Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 11/09/2024

Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì cho nhanh khỏi, an toàn?

8 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa gây nên những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau nhức thậm chí ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này nhanh chóng nhiều người thường lựa chọn cách sử dụng các loại thuốc tây. Vậy viêm da cơ địa uống thuốc gì cho nhanh khỏi, an toàn? Để giải đáp vấn đề trên hãy cùng dược sĩ của Yoosun Rau má tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I – Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì cho hiệu quả?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý viêm da mãn tính do cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố dị ứng, gây ra nhiều tổn thương cho da. Đây là bệnh lý thường xuyên tái phát, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có thể thấy, bệnh viêm da cơ địa gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống. Vì vậy, khi đối mặt với bệnh lý này nhiều người băn khoăn không biết bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa có thể mang lại kết quả nhanh chóng, giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để biết viêm da cơ địa uống thuốc gì người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện da liễu.

Sau khi thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết bác sĩ sẽ nắm được nguyên nhân, mức độ. Sau đó, sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh.

Bị viêm da cơ địa uống thuốc gìBị viêm da cơ địa dùng thuốc gì là điều khiến nhiều người băn khoăn.

Vậy bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì? Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống cho người bệnh như:

1. Kháng sinh đường uống

Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì? Sau khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số loại kháng sinh đường uống.

Kháng sinh đường uống thường được chỉ định khi tình trạng viêm da cơ địa bị bội nhiễm. Khi đó, việc kết hợp giữa thuốc kháng sinh đường uống và thuốc bôi ngoài da giúp kiểm soát và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng hiệu quả hơn.

Nếu nhiễm trùng có nguồn gốc từ vi khuẩn, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh thuộc nhóm macrolid hoặc penicillin để điều trị. Đối với những trường hợp bội nhiễm do nấm, thuốc kháng nấm toàn thân sẽ được chỉ định nhằm tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh.

Khi sử dụng kháng sinh đường uống, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng kháng thuốc.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bị viêm da cơ địa. Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát các triệu chứng sưng, viêm, đau và rát nhẹ trong trường hợp viêm da cơ địa dị ứng.

trẻ bị viêm da cơ địa dùng thuốc gìBác sĩ có thể kê thuốc chống viêm cho người bị viêm da cơ địa.

Nhóm thuốc này hoạt động thông qua việc ức chế các enzym cyclooxygenase 1 và 2. Từ đó làm giảm sự tổng hợp của prostaglandin – chất gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Đây cũng là câu trả lời dành cho những ai đang băn khoăn bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì?

Thuốc kháng viêm không steroid cũng được sử dụng khi bệnh nhân viêm da cơ địa bị bội nhiễm để kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, với những người có tiền sử bệnh dạ dày, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này. Bởi vì nó có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng tiêu hóa.

3. Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì? Thuốc Corticosteroid đường uống

Corticosteroid đường uống thường ít được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa. Bởi vì mặc dù nhóm thuốc này có khả năng kháng viêm và chống dị ứng mạnh, nhưng đồng thời cũng đi kèm với nhiều nguy cơ biến chứng.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng loại thuốc này bao gồm suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng huyết áp, tăng đường huyết và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Corticosteroid đường uống chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm da cơ địa cấp tính nghiêm trọng. Đặc biệt, khi các triệu chứng sưng tấy và phù nề trở nên khó kiểm soát.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn và liều lượng cần giảm dần khi triệu chứng cải thiện. Trong giai đoạn mãn tính, corticosteroid không được khuyến cáo sử dụng vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh và gia tăng nguy cơ biến chứng.

Vì vậy, để biết trẻ bị viêm da cơ địa uống thuốc gì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi trong mỗi trường hợp, mỗi giai đoạn bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau.

4. Thuốc kháng histamin

Do viêm da cơ địa thường là kết quả của phản ứng dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thường được chỉ định trong cả giai đoạn cấp tính lẫn mãn tính của bệnh. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế sự giải phóng histamin – chất trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, mẩn đỏ và viêm da.

Các thuốc kháng histamin H1 có hai thế hệ: thế hệ thứ nhất và thứ hai. Hiện nay, các loại thuốc thế hệ thứ hai được ưu tiên sử dụng hơn vì ít gây buồn ngủ và an thần, giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường mà không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, để biết chính xác bệnh viêm da cơ địa dùng thuốc gì bạn nên đi thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

bị viêm da cơ địa nên uống thuốc gìThuốc kháng histamin H1 thường được dùng để trị viêm da cơ địa.

Dưới đây là một số loại thuốc kháng histamin H1 thường được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa:

4.1. Thuốc Loratadin

Loratadin giúp giảm ngứa và các triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra. Tuy nhiên, thuốc có thể gây khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, làm tăng nguy cơ sâu răng nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng loratadin nếu có các vấn đề về gan hoặc phụ nữ đang cho con bú. Vì thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của họ. Đây cũng là câu trả lời cho những ai đang băn khoăn bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì?

4.2. Thuốc Fexofenadin

Fexofenadin thường được kê để giảm ngứa trong viêm da cơ địa. Mặc dù ít gây buồn ngủ hơn, thuốc vẫn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, và khó tiêu.

Người bệnh cần chú ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, nên thận trọng khi sử dụng fexofenadin đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.

4.3. Thuốc Cetirizin

Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì? Bác sĩ có thể kê cho người bệnh loại thuốc Cetirizin. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng khác của viêm da cơ địa.

Tuy nhiên, thuốc này dễ gây buồn ngủ, mệt mỏi, và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, viêm họng, chóng mặt và nhức đầu. Đặc biệt, với những người có các vấn đề về gan và thận, liều lượng thuốc cần được điều chỉnh phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người dùng cũng nên hạn chế lái xe hoặc làm việc với máy móc sau khi uống thuốc vì nguy cơ gây buồn ngủ cao. Đặc biệt, người bệnh cần thăm khám để bác sĩ tư vấn cụ thể viêm da cơ địa uống thuốc gì? Để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

II – Uống thuốc viêm da cơ địa cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả cao?

Với những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì? Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn và tránh những tác dụng phụ người bệnh nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

1. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài việc nắm được bệnh viêm da cơ địa nên uống thuốc gì, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng về liều lượng, loại thuốc, và thời gian điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Do đó, việc tự ý điều chỉnh liều hoặc thay đổi phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gìNgười bệnh nên uống thuốc theo bác sĩ hướng dẫn.

Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau. Bởi nếu kết hợp thuốc trị viêm da cơ địa với các loại thuốc khác mà không có sự chỉ định từ bác sĩ có thể dẫn đến tương tác thuốc nguy hiểm hoặc làm giảm hiệu quả của liệu trình điều trị.

Một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng không mong muốn khi sử dụng cùng nhau. Do đó, trước khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thảo dược, hoặc thực phẩm chức năng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

2. Tránh sử dụng thuốc kéo dài hoặc tự ý ngưng thuốc khi dấu hiệu thuyên giảm

Mặc dù cảm thấy triệu chứng viêm da cơ địa đã thuyên giảm, người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc ngừng thuốc đột ngột hoặc kéo dài thời gian sử dụng có thể dẫn đến tình trạng bệnh tái phát hoặc làm giảm hiệu quả của liệu trình điều trị.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và quyết định thời điểm ngừng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng một cách hợp lý để đảm bảo điều trị hiệu quả.

3. Không sử dụng bia rượu khi đang uống thuốc

Bên cạnh việc hiểu rõ viêm cơ địa uống thuốc gì? Bạn cũng nên tránh xa bia rượu khi đang uống thuốc. Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cồn cũng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da cơ địa. Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quá trình điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và các loại đồ uống phù hợp trong suốt thời gian điều trị.

4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa. Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, khoáng chất, và các dưỡng chất cần thiết để da khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Ưu tiên các thực phẩm chống viêm như cá hồi, cá thu, rau xanh lá đậm, và ngũ cốc nguyên hạt để giảm viêm và cải thiện sức khỏe da. Hạn chế đường, sữa bò, hải sản có vỏ, và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể kích ứng và làm trầm trọng thêm bệnh.

Người bị bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gìTránh ăn đồ dễ gây dị ứng khi uống thuốc trị viêm da cơ địa.

Uống đủ nước và bổ sung nước ép trái cây tự nhiên giúp giữ ẩm và thanh lọc cơ thể. Tăng cường probiotic từ sữa chua, kim chi, và prebiotic từ chuối, tỏi để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm viêm.

5. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, nên dừng thuốc và tới gặp bác sĩ ngay

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa, người bệnh gặp phải các dấu hiệu bất thường như: Phát ban mới, tình trạng da ngày càng xấu đi, khó thở, chóng mặt… cần dừng thuốc ngay và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ.

Những dấu hiệu này có thể cho thấy có phản ứng phụ hoặc dị ứng với thuốc. Việc kịp thời thông báo cho bác sĩ giúp đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và điều chỉnh phác đồ điều trị hoặc chỉ định phương pháp điều trị thay thế nếu cần.

6. Thăm khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ

Thăm khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ là một phần quan trọng trong quá trình điều trị viêm da cơ địa. Các buổi tái khám giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của liệu trình điều trị, theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Việc thăm khám định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề phát sinh hoặc tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc. Từ đó điều chỉnh kịp thời để tối ưu hóa kết quả điều trị.

bệnh viêm da cơ địa nên uống thuốc gì

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm da cơ địa có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Với thành phần chính là dịch chiết rau má giúp làm mát da, dịu da, giảm ngứa ngáy nhanh chóng, an toàn. Mỗi ngày bạn có thể bôi kem từ 2-3 lần để hỗ trợ quá trình điều trị viêm da cơ địa có hiệu quả tốt hơn.

Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được bệnh viêm da cơ địa uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Nếu bạn còn băn khoăn về bất cứ vấn đề nào cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Yoosun Rau má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục