Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 16/08/2024

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì cho khỏi? Thử ngay 15 loại lá

15 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa tắm lá gì mau khỏi? hãy thử ngay lá khế, lá đơn đỏ, lá đinh lăng, lá lốt, lá trà xanh, lá bàng non, lá ổi, lá trầu không, lá kinh giới, lá ngải cứu, tía tô, bác hà và diếp cá. Các loại lá này đều có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa… nên sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa hiệu quả. Nhưng trước khi áp dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ từng loại lá để biết cách sử dụng đúng, hiệu quả và an toàn nhé!

I – Có nên dùng các loại lá chữa viêm da cơ địa không?

Viêm da cơ địa hay chàm cơ địa khiến da khô nứt nẻ kèm theo cảm giác ngứa. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ trước 5 tuổi (khoảng 85%), tỉ lệ mắc bệnh giảm dần cho đến tuổi trưởng thành.

Cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa đặc biệt phức tạp nên không có nguyên nhân cụ thể. Do đó, điều trị viêm da cơ địa chỉ xoay quanh điều trị triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát và hạn chế biến chứng chứ không thể chữa khỏi được.

Bên cạnh dùng các loại kem bôi và thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân bị viêm da cơ địa còn sử dụng các loại lá nấu nước tắm để chữa bệnh viêm da cơ địa. Sử dụng lá tắm chữa viêm da cơ địa có ưu và nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm

– An toàn và lành tính cho da cũng như sức khỏe vì các loại lá đều là thảo dược tự nhiên, không có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

– Tìm mua các loại lá dễ dàng.

– Giá thành rẻ, giảm thiểu chi phí.

– Có thể tự thực hiện dễ dàng tại nhà.

– Phù hợp với nhiều đối tượng mắc bệnh viêm da cơ địa khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Bệnh viêm da cơ địa tắm lá gì cho khỏiTắm lá chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả nhất định.

2. Nhược điểm

– Phương pháp tắm lá chữa viêm da cơ địa chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và mới khởi phát.

– Không phù hợp và hiệu quả với tình trạng viêm da cơ địa nghiêm trọng, lâu năm và kéo dài, đã hình thành mủ và có dấu hiệu bội nhiễm, chảy nước….

– Hàm lượng dược tính của các loại lá thấp nên hiệu quả chữa bệnh chậm, đòi hỏi bạn phải kiên trì áp dụng dài ngày.

– Chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh tạm thời thời, không thể điều trị tận gốc nên bệnh dễ tái phát nhiều lần.

– Hiệu quả chữa bệnh viêm da cơ địa của các loại lá cũng tùy cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy một số người thấy hiệu quả nhưng những người khác có thể không.

– Quá trình đun nấu, chuẩn bị nguyên liệu lá sẽ mất thêm thời gian nên có thể sẽ không phù hợp với những người bận rộn.

Tóm lại, người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng các loại lá tắm để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vậy viêm da cơ địa tắm lá gì nhanh khỏi – thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết và cụ thể trong phần II của bài viết.

II – Bị viêm da cơ địa tắm lá gì mau khỏi?

Nếu bạn đang thắc mắc viêm da cơ địa tắm lá gì cho khỏi, thì đừng bỏ qua 15 loại lá chúng tôi gợi ý dưới đây:

– Lá khế.

– Lá đơn đỏ.

– Lá đinh lăng.

– Lá lốt.

– Lá trà xanh.

– Lá bàng non.

– Lá ổi.

– Lá trầu không.

– Lá kinh giới.

– Lá ngải cứu.

– Lá tía tô.

– Lá bác hà.

– Lá diếp cá.

– Lá cây sài đất.

– Lá cây nhọ nồi.

Ngay dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về công dụng, thành phần cũng như cách từng loại lá trong điều trị bệnh viêm da cơ địa:

1. Lá khế

Lá khế là vị thuốc dân gian được dùng để chữa viêm da, ngứa, khô da từ ngàn đời nay. Theo Y học cổ truyền, lá khế tính mát, chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giúp làm sạch da và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Lá khế thường được dùng để điều trị các bệnh lý da liễu như mề đay, viêm da, chàm, mẩn ngứa, dị ứng. Tắm lá khế trị viêm da cơ địa là mẹo dân gian an toàn, lành tính, phù hợp với cả trẻ em và người lớn.

Hình ảnh trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì
Thành phần Giàu chất khoáng như sắt, kẽm, magie, vitamin C và các chất chống oxy hóa như flavonoid, tanin và saponin. Tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm ngứa và khô da.
Cách tắm– Chuẩn bị lá khế tươi, đem rửa sạch rồi phơi héo.

– Nấu lá khế với khoảng 5 lít nước trong 5 phút rồi lấy nước, để nguội bớt rồi pha loãng với nước để tắm.

2. Lá đơn đỏ

Viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Lá đơn đỏ còn được gọi là đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis Lour.), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Theo Đông y, loại lá này có tác dụng giảm đau, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm và ức chế vi khuẩn gây bệnh da liễu. Tắm lá đơn đỏ có tác dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa an toàn, lành tính.

Hình ảnh Lá tắm chữa viêm da cơ địa
Thành phần – Chứa nhiều chống oxy hóa như anthranoid, saponin, coumarin, flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, sát trùng giảm, giúp điều trị viêm da cơ địa.
Cách tắm– Lá đơn đỏ rửa sạch, nấu với 3 lít nước sau đó đun sôi trong vòng 10 phút.

– Sử dụng nước lá đơn đỏ tắm hàng ngày để điều trị bệnh.

3. Lá đinh lăng

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) còn có tên gọi khác là nam dương sâm, cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms hoặc Ming Aralia, thuộc họ nhân sâm. Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng được trồng làm cảnh và làm thuốc trong Đông y.

Lá đinh lăng bóng màu xanh đậm, các lá có hình dạng khác nhau từ hình trứng hẹp đến hình mũi mác và dài khoảng 10cm. Cây đinh lăng, đặc biệt là phần lá có tác dụng chữa được một số bệnh và giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Hình ảnh Bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì
Thành phần Saponin, tanin, các acid amin, các vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, C, lysin và methionin có tính chất kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Cách tắm– Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng tươi rồi cho vào nấu cùng 3 lít nước.

– Lọc lấy nước lá đinh lăng, pha với nước mát rồi tắm hàng ngày. 

4. Lá lốt

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C, thuộc họ Hồ tiêu. Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, có tán rộng xòe to, mặt lá láng bóng, trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên và rất dễ nhận biết bởi mùi thơm đặc trưng.

Ở Việt Nam, lá lốt không chỉ được sử dụng như một loại rau hay gia vị trong các bữa ăn hàng ngày mà còn dùng trong điều trị bệnh như bệnh ngoài da, mụn nhọt, xương khớp, tổ đỉa.

Hình ảnh Các loại lá tắm trị viêm da cơ địa
Thành phần – Trong lá lốt có nhiều thành phần quý như Flavonoid, Ancaloit, Benzyl, … có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn.

– Các chất chống oxy hóa như benzylaxetat, alkaloid, beta-caryophylen giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. 

– Nhiều loại vitamin, giúp tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa nhanh chóng.

Cách tắm– Chuẩn bị lá lốt, rửa sạch, nấu với 2 lít nước trong 15 phút.

– Pha nước tắm sao cho đạt nhiệt độ phù hợp rồi sử dụng để tắm hàng ngày.

5. Lá trà xanh

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì? Lá trà xanh hay còn được gọi là chè xanh được thu hái từ cây trà xanh, tên khoa học là Camellia sinensis. Ở nước ta, chè xanh được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và một số tỉnh miền nam như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trà xanh là nguyên liệu có công dụng điều trị bệnh rất tốt, bao gồm bệnh viêm da cơ địa:

Hình ảnh Người bị viêm da cơ đại tắm lá gì tốt nhất
Thành phần – Lá trà xanh có chứa tới 20% tannin là một chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. 

– Hàm lượng chất chống oxy hóa cao carotenoids, tannin, tocopherols, vitamin C, kẽm, selen, mangan, các catechin EGCG và ECG… giúp giảm sưng viêm, phục hồi các tổn thương da, giảm thâm và sẹo.

– Axit amin theanine có khả năng dưỡng ẩm, giảm khô nứt cho những bệnh nhân bị viêm da cơ địa.

Cách tắm– Chuẩn bị lá trà xanh tươi, muối trắng và nước sạch.

– Rửa sạch lá chè xanh tươi sau đó vò dập. 

– Cho lá trà xanh cùng chút muối và nước vào nồi đun sôi trong khoảng 5-7 phút.

– Lọc lấy nước chè xanh tắm khoảng 3 lần mỗi tuần.

6. Lá bàng non

Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ Bàng (Combretaceae). Tên khác là quang lang, indian almond – tree, tropical almond (Anh), badamier (Pháp).

Lá bàng thường mọc tập trung ở đầu cành. Các chất chiết xuất từ ​​lá, vỏ và hạt của cây bàng có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, bảo vệ gan, chữa lành vết thương, chống đái tháo đường…

Hình ảnh Cách tắm lá chữa viêm da cơ địa
Thành phần Các hợp chất chống oxy hóa như tanin, flavonoid, phytosterol có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn da, giảm ngứa ngáy, hỗ trợ làm lành mô tổn thương, góp phần vào quá trình tự hồi phục của da.
Cách tắm– Chuẩn bị 7-10 lá bàng non.

– Rửa sạch lá bàng rồi cho vào ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút.

– Vớt lá bàng rồi cho vào nồi, đổ 2 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các dưỡng chất trong lá bàng tiết ra.

– Lọc lấy nước lá bàng, bỏ bã rồi pha với nước mát để tắm.

7. Lá ổi

Lá ổi có tên khoa học là Psidii guajavae folium, là lá của cây Ổi (Psidium guajava), thuộc họ Sim – Myrtaceae. Lá ổi thường được thu hái để làm thuốc chữa bệnh, có thể dùng tươi hoặc khô đều được.

Theo Y học cổ truyền, lá ổi có tác dụng giải độc, se niêm mạc, giảm ngứa ngáy khó chịu trên da. Sử dụng lá ổi để tắm chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng.

Hình ảnh Viêm da cơ địa tắm lá gì
Thành phần – Lá ổi chứa hàm lượng tanin pyrogalic cao, chống viêm, sát khuẩn tốt.

– Polyphenol, Tanin, Berbagai có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo làn da mới khỏe mạnh. 

Cách tắm– Chuẩn bị lá ổi tươi rồi đem rửa sạch với nước và muối trắng.

– Cho lá ổi vào nấu với nước trong khoảng 15 phút.

– Pha nước cho nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân chữa viêm da cơ địa.

8. Lá trầu không

Lá trầu không tên khoa học là Piper betle, tên gọi khác là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng. Lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng. Lá trầu không là một vị thuốc dân gian có thể điều trị một số loại bệnh hiệu quả như bệnh ngoài da, tiểu đường, loét dạ dày…

Theo quan niệm của Đông y, lá trầu không có mùi thơm, vị cay nồng, tính ấm, giúp sát trùng, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn. kháng viêm, diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy rất tốt. Do đó, dùng nước lá tắm trầu không có tác dụng điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.

Hình ảnh Các loại lá tắm trị viêm da cơ địa
Thành phần – Các loại tinh dầu có nhiều trong lá trầu không như Tanin, Eugenol, Chavicol… giúp giảm ngứa trên da rất tốt.

– Lá trầu không có khả năng hỗ trợ quá trình lành vết nhanh chóng nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào.

– Protein, chất xơ, carbohydrate cùng một số khoáng chất tự nhiên khác giúp cấp ẩm, cải thiện viêm nhiễm và phục hồi tế bào da bị tổn thương. 

Cách tắm– Chuẩn bị lá trầu không, rửa sạch rồi vò nát.

– Cho lá trầu không vào nồi nấu với nước khoảng 15 phút sau đó bỏ bã, lấy nước tắm.

– Đợi nước nguội bớt hoặc pha với nước mát rồi sử dụng để tắm hàng ngày.

– Có thể dùng thêm bã trầu không để xoa lên vùng da bị viêm.

9. Lá kinh giới

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì? Kinh giới tên khoa học là Elsholtzia cristata, toàn thân sẽ tỏa ra mùi hương, vị hơi cay có chứa lượng lớn tinh dầu. Rau kinh giới được xem là một loại thảo dược quý với rất nhiều công dụng tuyệt vời để điều trị các loại bệnh lý khác nhau.

Trong Đông y, lá kinh giới là vị thuốc quý có tính ấm và mùi thơm, giúp chống viêm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy loại lá này thường được dân gian sử dụng để tắm điều trị viêm da cơ địa.

Hình ảnh các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa
Thành phần – Rosmarinic trong lá kinh giới có khả năng chống oxy hóa cực tốt, giúp cải thiện sức khỏe cho da.

– Lượng lớn chất tinh dầu trong kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, giúp giảm bớt sự sinh trưởng của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho da.

– Nhờ giàu chất chống oxy hóa nên lá kinh giới có thể cải thiện tình trạng viêm, giảm viêm hiệu quả. 

– Vitamin E, A, C giúp giảm ngứa ngáy, chống viêm, làm mềm da và phục hồi các tế bào hư tổn.

Cách tắm– Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi.

– Rửa sạch lá kinh giới rồi cho vào nấu với 1,5 lít nước trong 15 phút.

– Lọc lấy nước lá kinh giới, pha thêm nước lạnh cho đến khi nước vừa đủ ấm thì dùng để tắm và vệ sinh cơ thể.

– Có thể lấy bã lá kinh giới xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm để tăng hiệu quả.

– Nên tắm lá kinh giới mỗi ngày một lần.

10. Lá ngải cứu

Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Asteraceae (Cúc). Thảo dược này có nhiều tên gọi khác như cây thuốc cứu, ngải diệp, quả sú (Hmông ), nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao)…
Ngải cứu là một trong các loại thảo dược từ thiên nhiên phổ biến tại Việt Nam. Lá ngải cứu mọc so le, có màu lục sẫm khi bị vò nát sẽ có mùi hắc hương thoảng.

Ngải cứu là vị thuốc quý trong Đông y, có tính ấm, giúp điều trị các bệnh xương khớp và viêm da rất tốt. Tắm lá ngải còn có công dụng kháng khuẩn, làm lành tổn thương trên da.

Hình ảnh Tắm lá trị viêm da cơ địa
Thành phần – Tinh dầu trong lá ngải cứu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên có thể hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt… khá tốt. 

– Tinh dầu của lá ngải cứu còn giúp sát khuẩn cực tốt để tránh bị viêm sưng về sau.

– Flavonoid giúp giảm viêm, chống viêm. 

Cách tắmChuẩn bị: Ngải cứu tươi nấu với 2 lít nước sạch trong 10 phút.

Lấy nước pha với nước lạnh để nguội bớt sau đó dùng tắm hàng ngày.

11. Lá tía tô

Lá tía tô là phần lá tươi hoặc đã được phơi, sấy khô của cây tía tô (tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britt.), thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Lá tía tô có lông tơ mịn, 2 mặt lá thường có màu xanh lục, đôi khi mặt dưới có màu tím. Thành phần chính của lá tía tô là tinh dầu, flavonoid, acid phenol và vitamin E.

Lá tía tô là một trong các cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả nhờ chứa nhiều vitamin và các hoạt chất có công dụng kháng viêm, chữa lành tổn thương da.

Hình ảnh Cùng dùng lá tắm khi bị viêm da cơ địa
Thành phần – Tinh dầu trong lá tía tô có chứa hàm lượng kháng khuẩn khá cao.

– Các khoáng chất như kẽm, phốt pho, sắt, lưu huỳnh và các loại vitamin B6, B1, B4, K, C hỗ trợ tiêu viêm, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách tắm– Lá tía tô đem rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.

– Chắt lấy nước để tắm hàng ngày, sau đó tắm sạch lại bằng nước mát.

– Có thể dùng thêm bã tía tô để chà nhẹ nhàng vùng da bị viêm. 

12. Lá cây diếp cá

Theo các tài liệu Đông y, lá diếp cá tính mát, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm.

Vì vậy, loại lá thảo dược này hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nhọt và một số vấn đề da liễu khác. Người bị viêm da cơ địa có thể đun lá lấy nước tắm để cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Hình ảnh Lá tắm khi bị viêm da cơ địa
Thành phần – Chất chống oxy hóa: Rutin, hyperin và quercetin giúp làm sạch da, giảm viêm nhiễm, tăng sự kích thích tái tạo da, cải thiện hầu hết các vấn đề liên quan đến da.

– Alkaloid và và flavonoid, vitamin C giúp da trở nên khỏe khoắn, chữa lành các vết thâm, chàm, vẩy nến, mụn trứng cá.

Cách tắm– Chuẩn bị lá diếp cá tươi.

– Ngâm lá diếp cá trong nước muối sau đó rửa sạch rồi giã nhuyễn.

– Lọc bỏ bã diếp cá, chỉ lấy nước để pha với nước mát rồi tắm.

– Nên tắm khoảng 3 lần/tuần cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa được cải thiện.

13. Lá cây sài đất

Sài đất có tên khác là húng trám, ngổ núi, cúc dại; thuộc họ Cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Lá sài đất gần như không có cuống, hình bầu dục, hai mặt lá có lông thô, cứng, mép lá có răng cưa to và nông. Khi vò lá sẽ có mùi thơm.

Trong Y học cổ truyền, sài đất chữa được rất nhiều bệnh của cả người lớn lẫn trẻ con, trong đó có các bệnh lý ngoài da. Loại cây này có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ngứa rất tốt, tắm nước lá của cây sài đất còn giúp phục hồi da, cải thiện tình trạng thâm sẹo hiệu quả.

Hình ảnh Cách sử dụng lá tắm trị viêm da cơ địa
Thành phần – Hoạt chất phenolic với đặc tính trị viêm và có ích trong quá trình điều trị một số bệnh lý ngoài da như: viêm da cơ địa, nổi rôm sảy ở trẻ em, nổi mẩn ngứa ngoài da do dị ứng, chàm eczema hay nổi mụn trứng cá.

– Flavonoid, Carotenoid, Saponin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. 

–  Morphine, Aspirin và Indomethacin… có khả năng giúp kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả.

Cách tắm– Chuẩn bị lá và cây sài đất tươi.

– Làm sạch, giữ cả rễ sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào nấu cùng 2 lít nước.

– Đun lá với nước trong khoảng 15 phút rồi dùng để tắm hàng ngày.

14. Lá cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, hàn liên thảo là loại cây mọc dại tại nhiều vùng nông thôn của Việt Nam. Đây là một loài thực vật thuộc họ Cúc, tên khoa học là Eclipta prostrata.

Lá cây nhọ nồi mọc đối, không có cuống, riêng ở các mép khía thì răng khá nhỏ và hai mặt lá đều có lông. Theo Đông y, cây nhọ nồi vị ngọt và chua có công dụng dụng thanh nhiệt, mát huyết, giải độc. Thảo dược này cũng được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa.

Hình ảnh Dùng lá tắm trị viêm da cơ địa
Thành phần – Các hợp chất như stigmasterol, sitosterol, wedelolactone, dimethyl wedelolactone, glycosid, terpenoid có dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da hiệu quả.

– 

Cách tắm– Chuẩn bị 200-300g cây và lá nhọ nồi.

– Bỏ rễ và đem rửa sạch nhọ nồi. 

– Thái nhọ nồi thành từng đoạn ngắn rồi cho vào đun với nước.

– Đổ nước lá cây nhọ nồi ra chậu rồi pha thêm với nước lạnh để tắm.

– Nên tắm 1 lần/ngày, dùng liên tục cho tới khi bệnh viêm da cơ địa khỏi.

15. Lá bạc hà

Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Thảo dược này còn được biết đến với một số tên gọi khác như băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh hay tô bạc hà…

Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu. Ngoài tinh dầu, trong cây bạc hà còn có các flavonoid, camphen, limonene. Thành phần trong tinh dầu bao gồm chủ yếu menthol và menthol.

Theo y học cổ truyền, bạc hà tính mát không độc, tác dụng trừ phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất. Bạc hà cũng là một trong các vị thuốc nam có tác dụng điều trị các bệnh lý viêm da và ngứa da rất tốt bạn nên thử.

Hình ảnh Bị viêm da cơ địa có nên tắm lá không
Thành phần Hoạt chất menthol và acid rosmarinic tìm thấy trong lá bạc hà có công dụng kháng khuẩn mạnh và kháng khuẩn mạnh. 
Cách tắm– Chuẩn bị 15g bạc hà tươi, lấy cả lá và thân cây.

– Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nấu cùng 3 lít nước.

– Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

– Pha nước lá bạc hà với nước lạnh cho vừa ấm và tắm.

III – Lưu ý khi tắm lá chữa viêm da cơ địa

Tắm lá chữa viêm da cơ địa là phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện tại nhà. Nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu bị mắc viêm da cơ địa, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Đồng thời, hỏi ý kiến bác sĩ về việc viêm da cơ địa nên tắm lá gì, tắm lá có hỗ trợ cải thiện tình trạng không và loại lá nào phù hợp.

2. Chọn mua lá tắm

Nên chọn mua các loại lá tắm còn tươi, có xuất xứ rõ ràng, không thuốc trừ sâu, không sâu bệnh để đảm bảo an toàn cho làn da cũng như sức khỏe. Không nên sử dụng các loại lá tắm đã bị hỏng, dập nát hoặc không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

3. Không thể thay thế thuốc chữa bệnh

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa chúng tôi liệt kê ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng và cải thiện bệnh tạm thời. Vì vậy, không thể thay thế cho đơn thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa của bác sĩ.

Vì vậy, nếu áp dụng cách tắm lá chữa viêm da cơ địa nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp – hiệu quả hơn.

Lưu ý khi dùng lá tắm chữa viêm da cơ địaNgười bệnh viêm da cơ địa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách tắm lá chữa bệnh.

4. Theo dõi phản ứng

Nếu trong quá trình tắm lá chữa viêm da cơ địa, người bệnh thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trên da cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.

5. Lưu ý khác

– Phương pháp tắm lá điều trị viêm da cơ địa chỉ phù hợp với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và vừa khởi phát triệu chứng.

– Với trường hợp bệnh viêm da cơ địa nặng và nghiêm trọng, có các vết nứt nẻ, mưng mủ, lở loét trên da thì người bệnh không nên tắm lá.

– Để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân viêm da cơ địa nên tắm lá trong thời gian dài, tối thiểu 3 tuần.

– Chú ý rửa sạch các loại lá tắm nhiều lần để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các tạp chất khác.

– Khi pha nước tắm lá, nên pha nước ấm vừa phải, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn.

– Khi tắm cần rửa nhẹ nhàng, không chà sát hoặc kì cọ mạnh. để tránh làm tổn thương da. Tránh dùng thêm bất kỳ loại xà phòng hay sữa tắm nào khi đang tắm lá chữa viêm da cơ địa.

– Trong thời gian điều trị viêm da cơ địa, cần chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ và sinh hoạt khoa học để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.

– Hạn chế tiếp xúc với nước tẩy rửa, các loại hóa chất trong thời gian bị viêm da cơ địa.

– Nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại thấm hút mồ hôi tốt để da luôn được thông thoáng.

– Tránh các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh viêm da cơ địa như lông thú cưng, phấn hóa, mạt bụi, thức ăn có nguy cơ gây dị ứng…

Mẹo dùng lá tắm trị viêm da cơ địaPhương pháp tắm lá chữa viêm da cơ địa chỉ phù hợp với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và vừa khởi phát triệu chứng.

Ngoài ra, nếu bị viêm da cơ địa ở dạng nhẹ, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa.

Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, viêm da cơ địa tắm lá gì? có rất nhiều loại lá người bệnh có thể sử dụng để tắm trị viêm da cơ địa và mang lại hiệu quả nhất định. Nhưng trước khi sử dụng bất kỳ loại lá nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mình có nên dùng không và có phù hợp không. Khi áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng tắm lá, cần chú ý chọn lá có nguồn gốc rõ ràng, tắm đúng cách theo hướng dẫn, đồng thời theo dõi phản ứng trên da để có hướng xử trí kịp thời.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục