Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 04/10/2024

Người bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không? Giải đáp

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa có nên tắm biển không? Các chuyên gia khẳng định, người bị viêm da cơ địa hòa toàn có thể tắm biển bình thường. Vì nước biển có đặc tính giảm viêm, kháng khuẩn, sát trùng cùng khả năng cấp ẩm cho da nên có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng khô, ngứa do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

I – Người bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không?

Viêm da cơ địa là tình trạng mãn tính gây ngứa da, khô và đóng vảy. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cùng với đó là các phiền toái trong cuộc sống lẫn công việc.

Để điều trị bệnh viêm da cơ địa, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú ý nhiều vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh có rất nhiều thắc mắc, một trong số đó là câu hỏi viêm da cơ địa có tắm biển được không?

Bị viêm da cơ địa có nên tắm biển khôngNgười mắc bệnh viêm da cơ địa vẫn có thể tắm biển bình thường, không cần kiêng.

Về thắc mắc viêm da cơ địa tắm biển được không, các chuyên gia khẳng định, người mắc bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn có thể tắm biển bình thường, không cần kiêng kỵ. Từ lâu, nước biển đã được người xưa sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các vấn đề về da.

II – Lý do người bị viêm da cơ địa có thể yên tâm tắm biển

Nước biển thường được coi là phương thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh chàm và thậm chí là chữa lành vết thương.

1. Chống viêm

Các nghiên cứu cho thấy, nước biển giàu vitamin và khoáng chất như magiê, natri, canxi, clorua, sunfat, kali và kẽm cùng nhiều loại khác có lợi cho sức khỏe làn da.

Một số khoáng chất, đặc biệt là magiê có thể giúp giảm viêm có thể giúp làm dịu da bị kích. Vì lý do này nên tắm biển có thể hữu ích đối với một số bệnh ngoài da như bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.

2. Kháng khuẩn, khử trùng

Các nguyên tố vi lượng và vi sinh vật có trong nước biển có đặc tính kháng khuẩn và do đó có thể hoạt động như kháng sinh tự nhiên. Các thành phần này được da hấp thụ, giúp tăng cường sức khỏe của da và tinh thần của cơ thể.

Nước biển cũng là chất khử trùng yếu và có thể làm giảm tình trạng nhiễm trùng thứ phát thường xảy ra ở bệnh viêm da cơ địa dị ứng.

Bệnh viêm da cơ địa tắm biển có hết khôngNước biển có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và sát trùng da.

3. Cung cấp độ ẩm

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí International Journal of Dermatology nổi tiếng của Mỹ, tắm biển giúp cung cấp nước và giữ độ ẩm cho da nên rất tốt cho người có làn da khô. Vì vậy, những người bị viêm da cơ địa sau khi tắm biển có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.

4. Giảm ngứa, dịu cơn đau

Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, bệnh nhân viêm da cơ địa sau khi tắm biển còn cảm thấy cơn ngứa thuyên giảm và dịu đi khá nhiều. Mặt khác, ngâm mình trong nước biển có thể giúp cải thiện lưu thông máu và làm dịu cơn đau.

5. Giảm mức độ căng thẳng

Tâm lý căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm nhiều tình trạng da, bao gồm viêm da cơ địa. Một lợi ích khác của tắm biển là nó có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu.

Người ta đã chứng minh rằng, những người tắm biển có mức cortisol thấp hơn, một loại hormone được giải phóng để đáp ứng với căng thẳng. Ngoài ra, còn có nhiều báo cáo về những người cảm thấy thư giãn hơn sau khi dành thời gian ở biển.

Ngoài việc giảm căng thẳng, ánh nắng mặt trời cũng có thể có lợi. Liệu pháp ánh sáng cũng giúp ích rất nhiều cho các tình trạng da, chẳng hạn như bệnh chàm, viêm da cơ địa và bệnh vẩy nến.

Viêm da cơ địa có tắm biển được khôngTắm biển giúp giảm căng thẳng, giảm ngứa, dịu cơn đau và cấp ẩm cho da.

Tóm lại, nước biến chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe làn da. Cùng với đó là đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm viêm, người bị viêm da cơ địa hoàn toàn có thể tắm biển. Tuy nhiên, cần tìm hiểu để biết cách tắm biển đúng, hiệu quả và an toàn, tránh khiến bệnh viêm da cơ địa tiến triển nghiêm trọng hơn.

III – Viêm da cơ địa tắm biển như thế nào cho đúng, hiệu quả và an toàn?

Có thể thấy, tắm biển mang lại nhiều tác dụng tích cực cho người bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, để tắm biển đúng cách, hiệu quả và an toàn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

1. Sử dụng kem chống nắng

Điều quan trọng đầu tiên cần nhớ khi người viêm da cơ địa đi tắm biển là cần thoa kem chống nắng để tránh da bị ảnh hưởng bởi tia UV và các yếu tố gây hại khác. Nên thoa kem chống nắng trước khi tắm biển khoảng 30 phút.

2. Thời điểm nên tắm biển

Có hai thời điểm người bị viêm da cơ địa nên đi tắm biển là từ 7 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Đây là thời điểm ánh nắng mặt trời không quá gay gắt.

3. Thời điểm không nên tắm biển

Người bị viêm da cơ địa nên tránh tắm lúc giữa trưa vì sẽ khiến da bị nám, tổn thương và cháy nắng.

Trước và sau khi tắm biển xong nên che chắn da cẩn thận để hạn chế các tổn thương lên vùng da bị viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa tắm nước biển được khôngNgười mắc bệnh viêm da cơ địa chỉ nên đi tắm biển là từ 7 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

4. Thời gian tắm biển không quá 15 phút

Tắm biển quá lâu sẽ khiến da bị tổn thương và mềm, đặc biệt là khi da đang bị viêm da cơ địa. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tắm biển khoảng 10-15 phút/1 ngày đồng thời cần hạn chế tắm liên tục nhiều lần trong ngày.

Việc lạm dụng việc tắm biển có thể gây kích thích da khiến da trở nên khô. Hậu quả là trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

5. Không tắm biển khi có vết thương hở

Phương pháp chữa viêm da cơ địa tắm nước biển chỉ phù hợp với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và mới giai đoạn đầu.

Ngược lại, người bị viêm da cơ địa nặng và có vết thương hở, dấu hiệu lở loét không nên tắm biển. Vì độ mặn của nước biển có thể làm tăng nguy cơ gây lở loét, nhiễm khuẩn, kích ứng thêm cho vết thương và làm chậm quá trình lành, đặc biệt là khi nước biển bị ô nhiễm.

Một số báo cáo cho thấy, mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số nguy hiểm khi bơi ở biển. Nguy hiểm chính là ô nhiễm, hay nói chính xác hơn là vi khuẩn biển. Cụ thể, có nhiều loại vi khuẩn và vi-rút có thể sống trong nước muối, bao gồm E. coli, salmonella và shigella. Những chất gây ô nhiễm này có thể gây nhiễm trùng da, cúm dạ dày và các bệnh về đường hô hấp.

6. Cần tắm lại với nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm

Sau khi tắm biển xong, người viêm da cơ địa cần tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ hết cặn bẩn bám lại trên da. Tiếp đó, dùng khăn thấm khô người nhẹ nhàng rồi dùng kem dưỡng ẩm thoa lên da để cung cấp độ ẩm.

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên an toàn và lành tính được các bác sĩ chỉ định hoặc chuyên gia khuyên dùng.

Viêm da cơ địa nên tắm nước biểnCần tắm tráng người lại bằng nước sạch sau khi tắm biển.

7. Có thể thay thế bằng tắm muối biển tại nhà

Nếu không muốn hoặc không có thời gian tắm biển, bạn có thể thay thế bằng cách tắm bằng muối biển tại nhà.

Cách tắm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho muối biển vào bồn tắm hoặc chậu rồi khuấy cho tới khi muối tan hết ra. Ngâm người trong nước muối khoảng 10-15 phút sau đó tắm lại bằng nước mát hoặc ấm.

IV – Viêm da cơ địa tắm biển có hết không?

Viêm da cơ địa nên tắm nước biển nhưng viêm da cơ địa tắm biển có hết không? Theo các chuyên gia, tắm nước biển chữa viêm da cơ địa chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm và tận gốc.

Do đó, bạn chỉ nên xem cách tắm biển là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các loại thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Có một số loại thuốc và liệu pháp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa. Bao gồm:

– Kem steroid tại chỗ: Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid giúp kiểm soát tình trạng ngứa và giúp phục hồi làn da.

– Thuốc steroid đường uống: Trong những trường hợp bệnh viêm da cơ địa nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn prednisone hoặc các loại corticosteroid đường uống khác để giúp kiểm soát tình trạng viêm.

– Thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút hoặc thuốc kháng nấm. Nếu viêm da dị ứng bị nhiễm trùng, bác sĩ c sẽ kê đơn các loại thuốc này để loại bỏ nhiễm trùng và làm giảm các triệu chứng bệnh.

– Thuốc tiêm Dupilumab (Dupixent): Loại thuốc tiêm mới được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận này có thể điều trị cho những người bị viêm da cơ địa nghiêm trọng không thành công với các phương pháp điều trị khác.

– Băng ướt: Phương pháp tiếp cận chuyên sâu này bao gồm việc bôi kem steroid, sau đó quấn da bằng băng ướt.

– Liệu pháp ánh sáng: Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng tia cực tím được kiểm soát trên vùng da bị viêm. Liệu pháp này không được khuyến khích sử dụng lâu dài vì cuối cùng nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và lão hóa sớm.

Trường hợp bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa.

Tắm biển khi bị viêm da cơ địa Kem bôi da Yoosun Rau Má giúp làm dịu, làm mát và giảm ngứa.

Yoosun rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc người bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Người bệnh viêm da cơ địa có thể tắm biển nhưng cần chú ý đến thời gian tắm (chỉ 10-15 phút/ngày) kết hợp thoa kem chống nắng, tắm lại bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Không nên lạm dụng tắm thường xuyên nhiều lần trong ngày và tắm quá lâu mỗi lần tắm để tránh tránh gây tác dụng ngược.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Atopic Dermatitis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24299-atopic-dermatitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

2. The Truth About Ocean Water and Your Skin

https://www.foreo.com/mysa/the-truth-about-ocean-water-and-your-skin

3. 6 Benefits of Sea Swimming

https://www.careplus.ie/wellness/278-6-benefits-of-sea-swimming

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục