Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 13/11/2023

Bị thủy đậu uống nước mía được không? Giải đáp

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ: Em đang có một thắc mắc đó là bị thủy đậu uống nước mía được không? Em đọc thấy nhiều ý kiến khác nhau nên không biết có nên sử dụng loại đồ uống này hay không?”

Trả lời:

Nước mía là thức uống giải khát được khá nhiều người yêu thích. Với hương vị thơm ngon, mát lành chúng không chỉ giúp xua tan cơn khát mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Vậy những người đang bị thủy đậu có nên uống không? Hãy cùng dược sĩ Yoosun.vn giải đáp ngay trong bài viết này.

I – Bị thuỷ đậu uống nước mía được không?

Thủy đậu là căn bệnh gây khó chịu và dễ lây lan cho người khác. Khi bị bệnh thường gây nên một số triệu chứng như sốt, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban đỏ ngứa, mụn nước bao phủ khắp cơ thể.

Bệnh thủy đậu có thể ảnh hưởng đến miệng, cổ họng nên việc tuân thủ chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Do đó, rất nhiều người quan tâm bị thủy đậu có nên uống nước mía không?

Bị thủy đậu uống nước mía được khôngNgười bị thủy đậu có thể uống nước mía.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người bị thủy đậu nên bổ sung nhiều nước, đặc biệt là nước lọc và nước trái cây. Người bệnh có thể uống nước mía để bổ sung lượng nước cần thiết và giải nhiệt cho cơ thể.

II – Tại sao lại uống được nước mía khi bị thủy đậu?

Khi bị thủy đậu bạn có thể uống nước mía, bời ngoài công dụng giải nhiệt nước mía còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

Trong nước mía có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Thành phần chính của chúng gồm có đường saccaro, canxi, các loại vitamin, kẽm, crom, các chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan và protein khác… Những dưỡng chất này không chỉ có tác dụng giảm sốt, hạ cholesterol xấu mà còn có lợi cho dạ dày, tim và đường ruột.

Ngoài ra, các loại vitamin A, vitamin B1, B3, B5, B6, vitamin C… tốt cho hệ miễn dịch nên có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các loại virus gây bệnh.

Bị thủy đậu có nên uống nước mía khôngUống nước mía giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh.

Để cơ thể có thể chống lại virus thủy đậu và hồi phục nhanh chóng, việc đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, việc giữ đủ nước cũng là một phần quan trọng không kém. Với lượng nước dồi dào, nước mía còn giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể khi bị sốt cao do thủy đậu gây nên.

Trong nước mía còn chứa flavonoid giúp cho làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này cũng giúp cho vết thương trên da nhanh chóng hồi phục.

Việc bổ sung nước mía trong khẩu phần ăn sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng, làm cơ thể mát mẻ. Đồng thời, ngăn ngừa các vết thâm sẹo có thể để lại trên da.

Giảm đau cũng là một trong những tác dụng của nước mía mà ít người biết đến. Đối với những người bị thủy đậu để giảm đau, khó chịu bạn có thể pha nước mía với một chút nước chanh hoặc dừa tươi để uống.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý uống nước mía không phải là phương pháp điều trị bệnh thủy đậu.

III – Lưu ý khi bị thủy đậu uống nước mía

Khi bị thủy đậu nếu muốn uống nước mía bạn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Bạn cần phải bảo quản nước mía đúng cách. Bởi trong nước mía có chứa một lượng đường khá lớn, nếu không biết cách bảo quản để quá lâu bên ngoài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

– Người bệnh không nên lạm dụng loại đồ uống này. Không uống quá 2 ly mỗi ngày. Nếu dùng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng béo phì, thừa năng lượng.

– Khi chế biến mía, bạn nên chọn mía sạch. Khi ép xong nên dùng ngay nếu chưa uống phải cất trong ngăn mát tủ lạnh, không để quá lâu ở nhiệt độ phòng nhằm tránh làm giảm chất lượng của nước mía.

Bệnh thủy đậu có được uông nước mía khôngUống nước mía với lượng thích hợp.

– Ngoài ra, những người bị thủy đậu kèm theo tiểu đường, tỳ vị hư yếu không nên lạm dụng nước mía.

– Ngoài nước mía, người bệnh cũng được khuyên sử dụng các loại đồ uống khác tốt cho quá trình điều trị như: Nước lọc, nước dừa, đồ uống truyền chất điện giải, trà thảo mộc…Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại đồ uống khác như cà phê, sữa, nước tăng lực, nước ngọt nhân tạo…

Bị thủy đậu uống nước mía được không? Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được vấn đề trên. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý tới việc sinh hoạt thường ngày, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý để không cản trở quá trình hồi phục của bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục