránh gãi da tốt nhất có thể, vì gãi làm rách da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5. Tránh các tác nhân hoặc yếu tố gây dị ứng

Xác định các tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa và tránh chúng. Khả năng bao gồm:

– Một số loại thực phẩm bạn có thể nhạy cảm, chẳng hạn như các loại hạt và các sản phẩm từ sữa.

– Phấn hoa và các chất gây dị ứng trong không khí khác.

– Lông động vật.

– Vải tổng hợp hoặc ngứa.

– Nước hoa và thuốc nhuộm, đặc biệt là trong xà phòng và các sản phẩm vệ sinh khác.

– Đổ mồ hôi.

6. Tránh dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tránh dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da. Thay vào đó, nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng và làm sạch da có thành phần an toàn, dịu nhẹ, thân thiện với sức khỏe và làn da.

7. Biện pháp khác

– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mềm mại có thấm hút mồ hôi tốt.

– Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để hỗ trợ thải độc, thanh lọc cơ thể đồng thời cấp ẩm cho da.

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung đủ vitamin, khoáng chất thông qua thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau xanh, các loại hạt…

– Hạn chế căng thẳng, lo lắng, sắp xếp cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa. Để tránh nguy cơ tiến triển thành bội nhiễm, để lại sẹo và gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần điều trị bệnh viêm da cơ địa càng sớm càng tốt. Đồng thời, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để tránh bệnh tái phát.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7411503/

2. Atopic Dermatitis (Eczema)
https://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/dermatitis/atopic-dermatitis-eczema

3. Dermatitis
https://www.medparkhospital.com/en-US/disease-and-treatment/dermatitis

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

Đánh giá
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục