Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, khó chịu ba mẹ nên làm gì?
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa kèm theo nhiều chứng khác khiến trẻ mệt mỏi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, mẩn ngứa nóng trong không chỉ gây nhiễm trùng da mà còn có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ.
I – Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là gì?
Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là tình trạng da bé bị mẩn ngứa, phát ban hay phát ban nhiệt do nóng trong cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể bị nóng trong mẩn ngứa nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến hơn.
Nóng trong người là hiện tượng nóng ở toàn bộ hoặc một phần nào đó trong cơ thể. Khi bị nóng trong người bệnh luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài.
Trẻ bị mẩn ngứa do nóng trong người.
Nóng trong người có thể phụ thuộc vào nội tiết bên trong cơ thể hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Khi bé nóng trong mẩn ngứa, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ ở một số vùng da hoặc toàn bộ cơ thể. Các nốt sần mẩn ngứa tập trung nhiều ở các vùng da đổ nhiều mồ hôi như cổ, trán, lưng, vùng có các nếp gấp, vùng mặc tã lót…
II – Phân loại tình trạng bé bị nóng trong mẩn ngứa
Tình trạng bé bị phát ban nổi mẩn do nóng trong được phân thành 3 loại dưới đây, gồm:
1. Ban hạt kê
Trẻ sơ sinh hay bị dạng bệnh phát ban này. Dấu hiệu nhận biết là nổi các bọng nước trắng li ti trên da, vùng da xung quanh không bị tấy đỏ, sưng và ngứa. Các mụn này thường sẽ biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày.
2. Ban kê đỏ
Ban kê đỏ còn được gọi là rôm sảy, đây là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Triệu chứng khi trẻ bị rôm sảy do nóng trong gồm: da đỏ, mọc nhiều mụn bóng nước lấm tấm trên da, mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc thành chùm. Các nốt bọng nước gây ngứa rát khiến trẻ liên tục gãi và quấy khóc do khó chịu.
Nổi mẩn ngứa do nóng trong phổ biến hơn vào mùa nắng nóng.
3. Ban kê sâu
Đây là tình trạng khá hiếm gặp, còn được gọi là ban kê mủ. Bệnh lý này xảy ra khi trẻ bị rôm sảy không được điều trị và chăm sóc đúng khiến bệnh tái phát nhiều lần. Từ đó chuyển thành tình trạng ban kê sâu với đặc điểm là viêm da nặng hơn, gây nhiễm trùng thứ phát.
III – Dấu hiệu nhận biết bé bị nóng trong mẩn ngứa
Ngoài mẩn ngứa trên da, khi bị nóng trong mẩn ngứa, trẻ còn có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo khác như mụn nhọt, da khô hơn, dễ bong tróc, nước tiểu vàng, táo bón…
1. Mẩn ngứa, mụn nhọt
Nổi mẩn ngứa và mụn nhọt là dấu hiệu chính của nóng trong do việc thanh lọc độc tố không hiệu quả do hoạt động của gan suy giảm. Trẻ bị nổi mẩn ngứa, rôm sảy và mụn mụn nhiều hay ít, nặng hay nhẹ tùy vào lượng độc tố trong cơ thể ít hay nhiều.
Khi bé mẩn ngứa do trong, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ ở một số vùng da hoặc toàn bộ cơ thể. Các nốt sần mẩn ngứa tập trung nhiều ở các vùng da đổ nhiều mồ hôi như cổ, trán, lưng, vùng có các nếp gấp, vùng mặc tã lót…
2. Thay đổi về nhiệt độ và màu da
Ngay cả khi thời tiết mát mẻ, trẻ vẫn cảm thấy nóng nực, khó chịu. Việc thay đổi nhiệt độ cơ thể này chính là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nóng trong.
Lượng bilirubin trong máu không chuyển hóa để bài tiết ra ngoài được do nóng trong sẽ tích tụ lại và khiến da chuyển thành màu vàng. Lượng sắc tố bilirubin càng nhiều thì màu da càng vàng.
Kết mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi là những nơi thấy vàng da rõ nhất.
Khi bé mẩn ngứa do trong, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ ở một số vùng da hoặc toàn bộ cơ thể.
3. Dấu hiệu khác kèm theo
Ngoài mẩn ngứa và thay đổi màu da, trẻ bị nóng trong người còn có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
– Da khô hơn, dễ bong tróc do cơ thể thiếu nước.
– Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đỏ do lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao.
– Trẻ bị táo bón do mất nước hoặc thiếu chất xơ gây chướng bụng dẫn đến ăn uống kém ngon miệng, biếng ăn.
– Hơi thở nóng hoặc có mùi hôi do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn khiến miệng khô hơn điều kiện cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi phát triển.
– Môi trẻ nứt nẻ, hay đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon.
IV – Bé nóng trong mẩn ngứa do đâu?
Với trường hợp bé bị nóng trong mẩn ngứa, nguyên nhân đã được xác định là do cơ thể trẻ bị nóng trong. Tình trạng nóng trong ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau phổ biến nhất là chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa đạm, tác dụng phụ của thuốc, uống ít nước…
1. Do ảnh hưởng từ sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh và đang bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp. Do đó, nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ không khoa học (ăn cay nóng, dầu mỡ, dùng nhiều kháng sinh, mất ngủ, mệt mỏi…) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi cho con bú.
2. Không tiêu hóa sữa ngoài, pha sữa sai cách
Với những trẻ uống sữa công thức, tình trạng nóng trong có thể xuất phát từ nguyên nhân trẻ không thể tiêu hóa sữa ngoài hoặc ba mẹ pha sữa không đúng cách. Điều này khiến trẻ bị nóng trong và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có nổi mẩn ngứa do nóng trong.
3. Uống quá ít nước, ăn ít chất xơ
Với những trẻ đã ăn dặm, chế độ ăn ít chất xơ cộng với việc uống quá ít nước khiến quá trình bài tiết và tiêu hóa bị ảnh hưởng. Điều này khiến chất thải và độc tố trong cơ thể không được bài tiết ra ngoài, ngược lại tích tục bên trong cơ thể trong thời gian dài gây nóng trong nổi mẩn ngứa.
Bé bị nổi mẩn ngứa nóng trong có thể do chế độ ăn uống ít chơ, thừa đạm.
4. Chế độ ăn quá nhiều đạm
Khi tiêu thụ quá nhiều đạm trong các bữa ăn hàng ngày, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa. Hậu quả là khiến cơ thể sản sinh nhiều nhiệt hơn so với bình thường gây nhiệt miệng, nổi mụn, mẩn ngứa, ợ nóng…
5. Ăn nhiều dầu mỡ và gia vị
Thức ăn nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao gây sức ép lên các tuyến bã hoạt động dưới da. Điều này làm ức chế, bài tiết kém khiến da dễ nổi mụn và mẩn ngứa.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc khi uống vào sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng trong người như là: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng sinh…
V – Bé bị mẩn ngứa do nóng trong có nguy hiểm không?
Trẻ bị mẩn ngứa do nóng trong thường không gây nguy hiểm. Khi ba mẹ áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị kịp thời, đúng cách tình trạng mẩn ngứa do nóng trong sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Tuy nhiên, mẩn ngứa nóng trong kéo dài và liên tục xuất hiện sẽ khiến trẻ thấy nóng bức, khó chịu và bứt rứt từ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Trường hợp bệnh nghiêm trọng, các nốt mẩn ngứa và mụn nhọt làm trẻ bị ngứa, đau. Nếu trẻ gãi hoặc cọ xát mạnh nhiều lần lên da sẽ khiến phát ban càng lan rộng, mụn bị vỡ gây nhiễm trùng da.
Nổi mẩn ngứa do nóng trong kéo dài có thể gây nhiễm trùng da do trẻ thường xuyên gãi.
Đặc biệt, nếu tình trạng nóng trong người không được can thiệp kịp thời, độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể khiến nội tiết thay đổi, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng yếu dần. Hậu quả là trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm độc thần kinh…
VI – Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa ba mẹ nên gì?
Khi phát hiện trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn dưới đây, nếu tình trạng không cải thiện hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
1. Chăm sóc tại nhà
Ba mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ dưới đây để cải thiện tình trạng mẩn ngứa do nóng trong:
– Liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ: Nếu bé bị sốt, ba mẹ cần hạ sốt cho con ngay. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát kết hợp lau người bằng khăn ấm, nhất là vùng cổ, nách và bẹn của bé.
– Làm mát da để điều trị và ngăn ngừa rôm sảy: Đối với các vết phát ban lớn, hãy tắm mát cho trẻ mà không cần xà phòng. Thực hiện trong 10 phút, tránh để trẻ bị lạnh. Thực hiện 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Đối với các vết phát ban nhỏ, hãy đắp khăn mặt ướt mát lên vùng da đó. Làm như vậy trong 5 đến 10 phút. Sau đó để da khô tự nhiên.
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng khí, chẳng hạn như vải cotton. Cho trẻ mặc càng ít lớp quần áo càng tốt. Nới lỏng tã của trẻ nếu tã cọ vào vùng bị mẩn ngứa.
– Nếu có thể, hãy giảm nhiệt độ trong nhà bằng cách sử dụng quạt, điều hòa…
– Khi ngủ, hãy cho trẻ nằm trên khăn bông để thấm mồ hôi. Phương pháp chỉ dành cho trẻ lớn trên 1 tuổi.
– Để giảm nhiệt trên da, ba mẹ nên thường xuyên lau sạch mồ hôi cho con.
Chườm mát hoặc tắm mát giúp giảm ngứa và khó chịu do mẩn ngứa nóng trong.
– Thoa kem hydrocortisone không kê đơn lên vùng da nổi mẩn ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bé giảm ngứa. Lưu ý: Không bôi kem steroid dưới tã. Mỗi lần trước và sau khi thoa kem, hãy rửa tay bằng nước sạch và xà phòng. Không sử dụng thuốc mỡ vì có thể chặn tuyến mồ hôi.
– Cha mẹ nên chú ý cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi làm xước và tổn thương da gây nhiễm trùng.
– Tắm lá: Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa tắm lá gì? Bên cạnh phương pháp điều trị y khoa, nhiều mẹ đã lựa chọn cách tắm lá cho bé theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng để chữa rôm sảy. Các mẹ có thể sử dụng các loại lá như: chè xanh, sài đất, khế chua, bôm bốp, diếp cá, trầu không, kinh giới, ngải cứu, dâu tằm để tắm cho bé.
Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào bị mẩn ngứa nóng trong cũng phù hợp để tắm lá. Hơn nữa, nếu không biết cách sơ chế và nấu nước đúng cách có thể khiến vi khuẩn, vi trùng, bụi bẩn bám sót lại gây kích ứng trên da cho trẻ. Hậu quả là tình trạng rôm sảy có thể nặng hoặc bị nhiễm trùng. Vì vậy, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm lá cho con.
Ba mẹ có thể tắm lá cho bé bị mẩn ngứa do nóng trong nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
2. Thăm khám bác sĩ
Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng mẩn ngứa nóng trong của bé không thuyên giảm, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu sau:
– Phát ban trên da lan rộng hơn.
– Có hiện tượng da sưng đỏ.
– Trẻ gãi nhiều.
– Không hạ sốt.
– Quấy khóc.
– Bỏ ăn.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp cho trẻ. Trong quá trình chữa trị, ba mẹ nên tránh những điều sau đây để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
– Không bôi thuốc dạng kem lên vùng da bị da bị mẩn ngứa của trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
– Khi bác sĩ kê đơn thuốc cho trường hợp trẻ mẩn ngứa do nóng trong có tình trạng loét, chảy nước, trầy xước, ba mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa do nóng trong ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng sử dụng bộ đôi sản phẩm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa da cho con.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều người lựa chọn vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tắm gội hàng ngày để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má giúp làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả.
Trẻ bị mẩn ngứa nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
VII – Cách giúp trẻ phòng ngừa nổi mẩn do nóng trong
Để giúp trẻ tránh nguy cơ bị nổi mẩn ngứa do nóng trong, ba mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau:
– Vào thời tiết nóng, hãy mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, nhẹ để thấm mồ hôi ra khỏi da. Không quấn quá nhiều lớp quần áo cho trẻ sơ sinh.
– Trong thời tiết nóng, hãy hạn chế để trẻ vui chơi ngoài trời hoặc hoạt động thể chất vào những khung giờ nắng nóng cao điểm. Thay vào đó, nên ở trong bóng râm hoặc trong nhà có máy lạnh, sử dụng quạt để lưu thông không khí.
– Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ, các mẹ nên hạn chế đồ ăn cay nóng, gia vị đồng thời ăn nhạt hơn.
– Với những trẻ lớn, hãy cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ: rau xanh, vitamin và khoáng chất. Tránh ăn đồ cay, mặn, đồ uống nóng.
– Giữ nhà cửa, nơi ngủ và sinh hoạt của trẻ mát mẻ, thông gió tốt.
– Tránh dùng các loại kem và thuốc mỡ có thể làm tắc lỗ chân lông.
– Không cho trẻ sử dụng các loại thuốc gây đổ mồ hôi như clonidine, thuốc chẹn beta…
Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ là cách phòng ngừa nổi mẩn ngứa do nóng trong hiệu quả.
Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị nổi mẩn ngứa do nóng trong người, ba mẹ nên có các biện pháp khắc phục sớm để tránh gây nhiễm trùng da và suy yếu hệ miễn dịch cũng như đề kháng ở trẻ.
Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt kết hợp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp trẻ giải nhiệt, tăng cường đề kháng để nhanh chóng loại bỏ tình trạng trẻ bị nóng trong mẩn ngứa.
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trẻ bị nóng trong mẩn ngứa hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!