Trẻ bị dị ứng phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị dị ứng ở trẻ em
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trẻ bị dị ứng là một phản ứng liên quan đến hệ thống miễn dịch gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng thậm chí còn dẫn đến các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dị ứng ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin để chăm sóc trẻ tốt hơn.
I – Bé bị dị ứng – Thông tin cơ bản bố mẹ cần biết
Dị ứng xảy ra khi cơ quan giúp cơ thể chống lại bệnh tật (hệ thống miễn dịch) phản ứng quá mức/quá mẫn khi ăn, hít thở, bị tiêm/chích/đốt hoặc sờ vào một chất mà bình thường vốn không gây hại (còn gọi là một dị nguyên/chất gây dị ứng).
Bé bị dị ứng không phải là một căn bệnh mà chỉ là một cách phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Trẻ bị dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch
1. Dị ứng trẻ em do đâu?
Trẻ em bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên – chất gây dị ứng. Các dị nguyên có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như thở, ăn uống, tiêm, chích (bị côn trùng đốt/chích hoặc do tiêm thuốc) hoặc tiếp xúc qua da.
Một số dị nguyên phổ biến là:
– Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay.
– Nấm mốc cả trong nhà và ngoài trời.
– Mối mọt trong chăn ga gối nệm, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác.
– Vảy da động vật trên các loại thú như mèo, chó, ngựa và thỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng như thức ăn, thuốc, phấn hoa, nấm mốc,…
– Một số loại thuốc: Ví dụ như thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật/động kinh. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả aspirin và các loại thuốc chống viêm không chứa chất steroid khác, đều có thể khiến bé bị dị ứng da và các phản ứng nghiêm trọng.
– Thực phẩm: Đặc biệt là đậu phộng, các loại hạt (như hạt hạnh nhân, đậu Brazil, hạt điều, hạt hồ đào và hạt óc chó), các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, hến), cá, sữa và trứng,..
– Nọc độc từ vết chích/đốt côn trùng: Ví dụ như ong, ong bắp cày, ong vò vẽ vàng hoặc kiến lửa.
Dị ứng ở trẻ em thường có tính di truyền. Nếu cha/mẹ bị dị ứng, con họ sẽ có khả năng cao bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng.
2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị dị ứng
- Các loại dị ứng gây tác động đến da, mũi, mắt thường gặp các triệu chứng sau:
– Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa vùng da tiếp xúc với dị nguyên hoặc khắp cơ thể.
– Mũi chảy, ngứa với nước mũi trong và loãng và/hoặc nghẹt mũi.
– Trẻ bị dị ứng sưng mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt.
– Hắt hơi liên tục và ngứa mũi, ngứa mắt hoặc ngứa da và các triệu chứng này kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
– Các triệu chứng dị ứng thời tiết khiến bé bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ trên mặt, cơ thể thường xảy ra theo mùa (ví dụ như mùa xuân, hè, thu hoặc trước mùa sương giá).
Một số triệu chứng dị ứng điển hình ở trẻ
- Sốc phản vệ có thể xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau và thường xảy ra rất nhanh.
– Triệu chứng trên da: Ngứa, nổi mề đay, đỏ, sưng, phát ban dị ứng ở trẻ.
– Mũi: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi nước.
– Miệng: Ngứa, bé bị dị ứng sưng môi hoặc lưỡi sưng phồng.
– Cổ Họng: Ngứa, hẹp, khó nuốt, khàn giọng.
– Ngực: Thở gấp, ho, thở khò khè, đau ngực, cảm thấy tức thở.
– Tim: Mạch yếu, ngất xỉu, sốc.
– Ruột: Nôn, tiêu chảy, co thắt.
– Hệ thần kinh: Chóng mặt, ngất xỉu.
3. Trẻ bị dị ứng có nên tắm không?
Theo các chuyên gia y tế, bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa hay các bệnh ngoài da không cần kiêng tắm, kiêng rửa ráy bởi da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, thải các chất độc ra ngoài.
Ở trẻ sơ sinh (dị ứng ở trẻ 6 tháng tuổi, dị ứng ở trẻ 5 tháng tuổi, dị ứng ở trẻ 8 tháng tuổi) và trẻ nhỏ ( dị ứng ở trẻ 1 tuổi, dị ứng ở trẻ 2 tuổi, dị ứng ở trẻ 3 tuổi, dị ứng ở trẻ 4 tuổi, dị ứng ở trẻ 5 tuổi) làn da rất mỏng manh và nhạy cảm, sức đề kháng lại yếu nên rất dễ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
Hơn nữa, khi bé bị dị ứng mẩn ngứa thường rất khó chịu, ngứa ngáy và dễ bị nổi mẩn, mụn, hăm hoặc trầy xước, viêm da nên việc không được tắm rửa thường xuyên càng khiến trẻ ngứa, mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn.
Nhưng cũng cần phải lưu ý là nên tắm cho trẻ đúng cách để tránh tác động xấu đến tình trạng bệnh của trẻ.
Trẻ bị dị ứng có tắm được không? Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa vẫn nên tắm để làm sạch cơ thể, tránh viêm nhiễm
4. Trẻ bị dị ứng có tiêm phòng được không?
Ho dị ứng ở trẻ, em bé bị dị ứng nổi mề đay hoặc bé bị dị ứng và sốt, trẻ bị dị ứng ngứa,.. tốt hơn hết là nên hoãn tiêm phòng, đặc biệt là những trường hợp chưa xác định được dị ứng do nguyên nhân gì bởi có thể bé phản ứng dị ứng với các loại thuốc tiêm.
Vì vậy, lời khuyên cho các bậc phụ huynh là nắm rõ điều kiện tiêm phòng cho trẻ, thực hiện tiêm phòng khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
5. Trẻ bị dị ứng bao lâu thì khỏi?
Tình trạng dị ứng bao lâu khỏi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dị ứng, sự chăm sóc và điều trị. Thông thường các loại dị ứng phổ biến như dị ứng thức ăn, thời tiết, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn,… có thể khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên cũng có những loại dị ứng đòi hỏi thời gian lâu hơn để đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, ví dụ khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay có thể tái phát theo từng đợt thường kéo dài dai dẳng.
6. Trẻ bị dị ứng có sốt không?
Tùy theo nguyên nhân gây dị ứng mà trẻ có phản ứng sốt hay không. Hầu hết các trường hợp dị ứng đều không gây sốt.
Tuy nhiên, một vài tình huống như trẻ bị côn trùng chích (ong, kiến…) có thể khiến trẻ bị dị ứng kèm sốt.
Trẻ có thể kèm sốt tùy nguyên nhân gây dị ứng
III – Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng dị ứng ở trẻ thường biểu hiện ở nhiều mức độ nhẹ và nặng, với các phản ứng nhẹ thông thường như kích ứng da (trẻ bị dị ứng mề đay, mẩn ngứa, khô da), kích ứng mũi (ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi),… thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên có những trường hợp dị ứng nghiêm trọng gây sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Sốc phản vệ có thể đến từ các dị nguyên như: Thức ăn, thuốc, nọc độc côn trùng, cao su và những chất khác,..
Các triệu chứng về da, ruột, thở mà có thể tiến triển rất nhanh. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm trẻ bị dị ứng sưng môi, lưỡi, họng, khó thở và tuần hoàn máu kém.
Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi trẻ bị dị ứng, cần theo dõi tình trạng của trẻ và đưa con đến cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, nghiêm trọng.
IV – Trẻ bị dị ứng nên ăn gì và kiêng gì?
Bên cạnh các phương pháp điều trị kiểm soát dị ứng thì cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này bởi thực phẩm cũng góp phần trong việc làm giảm/tăng triệu chứng dị ứng. Trẻ bị dị ứng kiêng gì và ăn gì? Phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:
1. Bé bị dị ứng nên ăn gì?
Một số thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng khi bị dị ứng:
– Cá: Một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 – được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ và các loài cá khác – có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng.
Ăn hoa quả và rau giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện các triệu chứng dị ứng
– Hoa quả và rau: Trái cây và rau giàu vitamin C và E – chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh, cà chua – cũng có thể làm giảm triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa.
– Đồ uống nóng và súp: Những chất lỏng nóng có thể làm ấm dạ dày và đường hô hấp. Điều này sẽ giúp lớp chất nhầy lỏng đi và ho khạc ra dễ dàng hơn.
– Sữa chua: Chuyên gia cho rằng vi khuẩn có lợi trong ruột có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi và nghẹt mũi. Trong đó, sữa chua là một nguồn tự nhiên tốt vì chứa nhiều lợi khuẩn.
2. Trẻ bị dị ứng kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị dị ứng nổi đỏ, mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm, mẹ hãy loại bỏ ngay những thực phẩm sau đây:
– Thực phẩm giàu protein: Sữa tươi và thịt bò là những thực phẩm giàu protein mà mẹ nên loại bỏ khỏi thực đơn khi trẻ bị dị ứng cơ địa vì chúng có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Nguyên nhân là vì các thực phẩm này có chứa protein gây dị ứng khiến cơ thể giải phóng histamine gây ngứa ngáy trên da.
– Hải sản: Không chỉ với trẻ có cơ địa dị ứng mà những người bình thường cũng dễ dàng gặp phải phản ứng dị ứng khi ăn hải sản.
Ngoài ra, hải sản còn dễ dẫn tới tình trạng sốc phản ứng với nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, hãy thật cẩn trọng khi cho trẻ ăn hải sản.
Trẻ bị dị ứng nên kiêng gì? Trẻ bị dị ứng thực phẩm nên kiêng một số hải sản dễ gây dị ứng
( → Xem thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?)
– Thực phẩm chua cay gây kích thích: Ngoài các món chua cay, gây kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho tiêu hóa của trẻ, đường và muối cũng làm gia tăng các phản ứng bé bị dị ứng mề đay.
– Thực phẩm nguội lạnh làm tổn thương tì vị và hàn thấp khiến máu lưu thông kém, không tốt cho trẻ bị mẩn ngứa.
– Dị ứng ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu bé đang bú sữa mẹ, mẹ cần kiêng những thực phẩm trên.
IV – Bé bị dị ứng phải làm sao? Cách xử lý
Khi trẻ có các biểu hiện dị ứng, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra một vài giải pháp như:
– Tìm các tác nhân gây ra chứng dị ứng.
– Đề xuất các cách thức phòng tránh nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng.
– Đưa ra kế hoạch điều trị dị ứng ở trẻ em.
1. Trẻ bị dị ứng phải làm sao? Thuốc dị ứng trẻ em
Có nhiều loại thuốc chữa dị ứng trẻ em, bao gồm:
– Thuốc kháng histamin dạng viên hoặc sirô. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi trẻ bị dị ứng uống thuốc gì.
Thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng giúp kiểm soát triệu chứng
– Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, thuốc trị suyễn
– Trẻ bị dị ứng bôi thuốc gì? Các thuốc bôi dị ứng trẻ em dạng kem và thuốc mỡ bôi ngoài da
Các loại thuốc này có thể làm dịu các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, tắc nghẽn, chảy mũi, khò khè, ho, phát ban và suyễn. Thuốc chữa dị ứng có thể có các phản ứng phụ nhẹ ví dụ như buồn ngủ hoặc gây khó chịu.
– Trẻ bị dị ứng phải làm thế nào khi bị sốc phản vệ: Loại thuốc chính dùng để điều trị sốc phản vệ là epinephrine. Thuốc này cần phải được bác sĩ kê.
Nếu trẻ có nguy cơ cao hoặc đã từng bị sốc phản vệ, phụ huynh phải luôn luôn chuẩn bị sẵn epinephrine. Trẻ đủ lớn sẽ được dạy cách tự dùng epinephrine khi cần thiết.
!Chú ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa dị ứng, thuốc chống dị ứng trẻ em nào, cần có sự chỉ định của bác sỹ và dùng đúng thời gian, liều lượng trong đơn kê. Mặc dù thuốc có thể hiệu quả nhưng cũng cần phải xác định các tác nhân gây dị ứng và loại trừ nó khi có thể.
2. Bé bị dị ứng tắm lá gì?
Khi trẻ bị mẩn ngứa rất nhiều phụ huynh băn khoăn bé bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Các mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá tắm dân gian có chứa kháng sinh giúp tiêu viêm, trừ phong, sát trùng như lá khế, lá chè xanh, sài đất…
Trẻ bị dị ứng tắm lá gì? Một số loại lá tắm tốt cho trẻ đang bị dị ứng mẩn ngứa
Tuy nhiên cần đảm bảo những loại lá này đã được làm sạch, ngâm rửa kỹ càng, loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát, sâu bọ.
Nấu nước tắm từ một trong các loại lá trên, để nguội, cho ra chậu và tắm cho bé từ đầu đến chân, nhẹ nhàng massage những vùng da bé bị dị ứng.
Sau khi tắm xong, lau khô người trẻ và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát bằng chất liệu cotton. Bên cạnh nắm được trẻ bị dị ứng tắm gì, để tránh tình trạng da bị khô rát, các màng lipid của da bị phá vỡ khi bị dị ứng mẩn ngứa có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thoa đều lên vùng da bị dị ứng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp phục hồi da.
Trong trường hợp này, trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? cha mẹ có thể tham khảo kem bôi da Yoosun rau má để sử dụng cho trẻ sau khi vệ sinh da sạch sẽ.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… Thoa kem rau má khi da bị mẩn ngứa nhẹ, khô rát giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cho người dùng cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da kể cả trẻ sơ sinh.
Kem Yoosun rau má giúp giảm mẩn ngứa, khô da cho trẻ bị dị ứng nhẹ
Cách sử dụng khi em bé bị dị ứng da là thoa trực tiếp một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bên cạnh các phương pháp trên, trẻ bị dị ứng nên làm gì? Cách tốt nhất là xác định và tránh các thứ mà trẻ bị dị ứng. Phụ huynh hãy thử các cách sau:
– Đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là trong các ngày gió, khô – đó là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để giảm nấm mốc và mối mọt.
– Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây, cắm hoa trong nhà nếu trẻ bị dị ứng lông thú, phấn hoa.
– Không để ai hút thuốc gần trẻ, đặc biệt là trong phòng kín và trong xe.
– Làm gì khi bé bị dị ứng? Hỏi bác sĩ về các loại thuốc an toàn và hiệu quả, giúp làm giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng dị ứng.
Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho nhiều phụ huynh đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến tình trạng trẻ bị dị ứng. Nếu còn câu hỏi nào khác, có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!