Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 11/11/2020

Bác sĩ Anh Nguyễn mách dùng Yoosun Rau má làm dịu côn trùng đốt

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

I – Kĩ thuật sơ cứu cơ bản mẹ nên biết

(Theo chia sẻ của bác sĩ Anh Nguyễn)

Các bé thường rất hiếu động nên việc xảy ra các chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Đôi lúc những vết thương rất nhỏ, không cần điều trị thuốc và sẽ tự lành.

Nhưng nếu cha mẹ không biết cách xử lý và sơ cứu đúng có thể làm vết thương nhiễm trùng và gây phức tạp trong điều trị.

Một số chấn thương bình thường và không thể hiện dấu hiệu (như chấn thương đầu) có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé nếu cha mẹ không biết cách xử lý và theo dõi.

Bài viết này sẽ đề cập đến một số cách nhận biết cơ bản về mức độ tổn thương và một số kỹ năng xử lý nhanh cần thiết các vết thương cho bé

1. Bị bé khác cắn

Chuyện 2 bé cắn nhau là rất thông thường, đặc biệt khi bé có 3 cái răng trở lên. Hầu hết các bé đều được tiêm phòng nên vết cắn không đáng lo ngại nếu nó không chảy máu nhiều.

Tuy nhiên, khi không cầm được máu hoặc nhìn thấy 2 lớp thịt màu khác nhau. Cha mẹ nên bình tĩnh xử lý tình huống như sau:

– Tách 2 bé ra xa, đừng la mắng bé cắn. Bế bé bị cắn ra chỗ khác và dỗ bé nín. Khi bé bình tĩnh, thực hiện các bước kế tiếp

– Cho 3 giọt xà bông tắm của bé vào thau nhỏ để bé ngâm vết cắn 30 giây và sau đó dùng ly múc nước sạch xối vào vết thương 5 – 6 lần để sạch xà phòng

– Lau khô bằng khăn sạch, đừng chà sát kì cọ làm bé đau

– Nếu vết thương sưng đỏ, mưng mủ, bé sốt nhẹ, mệt mỏi thì cho bé đi bệnh viện để xử lý. Trong 24 giờ nếu vết cắn bình thường thì không cần lo lắng

– Nếu biết bé bị cắn bởi một bé có bệnh truyền nhiễm nào đó, thì sau khi xử lý bằng xà phòng như trên trong 1 phút, cho vết cắn dưới vòi nước chảy 20 phút và đưa bé đi bệnh viện trong 2 giờ sau đó để xử lý tiếp

Bác sĩ Anh Nguyễn mách dùng yoosun rau má

2. Bé bị côn trùng đốt

Bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng đốt là chuyện rất hay xảy ra, da bé cũng rất nhạy cảm với 1 số chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau.

Có bé thì chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ sưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chóc lở), hoặc có bé sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra)

Cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt:

– Rửa vết cắn bằng nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn. Lưu ý chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu

– Dùng một cục đá nhỏ chà lên vết cắn để giảm sưng và làm bé dễ chịu

– Để cải thiện tình trạng khó chịu cho bé. Có thể dùng kem thoa chứa thành phần Chlorhexidine như Yoosun Rau Má giúp làm dịu các vết thương do côn trùng đốt. Ngoài ra, loại kem này còn có thành phần dịch chiết rau má nên có thể hỗ trợ tốt các vấn đề về da thường gặp khác như rôm sẩy, mẩn ngứa và hăm tả.

Theo BS Williams, chuyên gia da liễu ĐH London, Anh và TS. Brinkhaus, ĐH Friedrich-Alexander, Đức cho biết :

“Rau má là loại dược thảo có thành phần kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn và giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương hữu hiệu đặc biệt với vết côn trùng cắn, rôm sảy và làn da bị mẩn ngứa do những chất kích thích như mạc lúa, tiếp xúc lâu với nước tiểu.”

– Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế gãi gây lở loét vết cắn

– Nếu tình trạng không giảm nhẹ sau vài ngày thì nên tư vấn bác sĩ

– Nếu bé bị ong đốt lên miệng hoặc cổ hoặc bị đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn bác sĩ

– Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, nên tư vấn bác sĩ

– Đa phần các trường hợp bị công trùng đốt sẽ lành sau vài ngày

( Xem CHI TIẾT các cách xử lý các loại côn trùng đốt TẠI ĐÂY)

3. Bị té đụng đầu

Bé té hoặc đi, bò đụng trúng đầu là rất thông thường với các bé dưới 4 tuổi. Hầu hết, nếu sự đụng trúng nhẹ, bé sẽ không khóc mà tiếp tục chơi tiếp.

Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng của chấn thương đầu có thể trì hoãn đến vài giờ hoặc sang ngày hôm sau. Nên cha mẹ dễ bỏ sót. đến lúc phát hiện thì tổn thương đã khó phục hồi. Một số điều cha mẹ nên lưu ý như sau:

– Độ cao bé té: nếu bé té từ độ cao bằng hoặc cao hơn chiều cao của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng đến bé.

– Tư thế té: té nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé té úp.

– Vị trí vết thương: vùng tổn thương phía sau ót, bên hông sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán.

Mặc dù sau khi té bé không khóc nhiều hoặc vết thương không rõ ràng, cha mẹ phải chú ý theo dõi bé liên tục nghiêm ngặt trong 6 giờ từ lúc bé té và ghi nhận tất cả biểu hiện của bé sau khi té. Nếu có bất kì các dấu hiệu sau thì nên cho bé vào viện, chụp hình, thăm khám để xử lý kịp thời;

– Mất ý thức (lờ đờ, ngủ li bì). Tình trạng này có thể gặp ngay khi va đập mạnh, mất ý thức kéo dài quá 2 giờ hoặc tình trạng này thường diễn ra trong 6 giờ theo dõi. Bé hay ngủ li bì khi chỉ vừa ngậm vú, bé có khuynh hướng ngủ trước khi bú đủ hoặc chỉ thích nằm không thích chơi

– Mất đáp ứng. Cha mẹ nên hỏi bé thường xuyên, cứ mỗi 30 phút để gây chú ý cho bé. Nếu bé thường phản ứng lại thì không sao

– Nhiều hơn 2 lần ói vô thức (không phải do lúc ăn nhợn ói)

– Vết thương sưng và có sự xuất huyết dưới da. Máu có thể chảy ra từ tai và khóe mắt. Chú ý lúc bé ngủ vào buổi tối. Cha mẹ cần gọi cấp cứu ngay

– Bé không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Nếu bé lớn bạn yêu cầu bé nâng chân tay lên. Nếu bé nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để bé cầm, nếu bé không nâng tay lên cầm thì đây có thể là một dấu hiệu

– Xuất hiện những vùng xanh đen sau tai và dưới mắt

– Bé khóc hoặc than đau hơn 50 phút

– Bé lớn sẽ thấy chóng mặt. Bé nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, khóc không lớn nhưng dai

Nếu không có những biểu hiện trên trong 6 giờ đầu, bạn tiếp tục theo dõi 24 tiếng nữa (không cần quá nghiêm ngặt).

4. Cách xử lý khi bị té va đầu

– Ôm bé vào lòng và vỗ bé bình tĩnh. Kiểm tra mức độ ý thức của bé bằng cách : nói chuyện với bé để bé nghe giọng bạn, nhìn bé để bé nhìn bạn, chạm vuốt ve bàn tay và bàn chân bé để bé có nhận thức.

– Nếu vết thương xưng đỏ thì dùng 1 túi đá (icepack) để lên vết thương 10 phút. Trong lúc đó. bạn luôn trò chuyện với bé như trên để kiểm tra mức độ còn ý thức của bé.

– Nếu vết thương chảy máu, dùng một miếng vải sạch để vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra. Nên cho bé vào viện để kiểm tra.

– Nếu bé không có vết thương rõ ràng thì nên theo dõi bé 6 giờ nghiêm ngặt như trên, rồi đến 24 giờ không quá nghiêm ngặt.

** Notes:
Murkoff, H. et al. (2004) What to expect the first year, 2nd edi. Simon Schuster, London
Williams. S. (2013) Future proof your skin. Eudelo, London.
Yarosh, D. (2008) The new science of perfect skin: understanding skin care myths and miracles for radiant skin at any age. Harmony
Brinkhaus B, et al. (2000) Chemical, pharmacological and clinical profile of the East Asian medical plant Centella asiatica. Phytomedicine. 7(5):427-48.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục