Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 02/05/2024

Bị nổi mề đay vào ban đêm: Nguyên nhân và cách chữa

14 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nổi mề đay ban đêm có thể gây khó chịu nhưng chúng thường vô hại và tự biến mất. Tuy nhiên, mề đay buổi tối kéo dài không chỉ khiến người bệnh mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể mà còn dẫn đến sưng phù lưỡi và mí mắt, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

I – Nổi mề đay ban đêm là gì?

Nổi mề đay (hay mày đay) là tình trạng ngứa và nổi mụn nổi trên da. Thống kê cho thất, mề đay ảnh hưởng đến 20% số người ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính.

Nổi mề đay có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nặng nhất là về ban đêm. Bị nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng ngứa, nổi mụn nổi trên da xuất hiện vào thời điểm đêm muộn và buổi tối.

Hay bị nổi mề đay vào ban đêmNổi mề đay có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nặng nhất là về ban đêm.

Theo verywellhealth.com, mề đay đôi khi nặng hơn vào ban đêm. Một số bằng chứng cho thấy tế bào mast – loại tế bào chịu trách nhiệm giải phóng histamine, rất nhạy cảm với nhịp sinh học.

Chất gây dị ứng trên giường hoặc sự thay đổi nhiệt độ trong phòng cũng có thể là một yếu tố gây mề đay vào buổi tối.

II – Nguyên nhân tại sao nổi mề đay ban đêm

Dị ứng là nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm phổ biến nhất. Một số nguyên nhân khác có thể do nhiễm trùng, bệnh lý, kích ứng với xà phòng và dầu gội khi tắm hoặc thay đổi đột ngột về môi trường, vấn đề ga trải giường, chăn đệm, quần áo…

1. Do cơ thể bị dị ứng

Đây là nguyên nhân nổi mề đay ban đêm chính và phổ biến. Trang healthline.com cho hay, nổi mề đay buổi tối thường do phản ứng dị ứng với thứ gì đó mà bạn gặp phải hoặc nuốt phải. Khi xảy ra phản ứng dị ứng, cơ thể bạn bắt đầu giải phóng histamine vào máu. Histamine là chất hóa học mà cơ thể tạo ra nhằm cố gắng tự vệ trước nhiễm trùng và những kẻ xâm nhập bên ngoài khác.

Ở một số người, histamines có thể gây sưng tấy, ngứa và nhiều triệu chứng như phát ban, mề đay. Về chất gây dị ứng, mề đay thể được gây ra bởi các yếu tố như phấn hoa, thuốc, thức ăn, lông động vật và côn trùng cắn.

tại sao nổi mề đay ban đêmDị ứng là nguyên nhân chính gây nổi mề đay về đêm.

Dưới đây là một số tác nhân gây dị ứng phổ biến:

– Dị ứng thức ăn: Một số người bị dị ứng khi ăn mực, tôm, cua hoặc các loại thực phẩm như trứng, sữa, lạc… sẽ bị nổi mẩn ngứa. Nếu ăn các thực phẩm này vào bữa tối, bạn có thể bị nổi mề đây vào buổi tối hoặc ban đêm.

– Dị ứng thời tiết: Thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết mưa nắng và nóng lạnh thất thường. Mặt khác, nhiệt độ về đêm thay đổi khiến cơ thể khó thích ứng kịp gây dị ứng và nổi mể đay.

– Dị ứng phấn hoa, côn trùng: Nhiều người có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, nọc độc côn trùng, mạt bụi gỗ, lông động vật…

2. Do bệnh lý

Nổi mề đay ban đêm là bệnh gì? Thường xuyên nổi mề đay vào ban đêm có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:

– Bệnh lý da liễu: Một số bệnh lý về da như nấm da, viêm da cơ địa, ghẻ… cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm. Nguyên nhân là do vào ban đêm, nấm và vi khuẩn hoạt động mạnh hơn làm tăng nguy cơ dị ứng nổi mề đay vào ban đêm.

– Chức năng gan suy giảm: Chức năng gan bị suy giảm khiến các độc tố bên trong cơ thể không được đào thải hết ra ngoài. Về lâu dài, chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể gây kích ứng da, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hình thành mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, da nổi mề đay ban đêm.

– Bệnh lý khác: Các bệnh lý khác như ở thận, tuyến giáp tự miễn và các vấn đề di truyền cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Hậu quả là cơ thể dễ bị kích ứng, tăng nguy cơ bị dị ứng nổi mề đay ban đêm.

3. Do nhiễm trùng hoặc điều trị y tế

Một số người bị nổi mề đay khi bị nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc COVID-19.

Những người khác có thể bị nổi mề đay khi họ điều trị y tế như xạ trị hoặc truyền máu. Phương pháp điều trị y tế này có thể cứu sống người bệnh nhưng lại gây hại cho làn da. Nếu cơ thể bạn giải phóng histamine để tự bảo vệ, phát ban mề đay có thể phát triển.

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm. Ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…

Các loại thuốc kể trên có thể gây dị ứng da, phản ứng dị ứng hô hấp hoặc một số triệu chứng gây khó chịu khác. Nếu người bệnh uống các loại thuốc này vào buổi tối thì có nguy cơ cao bị nổi mề đay ban đêm.

Bị nổi mề đay ban đêm là bệnh gìMột số nguyên nhân khác gây nổi mề đay về đêm như nhiễm trùng, bệnh lý, môi trường sống chứa tác nhân gây dị ứng…

5. Do môi trường sống chứa tác nhân gây mề đay

Nhà cửa, phòng ngủ, quần áo, vật dụng sinh hoạt bị ẩm mốc hoặc môi trường sống nồm, có độ ẩm cao tạo tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Hậu quả là bạn không chỉ bị nổi mề đay vào ban đêm mà còn vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

6. Giường ngủ không đảm bảo vệ sinh

Việc không giặt giữ chăn, ga, gối đệm thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Khi tiếp xúc, các tác nhân này có thể gây kích ứng và dị ứng da dẫn đến nổi mề đay về ban đêm khi nằm ngủ.

7. Nguyên nhân khác

Bị nổi mề đay vào buổi tối cũng có thể do các nguyên nhân khác ngoài dị ứng và những nguyên nhân trên. Chẳng hạn:

– Một số người bị nổi mề đay vào buổi tối do mặc quần áo quá chật, căng thẳng, tập thể dục.

– Do thay đổi đột ngột trong môi trường.

– Phản ứng miễn dịch bất thường khiến các mạch máu rò rỉ chất lỏng vào lớp giữa của da gây nổi mề đay.

– Quần áo không sạch sẽ.

– Chế độ ăn uống phản khoa học.

– Hệ miễn dịch kém khó chống lại các tác nhân gây bệnh.

III – Triệu chứng nổi mề đay ban đêm

Nổi mề đay có thể kéo dài vài phút đến vài giờ và thường biến mất trong vòng 24 giờ. Trong một số ít trường hợp, phát ban có thể kéo dài hàng tuần.

Dị ứng nổi mề đay đặc trưng bởi các nốt mẩn đỏ trên da, thường gây ngứa hoặc cũng có thể nhức nhối.

1. Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da

Triệu chứng đặc trưng nhất khi bị nổi mề đay về đêm là xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da. Các nốt này có thể có màu đỏ hoặc màu da. Các vùng da nổi lên được gọi là vết ban.

Các mảng tổ ong thường kết hợp với nhau tạo thành các mảng sưng tấy hoặc nổi mề đay lớn hơn. Vùng da bị ảnh hưởng có thể có kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Các mảng mề đay thường liên kết với nhau trông giống như những mảng mày đay sưng tấy lớn hơn.

Thậm chí, những nốt mẩn đỏ có thể lây lan sang vùng da lân cận theo vị trí bạn gãi hoặc tiếp xúc.

2. Ngứa ngáy dữ dội

Nổi mề đay về đêm gây ngứa dữ dội, đôi khi có thể gây bỏng rát hoặc châm chích. Cơn ngứa có thể biến mất nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài cả đêm nếu không tìm cách trị kịp thời.

3. Đau, sưng phù nề

Không chỉ gây ngứa ngáy dữ dội về đêm, nổi mẩn mà còn gây sốt, phù nề, nhiễm trùng da và đau rát ở vùng da nổi mề đay.

4. Triệu chứng khác

Một số trường hợp nổi mề đay vào buổi tối nghiêm trọng và nặng còn gây khó thở, chóng mặt, buồn nôn. Với trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

IV – Nổi mề đay ngứa về đêm có nguy hiểm không?

Nổi mề đay về đêm có thể gây khó chịu nhưng chúng thường vô hại và tự biến mất. Khi tình trạng này kéo dài hơn 6 tuần, nó được gọi là mề đay mãn tính. Thông thường mề đay mãn tính không thể tìm thấy nguyên nhân, hầu hết người đều tự khỏi trong vòng chưa đầy 1 năm.

Tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng mề đay về đêm thường xuyên xuất hiện và kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí là mất ngủ do cơn ngứa dữ dội về đêm.

Đặc biệt, nếu nổi mề đay do nguyên nhân bệnh lý không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Một số vấn đề có thể gặp phải là:

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

– Sưng phù lưỡi, mí mắt.

triệu chứng nổi mề đay ban đêmNgười bị nổi mề đay về đêm không thể ngủ vì ngứa.

– Sốc phản vệ: một phản ứng dị ứng toàn cơ thể, đe dọa tính mạng gây khó thở.

– Sưng họng: có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở đe dọa tính mạng

– Ảnh hưởng tới thai nhi ở phụ nữ đang mang thai.

V – Nổi mề đay vào ban đêm khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi bác sĩ hoặc đến bệnh ngay tình trạng mề đay nghiêm trọng, khó chịu và không đáp ứng với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.

Các triệu chứng nổi mề đay về đêm nghiêm trọng cần chú ý là:

– Ngứa ngáy dữ dội không thể ngủ.

– Mẩn ngứa ngày càng nghiêm trọng dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc.

– Có dấu hiệu của sốc phản vệ: buồn nôn, chóng mặt, khó thở, mất tỉnh táo, sưng môi, lưỡi, cổ họng…

– Sốt, hụt hơi, ngất xỉu, khò khè.

– Khi có các biểu hiện trên, hãy chủ động đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được được điều trị kịp thời và đúng cách, tránh tự ý dùng thuốc bởi có thể gây nguy hiểm.

Cách chữa nổi mề đay ban đêmHãy chủ động đến ngay bệnh viện để được được điều trị kịp thời và đúng cách nếu mề đay về đêm nghiêm trọng hơn.

VI – Nổi mề đay ban đêm được chẩn đoán thế nào?

Phương pháp chẩn đoán mề đay chủ yếu là quan sát da và hỏi triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh. Một số xét nghiệm chuyên sâu có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần thiết.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Nổi mề đay về đêm thường được chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ có thể chẩn đoán mề đay bằng cách nói chuyệnvà quan sát vùng da bị nổi mề đay của người bệnh để xác định chính xác nguyên nhân.

Theo acaai.org, trong một số trường hợp, nguyên nhân rất rõ ràng có thể là do ăn đậu phộng hoặc tôm và sau đó bùng phát mề đay trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần thăm khám kỹ vì có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Nếu nổi mề đay về đêm kéo dài thì thường không xác định được nguyên nhân.

Trường hợp người bệnh bị nổi mề đay mãn tính sẽ được thăm khám và đánh giá bởi một bác sĩ dị ứng. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình bạn, các chất iếp xúc ở nhà và tại nơi làm việc, tiếp xúc với vật nuôi hoặc động vật khác và bất kỳ loại thuốc nào người bệnh đã dùng gần đây. Nếu đã ghi nhật ký thực phẩm, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ để hỗ trợ việc tìm ra nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Trong một số trường hợp, nếu cần thiết bác sĩ có thể cần tiến hành xét nghiệm da, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để xác định nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm.

Nếu nghi ngờ một loại thực phẩm cụ thể là nguyên nhân gây dị ứng, bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể làm xét nghiệm chích da hoặc xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán. Sau khi xác định được yếu tố kích hoạt, bạn có thể sẽ được khuyên nên tránh thực phẩm và các sản phẩm làm từ nó.

nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêmBác sĩ chẩn đoán cho bệnh nhân bị nổi mề đay về đêm.

Trong trường hợp viêm mạch máu (viêm tế bào máu) có thể là nguyên nhân, gây nổi mề đay bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể tiến hành sinh thiết da và gửi đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra dưới kính hiển vi.

VII – Phương pháp chữa trị nổi mề đay vào ban đêm

Cách chữa nổi mề đay ban đêm tùy thuộc vào tình trạng, mức độ cũng như nguyên nhân gây ra. Trường hợp mề đay nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần điều trị tại nhà nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng, sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết.

1. Điều trị tại nhà

Trường hợp nổi mề đay về đêm nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

– Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp làm dịu da và giảm ngứa rát do mề đay buổi tối gây ra. Bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch và thấm ướt bằng nước lạnh rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 20 phút. Trong thời gian đắp, bạn nên nhúng khăn vào nước lạnh thường xuyên.

– Dùng lá kinh giới: Trong Đông y, kinh giới tán hàn, tính ấm, tiêu viêm, chống dị ứng tốt nên được dân gian dùng nhiều trong các bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa và mụn nhọt. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá kinh giới tươi cho vào sao nóng lên cùng với 2 thìa muối. Bọc hỗn hợp vào khăn sạch rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng da nổi mày đay, cảm giác ngứa ngay sẽ thuyên giảm.

– Tắm bằng baking soda: Thêm baking soda vào bồn tắm có thể giúp làm dịu làn da bị kích ứng. Một nghiên cứu năm 2004 đã xem xét tác dụng của baking soda (natri bicarbonate) đối với 31 người mắc bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình. Những người tắm trong bồn tắm baking soda cho biết tình trạng ngứa và kích ứng da được cải thiện.

– Thoa nha đam: Nha đam có nhiều dược tính, gel có tác dụng chống viêm mạnh. Bôi gel lô hội lên vết mề đay có thể giúp làm dịu làn da bị kích ứng.

Cách trị nổi mề đay vào ban đêm Chườm lạnh giúp làm dịu da và giảm ngứa rát do mề đay buổi tối gây ra.

– Nhựa thông: Nhựa thông có đặc tính chống viêm có thể giúp điều trị các tình trạng ngứa hoặc kích ứng da. Áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ có chứa nhựa thông có thể giúp giảm ngứa do mề đay, phát ban.

– Sử dụng lá khế chua: Lá khế có vị chua, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa mụn nhọt, mày đay, ngứa do dị ứng… Bạn có thể lấy một nắm lá khế rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút, vớt cặn và chắt nước vào tô lớn pha với nước lạnh theo tỷ lệ vừa phải để đảm bảo nhiệt độ nước ấm thích hợp để tắm.

– Lá neem: Lấy một ít lá neem và xay chúng để tạo thành hỗn hợp sệt. Thêm một ít nước hoa hồng vào đây và thoa trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. Để khoảng 30 phút rồi rửa bằng nước và lau khô bằng khăn sạch. Đặc tính sát trùng và chống viêm của neem sẽ ngăn ngừa dị ứng mề đay do nhiệt bị nhiễm trùng.

2. Giảm ngứa mề đay vào ban đêm bằng kem Yoosun Rau má 

Kem yoosun rau má chiết xuất từ cây rau má với tính chất mát lành, có khả năng kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết, giúp làm lành nhanh các vết thương và mau lên da non, mang lại hiệu quả với các vùng da bị mụn, mẩn ngứa,…

Các thành phần khác của Yoosun Rau má gồm vitamin E và các hoạt chất khác giúp làm dịu da, dưỡng ẩm rất tốt.

Bị nổi mề đay phải làm saoNổi mề đay phải làm sao? Thoa kem yoosun rau má để giúp giảm tình trạng ngứa ngáy do mề đay

Tuy không phải là sản phẩm đặc trị bệnh mề đay nhưng Yoosun rau má vẫn được nhiều người sử dụng nhờ khả năng làm dịu mẩn ngứa trên da khi bị mề đay.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, sau khi vệ sinh da, lau khô, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má, vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước.

Một ưu điểm nữa của kem Yoosun rau má là chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính, bí rít. Sản phẩm đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Nếu mề đay dẫn tới mẩn ngứa nhẹ thì bệnh nhân có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để giảm ngứa.

3. Điều trị bằng thuốc

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà nhưng tình trạng mề đay không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có tác dụng cắt cơn mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban, dị ứng thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nổi mề đay về đêm như:

– Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc Phenothiazin, Ethanolamine, Piperidine, Alkylamin, Alkylamin được dùng khi mề đay ở mức độ nhẹ và trung bình. Ngoài công dụng ức chế histamine và các chất gây viêm, nhóm thuốc này còn giúp người uống dễ ngủ, an thần. Vì vậy, chỉ nên uống thuốc vào buổi tối để tránh tình trạng buồn ngủ.

– Nhóm thuốc có chứa corticoid: Người bệnh có thể dùng thuốc dưới dạng tiêm hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ. Tác dụng của thuốc chống dị ứng, giảm viêm, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng da và dị ứng phấn hoa. Nhưng người bệnh không nên dùng kéo dài quá 14 ngày vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

– Thuốc mỡ hoặc dạng kem chứa Steroid: Tác dụng chống viêm, cải thiện các triệu chứng do nổi mề đay buổi tối gây ra.

– Các loại thuốc bôi trị mẩn ngứa: Thuốc bôi giúp giảm ngứa, mẩn đỏ và sưng viêm thường dùng Phenergan, Eucerin, Gentrisone…

Nổi mề đay buổi tốiBệnh nhân nổi về đêm chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mề đay về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì nếu dùng không đúng loại thuốc, liều lượng và liệu trình thì người bệnh có thể phải đối mặt với rất nhiều các tác dụng phụ nguy hiểm, mề đay ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình điều trị mề đay về đêm, người bệnh cần lưu ý:

– Tránh để da tiếp xúc với nước nóng, nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp; vì điều này đôi khi có thể làm trầm trọng thêm đợt bùng phát mề đay.

– Tắm trong nước mát hoặc ấm để làm sạch da.

– Tránh bất kỳ chất kích thích nào đến vùng da bị ảnh hưởng.

– Không nên gãi, chà xát lạnh lên vùng da bị tổn thương.

– Tránh tập thể dục, đồ uống có cồn, caffeine và căng thẳng về cảm xúc vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mề đay.

VIII – Có thể phòng ngừa nổi mề đay về đêm không?

Muốn giảm bớt nguy cơ bị nổi mề đay về đêm, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc phòng tránh dưới đây:

1. Vệ sinh da sạch sẽ

Một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa nổi mề đay là đảm bảo làn da của bạn luôn sạch sẽ, khô ráo và mát mẻ. Bạn có thể tắm và vệ sinh da bằng nước mát hoặc nước ấm đều được.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tắm nước mát giúp làm mát và dịu da, giảm ngứa hiệu quả.

2. Không tắm nước quá nóng, dùng sữa tắm có độ PH cao

Không nên tắm nước quá nóng vì có thể gây mất độ ẩm tự nhiên, khiến da bị kích ứng và nổi mề đay. Cũng không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm có độ pH quá cao, không chất tẩy rửa để tránh da bị kích ứng.

3. Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi

Làn da của bạn cần càng nhiều không khí lưu thông càng tốt. Vì khi tuyến mồ hôi của bạn bị tắc nghẽn và mồ hôi không thể thoát ra khỏi da thì mề đay sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi có thể giúp tránh gây kích ứng da do vải chật hoặc không thoải mái. Hãy chọn mua quần áo thấm ẩm, thoáng khí vì điều đó sẽ đảm bảo tình trạng nổi mề đay và kích ứng của bạn không trở nên trầm trọng hơn.

4. Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Người có tiền sử dị ứng thức ăn cần chú ý không tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng như hải sản, đậu phộng. Đối với các món ăn chưa ăn lần nào, cần thử ăn một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của cơ thể.

Người bị dị ứng phấn hoa không nên trồng hoa trong phòng ngủ hoặc nhà. Hạn chế tiếp xúc với côn trùng, lông vật nuôi, môi trường ô nhiễm.

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hóa, thức ăn có thể gây dị ứng… giúp phòng ngừa nổi mề đay về đêm.

5. Vệ sinh phòng ngủ, môi trường sống

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và phòng ngủ để đảm bảo vi khuẩn và nấm không có cơ hội sinh sôi phát triển.
Bên cạnh đó, cần giặt chăn ga gối sạch sẽ (1 – 2 tuần một lần) bằng sản phẩm phù hợp. Đảm bảo quần áo luôn sạch sẽ, không tích tụ bụi bẩn vì có thể gây dị ứng mề đay.

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tập thể dục mỗi ngày

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là chức năng của gan và thận. Vì đây là hai cơ quan có nhiệm đào thải độc tố giúp cơ thể khỏe mạnh.

Mặt khác, cần tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày (tối thiểu 30 phút/ngày) để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai.

Nổi mề đay ban đêm hoàn toàn có thể chữa trị khỏi và phòng ngừa hiệu quả khi người bệnh tuân thủ những hướng dẫn từ bác sĩ. Hãy nhớ thăm khám ngay để phòng ngừa xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu bị ngứa dữ dội không thể ngủ kèm chóng mặt, buồn nôn, sốt, sưng môi và lưỡi…

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hives-causes
https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/skin-allergy/hives/
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/hives
https://www.healthline.com/health/hives#risk-factors
https://www.verywellhealth.com/urticaria-signs-symptoms-1069422#:~:text=Hives%20are%20sometimes%20worse%20at,could%20also%20be%20a%20factor.
https://www.mymed.com/diseases-conditions/hives-urticaria/what-is-the-treatment-for-hives

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.1/5 - (8 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục