Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 25/09/2024

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa giống hay khác nhau?

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là các bệnh lý về da phổ biến, gây không ít nhầm lẫn do triệu chứng tương đồng. Không ít người gặp khó khăn khi phân biệt 2 bệnh này do chúng có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, nhận biết sớm và nắm rõ cách xử lý phù hợp sẽ giúp kiểm soát và điều trị hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này dược sĩ Yoosun Rau má sẽ giúp bạn nắm rõ các triệu chứng của từng tình trạng.

I – Chàm sữa và viêm da cơ địa là gì?

Chàm và viêm da cơ địa là hai vấn đề da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng khi mắc phải, trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, kém ăn và gặp khó khăn trong giấc ngủ.

1. Chàm sữa là bệnh gì?

Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa là một dạng chàm thể tạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ khoảng 2 tháng tuổi. Đây là tình trạng viêm da mãn tính không lây, do cơ địa dị ứng hoặc yếu tố di truyền. Bệnh có thể kéo dài đến khi trẻ khoảng 2 tuổi, với các tổn thương da đặc trưng thường xuất hiện ở vùng má.

Chàm sữa và viêm da cơ địaHình ảnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.

2. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm thể tạng, lác sữa ở trẻ em, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là các vùng da viêm đỏ, bong tróc, hoặc rỉ dịch kèm theo cảm giác ngứa dữ dội. Gãi để giảm ngứa có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước, và dễ nhiễm trùng. Đây là một bệnh mãn tính, dễ tái phát theo từng đợt.

Viêm da cơ địa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm, trong đó thuật ngữ “chàm” bao gồm nhiều loại viêm da có triệu chứng tương tự. Ở Việt Nam, khoảng 5% dân số mắc phải bệnh này. Bệnh thường xuất hiện trong những tháng đầu đời của trẻ, và có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn dần, đặc biệt từ 2-3 tuổi.

Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trẻ có yếu tố di truyền từ cha mẹ. Thống kê cho thấy, 60% trẻ em có cha hoặc mẹ mắc viêm da cơ địa cũng sẽ gặp tình trạng này, và con số này tăng lên 80% nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh.

Một số trường hợp, viêm da cơ địa có thể đi kèm với các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, và dị ứng thực phẩm, tạo thành một hội chứng phức hợp liên quan đến dị ứng cơ địa, đặc biệt ở trẻ có yếu tố di truyền mạnh.

II – Chàm sữa và viêm da cơ địa giống hay khác nhau?

Với những thông tin nêu trên chúng ta có thể thấy viêm da cơ địa và chàm sữa đều là những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là điểm giống và khác nhau mà bạn có thể dựa vào để nhận biết một cách chính xác:

1. Điểm giống nhau giữa bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa là hai bệnh lý ngoài da có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là một số điểm chung giữa hai tình trạng này:

– Không phải bệnh lây nhiễm: Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều không lây từ người sang người, vì đây là các bệnh da liễu mãn tính liên quan đến cơ địa và yếu tố di truyền, chứ không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. Điều này có nghĩa là tiếp xúc với người mắc bệnh sẽ không làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho người khác.

– Có nguy cơ tái phát nhiều lần: Chàm sữa và viêm da cơ địa thường có xu hướng bùng phát theo chu kỳ, đặc biệt là khi trẻ gặp phải các yếu tố kích ứng như thay đổi thời tiết, căng thẳng, hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Trẻ có thể trải qua những giai đoạn bệnh thuyên giảm nhưng cũng có thể tái phát nhiều lần trong suốt quá trình lớn lên.

Chàm và viêm da cơ địaChàm sữa và viêm da cơ địa đều là bệnh lý da liễu thường gặp.

– Yếu tố di truyền cao: Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều có khả năng di truyền cao từ cha mẹ sang con. Nếu một trong hai phụ huynh mắc phải một trong hai bệnh này, con cái có nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nếu cả cha lẫn mẹ đều có tiền sử mắc bệnh, khả năng trẻ bị chàm sữa hoặc viêm da cơ địa càng lớn. Di truyền là yếu tố chính khiến trẻ dễ phát triển bệnh, ngoài ra môi trường và chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng.

– Xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu: Chàm sữa và viêm da cơ địa đều gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cả hai bệnh lý này đều khiến da trở nên khô ráp, bong tróc, và gây cảm giác ngứa dữ dội. Trẻ thường gãi liên tục, làm tình trạng da tổn thương nặng thêm, thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng.

– Có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ: Cả hai bệnh đều có thể được kiểm soát và điều trị tại nhà, tuy nhiên việc điều trị cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể bao gồm sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm, thuốc chống viêm, và các biện pháp chăm sóc da phù hợp để giảm thiểu tổn thương da và ngăn ngừa tái phát.

2. Điểm khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Ngoài những điểm giống nhau nên trên viêm da cơ địa và chàm sữa cũng có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là các triệu chứng nhận biết. Cụ thể như sau:

2.1. Độ tuổi bị chàm sữa và viêm da cơ địa

Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến giữa bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đó chính là độ tuổi mắc bệnh.

  • Độ tuổi mắc chàm sữa

Chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và làn da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường.

Viêm da cơ địa và chàm sữaChàm sữa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 0 -2 tuổi.

Trong nhiều trường hợp, chàm sữa có thể thuyên giảm hoặc tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Đặc biệt sau khi trẻ qua tuổi 2-3, khi hệ miễn dịch đã phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh tái phát.

  • Độ tuổi mắc viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu đời, với phần lớn các trường hợp bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ. Cụ thể:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Viêm da cơ địa thường khởi phát từ 2 tháng tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Khoảng 60% trẻ mắc bệnh trước khi bước sang tuổi 1, và 90% trẻ bị bệnh trước 5 tuổi.

– Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên: Mặc dù bệnh thường giảm dần khi trẻ lớn hơn, một số trường hợp vẫn có thể kéo dài hoặc tái phát ở độ tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là khi trẻ có yếu tố di truyền hoặc sống trong môi trường kích ứng mạnh.

– Người lớn: Viêm da cơ địa hiếm khi xuất hiện lần đầu ở người trưởng thành, nhưng có những trường hợp bệnh kéo dài từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành. Ở người lớn, bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn và có thể đi kèm với các vấn đề dị ứng khác như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

2.2. Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa khác nhau về triệu chứng

Để nhận biết 2 bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa một cách chính xác bạn cũng có thể dựa vào các triệu chứng:

  • Triệu chứng của bệnh chàm sữa:

– Chàm sữa có thể được phân chia thành ba giai đoạn: cấp tính, bán cấp và mãn tính, mỗi giai đoạn lại có những dấu hiệu đặc trưng riêng:

– Chàm sữa cấp tính: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ xuất hiện mụn nước, nổi hồng ban với màu đỏ ửng. Da có thể có bóng nước rỉ dịch và đóng thành vảy, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Chàm sữa bán cấp: Giai đoạn này mang đặc điểm trung gian giữa cấp tính và mãn tính, với các triệu chứng có xu hướng nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn tồn tại một số dấu hiệu khó chịu.

– Chàm sữa mãn tính: Trẻ thường xuyên quấy khóc do cảm giác đau rát ở vùng da bị ảnh hưởng. Da có thể bị thay đổi sắc tố, trở nên sẫm màu hơn, xuất hiện các rãnh ngang dọc, và trở nên dày lên, khô ráp. Cảm giác ngứa ngáy ở giai đoạn này thường rất dữ dội, gây khó chịu cho trẻ.

  • Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa:

Viêm da cơ địa có tính chất mãn tính, nhưng thường bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích hoặc điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng điển hình ở trẻ em bao gồm:

– Đốm đỏ trên da: Xuất hiện những đốm màu hồng đỏ, có hình dạng không rõ ràng. Ban đầu, tổn thương thường xuất hiện ở những vùng da rộng, sau đó có thể lan ra khắp cơ thể.

– Bong tróc da: Sau một thời gian, các mảng da ửng đỏ sẽ bắt đầu bong tróc, và ở một số khu vực có thể hình thành mụn nước nhỏ. Khi những mụn nước này vỡ, chúng để lại cảm giác đau rát và lộ ra các mảng da bóng nhẵn có màu đỏ hồng.

Viêm da cơ địa và chàm daViêm da cơ địa thường có những đốm màu đỏ trên da.

– Cảm giác ngứa ngáy: Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể, kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, đau cơ, khó khăn khi nuốt và thường xuyên mất ngủ.

2.3. Điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều có những nguyên nhân cơ bản liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường. Tuy nhiên, 2 bệnh lý này cũng có một số điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa:

Bệnh chàm sữa ngoài yếu tố di truyền còn có thể do một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị bệnh như:

– Cơ địa dị ứng: Trẻ em có cơ địa dị ứng thường nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, dẫn đến việc da dễ bị kích ứng và viêm.

– Môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh, khô hanh, ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với các chất kích thích (như xà phòng, bột giặt) có thể làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa.

– Chế độ ăn uống: Ở một số trẻ, việc ăn phải thực phẩm gây dị ứng như sữa, đậu nành, hoặc các loại hải sản cũng có thể góp phần gây ra chàm sữa.

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa và chàm có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện còn có thể do một số yếu tố khác tác động tới như:

– Yếu tố kích thích: Các yếu tố như vi khuẩn, nấm, bụi bẩn, hóa chất, và các tác nhân gây dị ứng (như phấn hoa, lông động vật) có thể kích thích bùng phát bệnh.

– Stress và cảm xúc: Tình trạng stress, lo âu có thể làm nặng thêm triệu chứng viêm da cơ địa, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh.

– Khí hậu và thời tiết: Thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí cao hoặc thấp cũng có thể là yếu tố làm bùng phát bệnh.

III – Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa gây ảnh hưởng gì không?

Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ như:

– Khó chịu và ngứa ngáy: Cả hai bệnh đều gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Điều này thường dẫn đến việc quấy khóc ở trẻ em và có thể làm giảm khả năng tập trung ở người lớn.

– Nhiễm trùng da: Do ngứa, người bệnh thường gãi nhiều, làm tổn thương bề mặt da. Hành động này có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm nặng hơn và cần điều trị y tế.

– Gián đoạn giấc ngủ: Cảm giác ngứa và đau rát có thể làm cho trẻ ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ. Người lớn cũng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ chất lượng.

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa giống hay khác nhauBệnh viêm da cơ địa và chàm sữa đều gây ngứa ngáy khó chịu.

– Tác động tâm lý: Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều có thể gây ra lo âu, stress và trầm cảm. Trẻ nhỏ có thể cảm thấy tự ti hoặc khác biệt so với bạn bè, trong khi người lớn có thể trải qua áp lực tâm lý do tình trạng bệnh kéo dài.

– Giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng của hai bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội, học tập và công việc. Sự khó chịu liên tục có thể làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống.

IV – Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa điều trị như thế nào?

Khi nói đến điều trị, chàm sữa và viêm da cơ địa đều có nhiều phương pháp tương tự. Cả hai loại bệnh này có thể được điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và thường không cần thiết phải nhập viện trừ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

1. Áp dụng mẹo dân gian trị viêm da cơ địa và chàm sữa

Đối với những trường hợp bị chàm sữa và viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo tự nhiên để cải thiện các triệu chứng như:

– Chữa chàm sữa và viêm da cơ địa bằng lá ổi: Lá ổi có đặc tính lành tính, chứa nhiều thành phần có khả năng sát khuẩn và chống viêm, giúp cân bằng độ ẩm của da. Mẹ có thể sử dụng lá ổi để đun nước tắm cho bé. Khi tắm, các tinh chất từ lá ổi sẽ thẩm thấu vào da, hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa và chàm sữa hiệu quả.

– Chữa viêm da cơ địa và chàm sữa bằng lá trầu không: Lá trầu không có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây dị ứng và mầm bệnh trên da. Ngoài ra, các tinh chất trong lá trầu còn giúp giảm ngứa và hỗ trợ quá trình tái tạo da. Mẹ có thể rửa sạch, giã nát lá trầu để lấy nước cốt và thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm hoặc viêm da cơ địa cho bé.

Viêm da cơ địa và chàm sữa khác nhau như thế nào Trị chàm sữa và viêm da cơ địa bằng lá ổi.

– Chữa chàm sữa và viêm da cơ địa bằng lá sim: Lá sim có vị đắng nhưng nổi bật với tính khử trùng và khả năng làm lành vết thương. Để sử dụng lá sim trong việc điều trị chàm sữa, mẹ có thể sắc lá sim cho đến khi nước trở nên sánh đặc như cao. Sau đó, bôi lớp cao này lên vùng da bị chàm, viêm da cơ địa của bé mỗi ngày để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phục hồi da.

2. Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa và chàm sữa

Đối với những trường hợp bị viêm da cơ địa và chàm sữa ở mức độ nặng bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám. Sau khi bác sĩ xác định được mức độ, tình trạng sẽ kê thuốc như thuốc uống, thuốc bôi hoặc thậm chí là thuốc tiêm nhằm giảm viêm và ngứa ngáy.

– Kem bôi giảm ngứa và phục hồi da: Kem hoặc thuốc dạng mỡ có chứa corticosteroid có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa, giúp da nhanh chóng hồi phục. Người dùng cần thoa kem theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đã dưỡng ẩm. Cần lưu ý rằng việc sử dụng quá mức loại kem này có thể dẫn đến tình trạng mỏng da, do đó chỉ nên sử dụng theo đúng chỉ định.

– Thuốc chống nhiễm trùng: Khi da bị nhiễm khuẩn hoặc có vết thương hở, kem kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần uống kháng sinh trong thời gian ngắn để kiểm soát nhiễm trùng hiệu quả.

– Thuốc uống: Đối với những trường hợp nặng hơn, thuốc corticosteroid dạng uống như Prednisone có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng lâu dài thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má

Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị viêm da cơ địa và chàm sữa nêu trên bạn cũng có thể kết hợp sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Kem Yoosun Rau Má được chiết xuất từ rau má, kết hợp với vitamin E cùng các hoạt chất D-Panthenol và Chlorhexidine mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da.

Chàm và viêm da cơ địa giống hay khác nhauLàm dịu cơn ngứa bằng kem bôi da Yoosun Rau má.

Khi thoa kem bôi da Yoosun Rau má sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, làm dịu da và mát da hiệu quả. Không chỉ vậy, nhờ có vitamin E trong kem Yoosun Rau má còn giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

V – Cách phòng tránh bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đơn giản hiệu quả

Để giảm thiểu nguy cơ mắc chàm sữa và viêm da cơ địa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau đây:

– Làn da được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày: Tắm rửa cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm, sử dụng xà phòng nhẹ nhàng để làm sạch da mà không gây kích ứng. Sau khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm để giữ cho da luôn mềm mịn.

– Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da an toàn: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa hương liệu, chất tẩy rửa mạnh hoặc hóa chất độc hại. Chọn sản phẩm dành riêng cho trẻ em và được khuyên dùng bởi bác sĩ.

– Kiểm soát chế độ ăn uống: Theo dõi các thực phẩm có thể gây dị ứng. Nếu có tiền sử gia đình về dị ứng thực phẩm, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm như sữa, đậu phộng, hoặc trứng cho đến khi được bác sĩ khuyên.

Viêm da cơ địa và chàm giống nhau khôngNên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.

– Giảm tiếp xúc với yếu tố kích thích: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, và khói thuốc lá. Nên giữ môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng.

– Bảo vệ da khỏi thời tiết: Vào mùa đông, hãy bảo vệ da trẻ khỏi gió lạnh và khô bằng cách mặc quần áo ấm và thoa kem dưỡng ẩm. Vào mùa hè, hãy tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau của bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa mà bạn nên nắm được để nhận biết chính xác. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục