Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 09/09/2024

10+ Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi tại nhà kèm hướng dẫn chi tiết

12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm nên dân gian thường sử dụng để điều trị các bệnh lý về da, trong đó có viêm da cơ địa. Với cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi, người bệnh có thể sử dụng tỏi để bôi da, uống hoặc thêm vào các món ăn để hỗ trợ loại bỏ bệnh. Bài viết này sẽ gợi ý 12 cách dùng tỏi trị viêm da cơ địa hiệu quả và an toàn ngay tại nhà kèm hu , cùng theo dõi nhé!

I – Tỏi có trị viêm da cơ địa? Tại sao?

Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính (kéo dài) gây viêm, đỏ và kích ứng da. Đây là một tình trạng phổ biến thường bắt đầu ở trẻ em nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.

Để điều trị bệnh, ngoài thuốc, có nhiều lựa chọn bạn có thể thử ở nhà để giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa, trong đó có tỏi.

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ Hành Alliaceae. Theo Đông y, tỏi có công dụng hành khí tiêu tích, sát trùng, giải độc, giúp kháng khuẩn và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Do đó, dân gian thường dùng tỏi để chữa những bệnh liên quan đến mẩn ngứa, viêm nhiễm như viêm da cơ địa, chàm…

Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏiDân gian thường sử dụng tỏi để chữa viêm da cơ địa.

Theo nghiên cứu hiện đại, tỏi chứa một lượng lớn allicin có tác dụng chống nấm, chống lão hóa và làm mịn da, đồng thời có thể tăng mức độ chống oxy hóa của da. Sau đây là lý do tại sao tỏi có lợi trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa:

1. Tác dụng kháng khuẩn

Tác dụng kháng khuẩn của tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da bị viêm da cơ địa, đây có thể là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh này.

Theo một nghiên cứu năm 2014 , tỏi có hợp chất ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn, cho thấy tỏi có thể hữu ích trong việc điều trị một số bệnh về da. Nghiên cứu này cho rằng, tính chất kháng khuẩn của tỏi là do một loại hóa chất có tên là allicin.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2015 đã xem xét tác dụng của tỏi đối với một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus epidermidis . S. epidermidis , một trong những loại vi khuẩn nổi bật nhất gây ra mụn trứng cá. Nghiên cứu phát hiện ra rằng allicin trong tỏi giúp ngăn chặn vi khuẩn đó phát triển và các hợp chất khác có trong tỏi cũng góp phần, tăng cường tác dụng kháng khuẩn.

2. Đặc tính chống viêm

Tỏi chứa các hợp chất như allicin có thể giúp giảm viêm, có lợi cho các tình trạng viêm da như bệnh viêm da cơ địa.

Các chuyên gia cho hay, Cytokine là những phân tử có thể thúc đẩy tình trạng viêm và nhiều chuyên gia tin rằng chúng có vai trò trong tình trạng da và sự phát triển của mụn trứng cá.

Nghiên cứu này từ năm 2013 cho thấy, allicin giúp giảm sản xuất các cytokine gây viêm. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc làm nóng tỏi làm giảm lượng allicin có trong tỏi, làm giảm tác dụng chống viêm. Từ đó, họ kết luận rằng allicin có thể giúp điều trị một số vấn đề viêm da.

Tỏi có trị viêm da cơ địa khôngTỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.

3. Ngăn ngừa nhiễm trùng

Lưu huỳnh có trong tỏi ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp giảm viêm. Nó cũng tăng cường lưu lượng máu, do đó mang lại cho làn da vẻ sáng tự nhiên.

4. Chất chống oxy hóa mạnh

Chất chống oxy hóa mạnh có trong tỏi giúp giảm sự tích tụ gốc tự do trong da, do đó giữ cho da săn chắc và trẻ trung. Tỏi cũng chứa một lượng lớn polyphenol có tác dụng bảo vệ da. Lưu huỳnh trong tỏi còn giúp cơ thể sản xuất collagen, từ đó giúp chống lại nếp nhăn.

5. Chữa lành vết thương

Một nghiên cứu vào năm 2011 phát hiện nhiều công dụng về da liễu của tỏi, trong đó có tác dụng chữa lành vết thương. Vì vậy, tỏi cũng có thể giúp chữa lành các tổn thương trên da do viêm da cơ địa.

Tỏi cũng chứa các vitamin và khoáng chất có thể giúp chống lại các vấn đề về da, như selen, kẽm, đồng, vitamin C và vitamin B-6.

Tóm lại, tỏi có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc theo toa để điều trị bệnh chàm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử các biện pháp điều trị tại nhà mới.

II – 10 cách sử dụng tỏi chữa viêm da cơ địa hiệu quả – an toàn

Có khá nhiều cách sử dụng tỏi chữa viêm da cơ địa, bạn có thể bôi ngoài da, uống hoặc sử dụng như một gia vị thêm vào các món ăn hàng ngày.

1. 8 cách dùng tỏi bôi ngoài da

Với cách chữa viêm da bằng tỏi bôi ngoài da, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 6 cách dưới đây:

1.1. Nước ép tỏi tươi

– Chuẩn bị: 3 đến 4 tép tỏi tươi.

– Thực hiện: Bóc vỏ tỏi ra rồi giã cho nát. Cho 50ml nước ngâm tỏi trong vòng 3 phút để tinh chất có trong tỏi được thoát ra hết.

– Cách bôi: Làm sạch vùng da viêm da cơ địa cần phải điều trị rồi lấy bông gòn thấm dung dịch, thoa đều lên khu vực da bị tổn thương. Tiếp tục bôi khi nước tỏi đã khô, thực hiện liên tục 3-4 lần. Sau đó để yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

– Lưu ý: Tuyệt đối không nên dùng tỏi nguyên chất bôi lên da bởi có thể gây kích ứng và bỏng rát da. Không nên thoa nước tỏi nguyên chất thoa lên da nếu đang có vết thương hở.

Cách trị viêm da cơ địa bằng tỏiThoa nước ép tỏi tươi lên da chữa viêm da cơ địa.

1.2. Tỏi ngâm rượu

– Chuẩn bị: 2 đến 3 củ tỏi, 1 lít rượu.

– Thực hiện: Bóc sạch vỏ tỏi sau đó rửa sạch bằng nước rồi để cho thật ráo nước. Xếp tỏi vào trong lọ thủy tinh và đổ 1 lít rượu vào để ngâm trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian ngâm tỏi cần để lọ ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

– Cách sử dụng: Lấy nước tỏi ngâm rượu thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh viêm da cơ địa. Nên thoa vào buổi tối và rửa sạch vào sáng hôm sau để tăng hiệu quả.

1.3. Tỏi và các loại dầu

Bôi tỏi nguyên chất lên da đôi khi có thể gây ra phản ứng, thêm tỏi vào dầu nền có thể giúp ngăn ngừa những phản ứng đó. Ví dụ về các loại dầu nền có hiệu quả bao gồm:

– Dầu jojoba.

– Dầu hạt nho.

– Dầu dừa.

Để sử dụng tỏi tại chỗ để chữa viêm da cơ địa, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị: 3-4 tép tỏi, dầu nền.

– Thực hiện: Nghiền nhuyễn tỏi, trộn với loại dầu lựa chọn. Thoa hỗn hợp vào vùng da bị viêm và để trong 5-10 phút. Rửa sạch bằng nước và lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Dùng tỏi chữa viêm da cơ địaTrộn tỏi với dầu dừa thoa lên da giúp hỗ trợ loại bỏ bệnh viêm da cơ địa.

1.4. Tỏi và sữa chua

Sữa chua nguyên chất có khả năng làm dịu làn da bị viêm. Các lợi khuẩn trong sữa chua làm dịu da bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, phục hồi hàng rào lipid trong làn da bị mất nước. Kết hợp sữa chua với tỏi sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa viêm da cơ địa.

– Chuẩn bị: 3-4 nhánh tỏi tươi, 2 thìa sữa chua không đường.

– Thực hiện: Đắp hỗn hợp tỏi và sữa chua lên vùng da bị viêm da cơ địa. Hãy để lưu lại trên da trong 20 phút trước khi rửa sạch.

– Lưu ý: Ngoài cách đắp lên da, bạn có thể ăn trực tiếp hỗn hợp tỏi và sữa chua. Sữa chua rất giàu lợi khuẩn probiotic có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột tốt. Nghiên cứu cho thấy tác dụng này cũng có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể.

1.5. Tỏi và mật ong

Một số nghiên cứu cho thấy, dược tính của mật ong có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh viêm da cơ địa. Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 cho thấy, các tổn thương viêm da cơ địa được cải thiện đáng kể sau khi bôi mật ong trong 7 ngày liên tiếp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mật ong có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại tình trạng viêm da. Họ giải thích rằng, vi khuẩn tụ cầu vàng xâm chiếm da của 70–90% số người bị viêm da cơ địa, tạo ra độc tố gây viêm, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Một đánh giá năm 2016 chỉ ra rằng, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã công nhận mật ong có đặc tính chữa bệnh cho da, đặc biệt là vết thương và vết bỏng. Ngoài ra, mật ong có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa mô, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và có đặc tính kháng khuẩn.

– Chuẩn bị: vài tép tỏi tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất.

Tỏi có chữa viêm da cơ địa khôngTỏi và mật ong.

1.6. Tỏi và nghệ

Nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa , khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị hiệu quả cho nhiều tình trạng da, bao gồm bệnh chàm và viêm da cơ địa dị ứng.

– Chuẩn bị: Tỏi, tinh bột nghệ.

– Thực hiện: Giã nát tỏi lấy nước ép rồi thêm tinh bột nghệ cùng chút nước vào trộn đều lên để thu được hỗn hợp đồng nhất. Thoa hỗn hợp lên da và để yên trong 15 phút. Rửa sạch lại với nước khi hết thời gian.

1.7. Tỏi và nha đam

Mặc dù nha đam (lô hội) không phải là thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa, nhưng nó có thể làm dịu da khô, ngứa. Một số người thấy dễ chịu ngay sau khi thoa gel làm mát lên vùng da bị ảnh hưởng. Lô hội có thể dưỡng ẩm cho da khô đồng thời làm dịu cơn ngứa.

– Chuẩn bị: Tỏi và gel nha đam.

– Thực hiện: Trộn hai hoặc ba tép tỏi đã nghiền nát với 1/2 cốc nước. Để hỗn hợp trong vài phút. Thêm một thìa gel lô hội vào hỗn hợp tỏi. Thoa hỗn hợp và để yên cho đến khi khô. Nhẹ nhàng rửa sạch hỗn hợp trên da của bạn.

Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi và nha đam Tỏi và nha đam chữa viêm da cơ địa.

1.8. Tỏi và giấm táo

Theo chứng nhận của Hiệp hội Bệnh chàm Quốc gia, thêm 2 cốc giấm táo vào bồn nước ấm có thể giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.

Các chất có tính axit trong giấm táo có thể cải thiện các triệu chứng của tình trạng da, bao gồm cả bệnh viêm da cơ địa, bằng cách giúp khôi phục mức độ axit của da. Da có tính axit tự nhiên, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.

Theo một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ năm 2018, giấm táo có thể làm giảm viêm và nhiễm trùng. Điều này cho thấy rằng bôi giấm táo lên da có thể làm giảm sưng tấy do bệnh viêm da cơ địa và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.

– Chuẩn bị: Tỏi và giấm táo.

– Thực hiện: Trộn một thìa giấm táo với một lượng nước bằng nhau. Giã nát khoảng năm tép tỏi và để yên trong 10 phút. Trộn nước ép tỏi và giấm táo với nhau rồi thoa trực tiếp lên da. Để yên trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch da.

2. 3 cách uống bổ sung tỏi

Người bị viêm da cơ địa cũng có thể uống bổ sung tỏi để tăng sức đề kháng cho da, hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.

2.1. Tỏi ngâm mật ong

– Chuẩn bị: 200g tỏi tươi, mật ong.

– Cách ngâm: Tỏi bóc sạch vỏ rồi đem rửa sạch, vớt ra để cho tới khi ráo hết nước. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong nguyên chất vào cho tới khi ngập hết tỏi. Ngâm tỏi trong khoảng 2 tuần là có thể mang ra sử dụng.

– Cách dùng: Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một thìa hỗn hợp pha với nước uống. Phần tép tỏi có thể dùng để chà xát lên vùng da bị bệnh. Đợi khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch là được.

Tỏi ngâm mật ong.

2.2. Tỏi ngâm bia

– Chuẩn bị: 1kg tỏi tươi, bia.

– Thực hiện: Tỏi làm và rửa sạch rồi để ráo nước. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ bia vào cho tới khi ngập hết tỏi. Đậy nắp kín ngâm trong khoảng 30 phút rồi cho vào lò vi sóng hâm nóng lên.

– Cách dùng: Ăn và uống trực tiếp tỏi ngâm bia. Mỗi ngày nên 3 tép liên tục và kiên trì cho đến khi bệnh thuyên giảm.

3. Thêm vào các món ăn

Một cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đơn giản và hiệu quả khác đó là bổ sung tỏi vào các món ăn. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể thêm tỏi vào một số món ăn như:

– Bí đỏ xào tỏi.

– Rau muống xào tỏi.

– Thịt bò xào tỏi.

– Tôm rim tỏi.

– Cháo tỏi.

Cách điều trị viêm da cơ địa bằng tỏiThêm tỏi vào các món ăn hàng ngày hỗ trợ tăng đề kháng, đẩy lùi viêm da cơ địa.

Tiêu thụ các món ăn chứa tỏi vừa giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tốt nhất bệnh nhân viêm da cơ địa nên duy trì 1-2 món ăn có sử dụng tỏi mỗi ngày để ngăn ngừa tái phát các triệu chứng của bệnh, đồng thời chữa lành các tổn thương nhanh chóng hơn.

III – Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi là phương pháp tự nhiên lành tính và an toàn, nhưng khi áp vẫn cần chú ý những vấn đề dưới đây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới làn da cũng như sức khỏe:

1. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ

Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng tỏi để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Vì phản ứng của mỗi người có thể khác nhau và có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

2. Không thể thay thế thuốc chữa bệnh

Mặc dù tỏi có một số đặc tính có lợi, nhưng không nên coi đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm da cơ địa mà không có hướng dẫn chuyên môn.

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi như thế nàoNên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi chữa viêm da cơ địa.

3. Khi bôi lên da

Khi sử dụng tỏi để thoa lên da, một số người có thể gặp phải phản ứng phụ với tỏi, bao gồm:

– Viêm da tiếp xúc kích ứng: phát ban hoặc đỏ da cục bộ phát triển do kích ứng.

– Mề đay tiếp xúc: sưng tấy hoặc đỏ da tại chỗ phát triển do chất gây kích ứng.

– Viêm da tiếp xúc dị ứng: phát ban hoặc mẩn đỏ lan rộng phát triển do chất gây dị ứng.

– Pemphigus: phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra vết loét hoặc mụn nước.

Vì vậy, trước khi thoa tỏi lên vùng da lớn, hãy thử bôi lên một vùng da nhỏ ở cánh tay để kiểm tra phản ứng. Nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể thoa lên da để điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Ngoài ra, bạn cũng không nên bôi tỏi lên vết thương hở, vùng da bị lở loét, mưng mủ, chảy máu…

4. Khi uống hoặc ăn tỏi

Khi dùng qua đường miệng, tỏi có thể gây ra các tác dụng phụ như hôi miệng, ợ nóng, đầy hơi và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường tệ hơn khi dùng tỏi sống. Tỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.

Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày lợi cho sức khỏe. Nhưng ăn nhiều hơn có thể gây hôi miệng, ợ nóng, các vấn đề về dạ dày và các tác dụng phụ khó chịu khác. Tốt nhất là nên dùng ở mức độ vừa phải.

Lưu ý khi trị viêm da cơ địa bằng tỏiMỗi ngày chỉ nên ăn 2-3 tép tỏi, tránh lạm dụng ăn quá nhiều.

5. Đối tượng không nên sử dụng

– Người dị ứng với tỏi hoặc bất kỳ thành phần nào có trong các cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi kể trên không nên áp dụng phương pháp này. Để thử phản ứng của cơ thể, hãy bôi một lượng nhỏ lên vùng da tay. Nếu sau 1 ngày cơ thể không có dấu hiệu bất thường có thể sử dụng tỏi trên da.

– Người bị bệnh về gan và mắt cũng không nên dùng tỏi chữa viêm da cơ địa.

6. Theo dõi phản ứng

Khi sử dụng tỏi trị viêm da cơ địa, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.

7. Lưu ý khác

Trong quá trình chữa viêm da cơ địa bằng tỏi, người bệnh cũng cần lưu ý kết hợp tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây để mau chóng đẩy lùi bệnh:

– Nên vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi dùng tỏi khi sử dụng tỏi bôi lên da chữa viêm da cơ địa.

– Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở vùng bị viêm da cơ địa.

– Tránh gãi lên vùng da cần điều trị.

– Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, hóa chất.

– Uống đủ nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm có khả năng chống viêm.

– Hạn chế thức ăn cay nóng, hải sản, chất kích thích…

IV – Đánh giá hiệu quả của cách trị viêm da cơ địa bằng tỏi

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi là phương pháp dân gian truyền miệng, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ đến trùng bình. Khi kiên trì áp dụng đúng cách và đều đặn, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc cơ địa của từng người.

Ngược lại, với trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nặng và nghiêm trọng, sử dụng tỏi gần như không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Dùng tỏi chữa viêm da cơ địa cũng không thể thay thế được các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, nếu sau một thời gian áp dụng phương pháp này mà không thấy chuyển biến tốt hãy ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả hơn.

Tỏi là một dược liệu lành tính khi sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa nhưng cũng có nhiều điểm hạn chế. Để an toàn và hiệu quả hơn, người bệnh bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ có thể dùng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa.

Cách sử dụng tỏi trị viêm da cơ địaKem bôi da Yoosun Rau Má.

Yoosun rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được đánh giá cho hiệu quả nhất định với các trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình với điều kiện người bệnh áp dụng đúng cách và kiên trì trong thời gian dài. Bệnh viêm da cơ địa nặng có thể cần dùng thuốc bôi steroid hoặc thuốc kháng histamin theo toa. Nếu các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. The Surprising Skin Care Benefits of Garlic
https://perfectimage.com/blogs/skincare/garlic-skin-benefits?srsltid=AfmBOopo1w09MVyT_luc9hIG0NX5rYcvKG2UvPDspKYMgG0b3Dc3HUq_

2. Is garlic good for eczema?
https://www.quora.com/Is-garlic-good-for-eczema

3. Garlic Skin Benefits
https://goldcoastdermatologycenter.com/garlic-skin-benefits/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục