Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 30/06/2021

Viêm da tiết bã/Viêm da dầu là gì? Có hết không? Cách điều trị

15 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da tiết bã nhờn không chỉ gây ảnh hưởng gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời, viêm da tiết bã còn phát triển thành mãn tính, kéo dài dai dẳng và trở nặng, nhất là khi thời tiết hanh khô. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dầu tiết bã, mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Yoosun.vn.

I – Viêm da tiết bã nhờn là gì? Hình ảnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay còn gọi là bệnh viêm da dầu, viêm da tiết bã nhờn, tên tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis.

Viêm da tiết bã là một dạng viêm da mạn tính, khiến da khô, đỏ và bong tróc. Bệnh thường tập trung ở những vùng da hay tiết dầu và có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, mặt, ngực và lưng…

Dưới đây là một số hình ảnh viêm da dầu:

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là gìViêm da tiết bã ở đầu

Viêm da tiết bã ở mặt trẻ sơ sinhViêm da tiết bã ở mặt

Viêm da dầu cánh mũiViêm da tiết bã ở mũi

II – Nguyên nhân bị viêm da tiết bã ở người lớn và trẻ em

1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là góp phần gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh như:

– Các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh làm tăng sản xuất dầu trong nang lông và tuyến dầu. Nấm men Malassezia phát triển trong tuyến bã nhờn cùng với vi khuẩn. Cơ thể trẻ sơ sinh không dung nạp một số thức ăn như các sản phẩm từ sữa, gluten.

– Ngoài ra, những thay đổi bất thường trong không khí, môi trường có thể khiến trẻ bị kích ứng và viêm da tiết bã. Gia đình có lịch sử bị dị ứng da cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da dầu ở trẻ nhỏ. 

2. Đối với người lớn

Cũng giống như viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, cho đến nay vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở người lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số các yếu tố có thể là nguyên nhân làm khởi phát hoặc khiến viêm da tiết bã trầm trọng hơn như:

– Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm da tiết bã thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

– Rối loạn hoạt động tăng tiết bã trên da.

– Nấm Malassezia, vi khuẩn P.Acne và một số vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát bệnh viêm da tiết bã.

– Hệ miễn dịch suy giảm, nhất là ở những người vừa cấy ghép tạng, người bị nhiễm HIV.

– Người bị trầm cảm, rối loạn thần kinh cũng có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao hơn.

III – Triệu chứng bị viêm da tiết bã ở người lớn và trẻ em

1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là xuất hiện nhiều vảy nhờn và dính, tập trung chủ yếu ở đỉnh đầu, thậm chí có thể tạo thành các lớp vảy dày, lan rộng kha khắp đầu, tạo thành hình giống chiếc mũ, dân gian thường gọi là “cứt trâu”.

– Ngoài vùng đầu, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh còn xuất hiện ở trên mặt, vùng sau tai, vùng bẹn, vùng nách, vùng mặc tã lót…

Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinhViêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

2. Đối với người lớn

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiết bã ở người lớn gồm:

– Tổn thương da.

– Xuất hiện mảng bám trên da với diện tích lớn.

– Da nhiều dầu và nhờn.

– Xuất hiện vảy da hơi vàng hoặc màu trắng, dễ bong tróc.

– Ngứa ngáy.

– Da ửng đỏ.

– Rụng tóc.

Triệu chứng viêm da dầu là gìTriệu chứng điển hình khi bị viêm da tiết bã là xuất hiện mảng bám trên da với diện tích lớn, ngứa ngáy, rụng tóc…

IV – Viêm da tiết bã dùng thuốc gì? Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn

Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã là phương pháp hiệu quả. Tùy thức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng gồm: 

1. Thuốc điều trị viêm da tiết bã nhờn chung

– Thuốc bong vảy tiêu sừng: Acid Salicylic, urea, acid lactic, propylene glycol.

– Thuốc kháng nấm: Ketoconaczol hoặc ciclopirox dạng gội hoặc bôi.

2. Thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn ở đầu

– Các loại dầu gội chứa các thành phần như ketoconazole, ciclopirox, selenium, kẽm pyrithione, coal tar, acid salicylic. Sử dụng 2 lần/tuần và liên tục trong 1 tháng.

– Giảm ngứa và giảm viêm với Steroid dạng dung dịch hoặc dạng gel.

– Thuốc bôi viêm da tiết bã nhờn Tar.

3. Thuốc điều trị viêm da dầu ở mặt, lưng và ngực

– Dùng kem bôi Ketoconazol hoặc ciclopirox, bôi ngày 1 lần và liên tục từ 2-4 tuần.

– Kem bôi Hydrocortison ngày 2 lần, liên tục 1-2 tuần.

– Các loại thuốc mỡ tacrolimus, pimecrolimus.

Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặtThuốc bôi trị viêm da tiết bã nhờn

!Lưu ý: Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng có thể gây phản tác dụng hoặc gây nhiểu vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

V – Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt, mũi,… bằng nguyên liệu tự nhiên

 Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm da tiết bã theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa viêm da tiết bã tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây.

1. Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian 

Cách chữa viêm da tiết bã nhờn bằng phương pháp dân gian hiện vẫn đang được khá nhiều người tin tưởng áp dụng.

Phương pháp có ưu điểm là an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách chữa viêm da tiết bã nhờn ở mặt được sử dụng nhiều nhất:

  • Cách chữa viêm da tiết bã bằng dầu dừa: 

Thành phần vitamin E, acid amin và các polyphenol trong dầu dừa có tác dụng cung cấp và duy trì độ ẩm cho da, hạn chế ngứa ngáy và viêm da. 

Ngoài ra, dầu dừa còn có chứa các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế vi nấm Malassezia ovale và vi khuẩn P. acnes. Đồng thời tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và bảo vệ da khỏi tác nhân gây kích ứng.

( Xem chi tiết cách trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa TẠI ĐÂY)

  • Cách chữa viêm da tiết bã bằng lá trầu không: 

Lá trầu không có tính nồng, vị cay, ấm và hơi hắc. Dân gian thường sử dụng lá trầu không để điều trị các bệnh như nhức mỏi do hàn thấp, đầy hơi đau bụng, ho, cảm mạo, hen suyễn do thời tiết; điều trị bong gân, tiểu nhắt, trật khớp…

Trong y học hiện đại, lá trầu không có nhiều các hoạt chất quý có tác dụng trong điều trị nấm và vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng, coli, khuẩn tả. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng chống oxy hóa, làm dịu thần kinh, ức chế tăng nhu động ruột quá mức, phục hồi tổn thương da và điều trị bỏng.

Cách trị viêm da tiết bã nhờn bằng lá trầu không đơn giản như sau: 

– Rửa sạch lá trầu không tươi, ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút sau đó vớt ra. 

– Vò nát lá trầu không rồi cho đun sôi trong nước khoảng 10 phút. 

– Vệ sinh sạch vùng da bị viêm da tiết bã, dùng nước lá trầu không thoa lên. 

– Để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội.

– Thực hiện đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt kết quả như mong muốn.

**Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và được sử dụng trong dân gian.

Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gianCách chữa viêm da tiết bã bằng lá trầu không

2. Mẹo chữa viêm da dầu bằng Đông y

Chữa viêm da tiết bã bằng Đông y an toàn và ít khi xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên tác dụng thường chậm và chỉ nên sử dụng khi bị viêm da tiết bã thể nhẹ.

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị viêm da tiết bã bằng Đông y được nhiều người sử dụng hiện nay: 

  • Bài thuốc uống từ kim ngân hoa

Kim ngân hoa có vị ngọt, đắng, tính hàn, tác dụng giải độc và thanh nhiệt. Dược liệu này thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, rôm sảy và mụn nhọt.

Để giảm triệu chứng của viêm da tiết bã, kim ngân hoa thường được phối hợp với một số dược liệu khác như hoàng cầm, khổ sâm, bồ công anh,… Theo ghi chép từ Đông y, bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa nguyên khí và hỗ trợ chống viêm.

– Chuẩn bị: Kim ngân hoa, sinh địa, khổ sâm,  tang bì, bồ công anh, kinh giới, hạ khô thảo, hoàng cầm. Mỗi dược liệu 20g.

– Thực hiện: Rửa sạch tất cả dược liệu, cho vào nồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 tháng cho đến khi các triệu chứng viêm da tiết bã khỏi hẳn.

  • Bài thuốc uống từ ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa có tính ấm, vị đắng,tác dụng giải biểu, tân ôn nên thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp, phong cảm…Bên cạnh đó, ké đầu ngựa còn được sử dụng để chữa viêm da tiết bã và các bệnh da liễu khác.

– Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, cam thảo đất, bồ công anh, kinh giới, thổ phục linh. Mỗi thứ 20g.

– Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, cho vào sắc với nước đến khi còn khoảng 300ml. Chắt lấy nước, chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

  • Bài thuốc ngâm rửa từ đạm trúc diệp

Ngoài bài thuốc chữa bệnh viêm da dầu bằng Đông y dạng uống, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng bài thuốc ngâm rửa từ đạm trúc diệp để làm sạch vùng da bị tổn thương, loại bỏ vảy bong và giảm tiết bã nhờn.

Theo ghi chép của Đông y, dược liệu đạm trúc diệp có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương và ức chế vi khuẩn hiệu quả.

– Chuẩn bị: Đạm trúc diệp 20g, lá trầu không 10g, cây sơn 5g.

– Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun sôi trong khoảng 30 phút. Để nước nguội, vệ sinh vùng da bị viêm da tiết bã rồi thoa hỗn hợp nước sắc lên.

Sau khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh viêm da tiết bã thuyên giảm hẳn.

Cách chữa viêm da dầu bằng đông yBài thuốc ngâm rửa từ đạm trúc diệp

3. Trị viêm da tiết bã bằng mật ong 

Với đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và chống oxy mạnh mẽ, mật ong thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu vi nấm và vi khuẩn gây ra.

Mật ong sau khi được thoa lên vùng da bị viêm da tiết bã sẽ điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã.

Ngoài ra, mật ong còn có hàm lượng vitamin E dồi dào, có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ da khô ráp và bong tróc, đồng thời phục hồi làn da bị tổn thương.

Cách trị viêm da tiết bã bằng mật ong đơn giản như sau: 

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm da tiết bã nhờn.

– Thoa đều mật ong nguyên chất lên vùng da cần điều trị.

– Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút sau đó để mật ong lưu lại trên da thêm 15 phút.

– Rửa lại bằng nước ấm và lau thật khô bằng khăn sạch.

**Lưu ý: Cách trị viêm da tiết bã bằng mật ong chỉ thích hợp cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Tuyệt đối không sử dụng mật ong trị viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Cách trị viêm da tiết bã bằng mật ongTrị viêm da tiết bã bằng mật ong

4. Sữa rửa mặt trị viêm da tiết bã

Bên cạnh việc điều trị viêm da tiết bã nhờn bằng các loại thuốc Tây y, Đông y và phương pháp dân gian, người bệnh cần chú ý để lựa chọn được sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã.

Theo đó, sản phẩm sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau: độ PH dao động từ 5 đến 6; thành phần tự nhiên an toàn và lành tính; có chứa một số thành phần sát trùng và làm dịu da như Vitamin E, Glycerin, Panthenol, Zinc có tác dụng ngăn ngừa bội nhiễm và giảm đỏ da.

5. Cách trị viêm da dầu cánh mũi

Việc điều trị viêm da tiết bã cánh mũi sẽ phụ thuộc vào mức độ và phạm vi tổn thương. Nếu viêm da tiết bã ở mũi có mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc da đúng cách và sử dụng các phương pháp tự nhiên. 

Dưới đây là một số cách trị viêm da tiết bã ở mũi bằng các mẹo tự nhiên:

– Nha đam: Hàm lượng nước, vitamin, axit amin và khoáng chất dồi dào trong nha đam có tác dụng giảm viêm, cải thiện ngứa ngáy và làm mềm vảy bong hiệu quả.

Không chỉ vậy, polyphenol trong thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa, dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo các tế bào hư tổn.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy thịt nha đam và thoa đều lên vùng da ở mũi. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để đạt kết quả như mong muốn.

– Yến mạch:

Kẽm, avenanthramides và acid ferulic trong yến mạch có tác dụng  giảm viêm, bảo vệ da và chống ngứa. Bạn có thể trộn yến mạch với sữa chua không đường sau đó thoa đều lên vùng da bị viêm da tiết bã ở mũi.

Massage nhẹ nhàng trong 5 phút và để thêm 15 phút rồi rửa sạch với nước mát. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để đạt kết quả như mong muốn.

– Dầu dừa:

Thảo dược này có chứa Axit lauric được chứng minh có hiệu quả trong việc kháng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và nấm Malassezia.

Bạn chỉ cần thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da ở cánh mũi 3 lần/tuần, các triệu chứng viêm da tiết bã sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Sử dụng thuốc khi cần thiết: 

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã ở mũi gồm: Thuốc bôi bạt sừng Acid salicylic hoặc Acid lactic; thuốc bôi kháng nấm Ketoconazole hoặc Cicloporox; thuốc ức chế calcineurin; thuốc kháng histamin H1…

**Lưu ý: người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp viêm da tiết bã ngứa ngáy, đỏ nhiều và nóng rát, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. 

Cách chữa viêm da tiết bã nhờn ở mặtViêm da tiết bã ở mũi

6. Cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ vảy bong và giảm dầu thừa trên da.

– Tăng cường dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng dịu nhẹ như Atopalm, Eucerin, Bioderma, A-derma, Dexeryl,…

Các sản phẩm này có tác dụng cân bằng độ ẩm, giảm tình trạng da khô ráp, bong tróc đồng thời phục hồi da bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho da.

–  Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Nếu các phương pháp trên không cho hiệu quả như mong muốn, các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định một số loại thuốc sau:

+ Dầu gội kháng nấm Ketoconazole có tác dụng ức chế vi nấm và giảm thương tổn da.

+ Dầu gội chống tiết bã chứa Pyrithione zinc hoặc Selenium sulfide có tác dụng giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, ức chế nấm men và cải thiện triệu chứng do viêm da tiết bã gây ra.

+ Thuốc bôi corticoid (Hydrocortisone 1% hoặc Desonide 0.05%): Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và khi da bị viêm. 

+ Thuốc kháng nấm dạng uống Itraconazole để kiểm soát vi nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng trên da.

Trẻ sơ sinh có cơ địa nhạy cảm và dễ gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần tuân thủ đúng tần suất và liều lượng để hạn chế rủi ro và các tác dụng phụ.

7. Chữa viêm da tiết bã webtretho chia sẻ

Có rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp chữa trị viêm da tiết bã được chia sẻ trên diễn đàn webtretho. Trong đó, sử dụng kem bôi da Yoosun rau má là giải pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Kem rau má Yoosun có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Với các thành phần chính là dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidine nên kem rau má Yoosun có tác dụng làm dịu ngứa ngáy do viêm da tiết bã gây ra hiệu quả.

Chữa viêm da tiết bã webtretho

Ngoài ra, kem Yoosun rau má còn có tác dụng dưỡng ẩm, giảm tình trạng da bong tróc, khô ráp, đồng thời kích thích lên da non giúp phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo.

Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

>> Xem VIDEO chi tiết những công dụng của kem Yoosun rau má <<

video viêm da tiết bã ở mặt

Khi con bị viêm da tiết bã mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ và tuân thủ điều trị, khi đã điều trị khỏi thì mẹ có thể thoa kem Yoosun rau má cho con để ngừa thâm sẹo. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.

Kem rau má Yoosun đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành, có giá bán phải chẳng, chỉ  từ 20.000 – 25.000 VNĐ/tuýp. Các mẹ có thể dễ dàng tìm mua kem rau má Yoosun tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

VI – Những thắc mắc thường gặp khi bị viêm da dầu

1. Viêm da tiết bã có lây không?

Viêm da tiết bã là bệnh lý ngoài da không lây nhiễm. Một số yếu tố liên quan như là:

Da dầu/ da nhờn.

– Tiền sử gia đình có viêm da dầu hoặc vẩy nến.

– Suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị, viêm da tiết bã nhờn còn có thể tự lan rộng ra khắp cơ thể. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da tiết bã, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Viêm da dầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị viêm da tiết bã nên tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh để nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, điều hòa hoạt động của tuyến dầu và giảm thiểu tăng sinh tế bào sừng. Những thực phẩm tốt cho người bị viêm da tiết bã gồm có:

– Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:

Nhóm thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng cho da, giảm hoạt động của vi nấm Malassezia – một trong các yếu tố gây bệnh viêm da tiết bã, đồng thời hạn chế hoạt động bài tiết dầu thừa hiệu quả.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mà người bị viêm da tiết bã nên ăn gồm quả lựu, cà chua, khoai lang, dâu tây, quả anh đào, đậu nành,…

– Các loại rau xanh:

Các nghiên cứu cho thấy, chất xơ và các vitamin A, E, C trong rau xanh có tác dụng làm dịu tổn thương, giảm bài tiết bã nhờn, duy trì độ ẩm và bảo vệ da.

Do đó, ăn rau xanh thường xuyên có thể làm giảm một số triệu chứng do bệnh viêm da tiết bã gây ra như da dầu, dính, bết, ẩm, ban dát đỏ và vảy trắng.

– Một số loại gia vị tự nhiên:

Quế, gừng, thìa là, hương thảo, đinh hương, nghệ… là những gia vị tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu.

Các nhà khoa học nhận thấy, những loại gia vị kể trên chứa hàng loạt các hợp chất thực vật có tác dụng chống lão hóa, phục hồi khả năng bảo vệ của da và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Không chỉ vậy, một số loại gia vị như đinh hương, gừng và nghệ còn có tác dụng ức chế nấm men, vi khuẩn và virus.

– Uống đủ 2 lít nước/ngày:

Thống kê cho thấy, những người có thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thường có làn da ẩm mịn và khỏe khoắn, giảm tình trạng da bài tiết quá nhiều dầu thừa hoặc khô ráp, bong tróc.

– Các thực phẩm giàu Omega 3:

Omega 3 có nhiều trong các thực phẩm như hạt óc chó, cá hồi, trứng gà, hạnh nhân, quả bơ, dầu oliu…

Thành phần này giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa khớp, cải thiện hoạt động của não bộ và nâng cao thị lực. Ngoài ra, Omega 3 còn có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, cải thiện độ săn chắc và giảm bài tiết dầu thừa.

Bị viêm da dầu nên ăn gìCác thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho người bị viêm da tiết bã

Vậy người bị bệnh viêm da tiết không nên ăn gì? Ngoài những thực phẩm nên bổ sung và ăn thường xuyên, người bị viêm da tiết bã nên hạn chế ăn một số các thực phẩm không lành mạnh dưới đây để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh viêm da dầu nghiêm trọng hơn:

– Muối, đường và gia vị cay nóng:

Các gia vị này có thể tạo điều kiện cho nấm men phát triển, làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và kiến các triệu chứng trở nặng hơn.  

Các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng:

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã có xu hướng lan tỏa rộng và nghiêm trọng hơn khi đi kèm với phản ứng dị ứng.

Do đó người bệnh cần  hạn chế một số loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng như: tôm, nghêu, cua, sò, bề bề, đậu phộng, đậu nành… 

 Rượu bia, thuốc lá và cà phê:

Nghiên cứu cho thấy, chất kích thích trong cà phê, rượu bia và thuốc lá có có thể thúc đẩy hoạt động tăng sinh tế bào sừng, bài tiết dầu thừa và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển.

3. Viêm da tiết bã có tự hết không?

Những trường hợp viêm da dầu ở trẻ nhỏ thể nhẹ, thường gọi là “cứt trâu” thì có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Nhưng với những trường hợp viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bị “cứt trâu” nặng thì vẫn cần áp dụng các phương pháp điều trị để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Người lớn viêm da tiết bã có hết không? Đối với các trường hợp viêm da tiết bã ở người lớn thì cần đi khám và tuân thủ chế độ điều trị từ bác sỹ.

4. Viêm da tiết bã có chữa được không? 

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm da tiết bã có thể chữa khỏi triệt để. Do đó, người bệnh cần tới ngay bệnh viện khi phát hiện dấu hiệu bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm da tiết bã có chữa được khôngNếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm da tiết bã có thể chữa khỏi triệt để

5. Cách phòng tránh bệnh viêm da dầu

Một số biện pháp đơn giản giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã hiệu quả, chẳng hạn như:

– Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, đảm bảo da luôn thông thoáng.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm để điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, làm mềm da đồng thời giảm hoạt động tăng sinh tế bào chết.

– Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, xà phòng và chăm sóc da có thành phần tự nhiên an toàn, dịu nhẹ và lành tính.

– Tắm nắng mỗi ngày 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ để tăng sức đề kháng cho da.

– Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ và thoáng mát.

– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, điều độ và nghỉ ngơi khoa học để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch giúp phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã hiệu quả.

Phòng tránh bệnh viêm da dầu tiết bãPhòng ngừa bệnh viêm da tiết bã hiệu quả bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho da luôn thông thoáng.

– Tắm nắng mỗi ngày 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ để tăng sức đề kháng cho da.

– Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ và thoáng mát.

– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, điều độ và nghỉ ngơi khoa học để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch giúp phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã hiệu quả.

Trên đây là đầy đủ những thông tin về bệnh viêm da tiết bã. Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng gọi đến số Hotline: 1800.1125 (miễn phí cước) để được tư vấn cụ thể.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục