Bị bỏng bô xe máy nhẹ/nặng: Nguyên nhân và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách, kịp thời, bỏng bô xe máy có thể gây nhiễm trùng, hoại tử da, thậm chí là để lại sẹo vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ. Vậy khi bị bỏng bô xe nên bôi gì cho nhanh khỏi? Cách điều trị và cách xử lý vết bỏng bô xe máy như thế nào cho đúng? Hãy cùng Yoosun.vn tìm hiểu ngay nhé!
I – Nguyên nhân bị bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy là tai nạn rất phổ biến ở Việt Nam, trong đó phụ nữ và trẻ em là 2 đối tượng có tỉ lệ bị bỏng bô cao hơn cả.
Nguyên nhân phụ nữ dễ bị bỏng bô xe máy chủ yếu là do tay lái yếu nên không thể xử lý kịp thời các va chạm trong quá trình lái xe. Trong khi đó, trẻ em bị bỏng bô xe máy là do hiếu động, trong khi chạy nhảy nô đùa không may chạm phải ống bô xe máy.
II – Biểu hiện bị bỏng bô xe máy
Đặc điểm của vết thương bỏng bô xe máy là diện tích vết bỏng nhỏ nhưng tổn thương thường nặng do bô rất nóng, dẫn truyền nhiệt cao.
Nếu không xử lý nhanh chóng và đúng cách vết bỏng bô có thể nhiễm trùng, để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.
Hình ảnh bỏng bô xe máy
III – Bỏng bô xe máy có mấy cấp độ?
Việc xác định chính xác mức độ bỏng bô xe máy sẽ giúp bạn biết cách xử lý bị bỏng bô xe máy và cách trị vết bỏng bô xe máy hiệu quả. Hiện nay, bỏng bô xe máy được phân thành 3 cấp độ như sau:
1. Bỏng xe máy cấp độ 1
Ở cấp độ này, vết bỏng chỉ ảnh hưởng tới lớp biểu bì/bề mặt da; triệu chứng là đau nhẹ và đỏ da.
Do mức độ tổn thương nhẹ nên không cần phải đến bác sĩ, thay vào đó có thể sơ cứu và làm theo cách xử lý vết bỏng bô xe máy tại nhà. Nếu đã tiến hành sơ cứu bỏng bô xe máy nhưng vết bỏng vẫn đau và không giảm bớt thì bạn hãy đến gặp bác sĩ.
2. Bỏng xe máy cấp độ 2
Vết bỏng bô xe máy ở cấp độ 2 có thể gây tổn thương sâu hơn tới lớp hạ bì của da. Vết bỏng lúc này sẽ có màu đậm, đau rát và phồng rộp, đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Nếu nhận thấy bỏng bô xe máy bị phồng nước, vết bỏng bô xe máy chảy nước vàng, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị vết thương, tránh tình trạng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng.
3. Bỏng xe máy cấp độ 3
Đây là cấp độ bỏng bô xe máy nặng nhất, vết bỏng thường ảnh hưởng tới cả hai lớp biểu bì và chân bì. Bỏng bô xe máy nặng có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng, làm hỏng các mô và cơ xương.
Trường hợp xác định bị bỏng xe ở cấp độ 3, bạn hãy lập tức đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời. Thông thường ở mức độ bỏng bô xe máy nặng như thế này, bác sĩ sẽ cần tiến hành thay da hoặc ghép da để chữa lành vết thương.
Bỏng bô xe máy có 3 cấp độ khác nhau
(→ Xem thêm: Khi bị bỏng nước sôi cần làm gì? Biểu hiện, cách xử lý chuẩn nhất)
IV – Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?
Bị bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: cấp độ bỏng xe máy; phạm vi rộng hẹp của vết bỏng; cách sơ cứu và xử lý; cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy cũng như cơ địa của từng người…
Thông thường, nếu vết bỏng bô xe máy nhẹ, nông và không quá rộng thì sẽ khỏi sau một vài ngày. Nhưng nếu bị bỏng nặng, phạm vi bị bỏng rộng và ở mức độ sâu thì thời gian điều trị bỏng bô xe máy sẽ kéo dài hơn, khoảng từ 2-4 tuần.
V – Bỏng bô xe máy có để lại sẹo không?
Bỏng bô được xếp vào loại bỏng nhiệt. Khi đụng phải bô xe, nhiệt sẽ nhanh chóng truyền từ bô xe qua da và gây ra vết bỏng nhỏ hoặc lớn, nông hoặc sâu tùy thời gian tiếp xúc và mức nhiệt.
Bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách và khoa học
Nếu người bị bỏng bô xe máy không biết cách sơ cứu và phương pháp điều trị bỏng bô xe máy đúng cách thì rất dễ để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Giải đáp miễn phí các vấn đề về da cùng dược sĩ của Yoosun Rau má ngay nhé!
VI – Bỏng bô xe máy ăn gì và kiêng ăn gì?
Việc xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống khoa học, phù hợp khi bị bỏng bô xe máy không chỉ có tác dụng làm làm vết thương nhanh chóng mà còn giảm thiểu đáng kể sự hình thành sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là những thực phẩm người bị bỏng bô xe máy nên và không nên ăn:
1. Bị bỏng bô xe máy nên ăn gì?
– Thực phẩm giàu protein gồm đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu khô, đậu phụ, các loại hạt, bơ từ đậu phộng, bơ từ các loại hạt, sữa, phô mai…
– Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi,, hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành,…
– Thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, gạo,mì ống, bông cải xanh, rau quả và đậu, chuối,…
– Thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, A và E như cà rốt, đu đủ, cà chua, khoai lang, ớt chuông, cam, quýt,…
– Thực phẩm giàu kẽm có nhiều trong sò biển, bí đỏ, thịt bò, hạt bí đỏ…
– Nước nhiều nước lọc: Nếu người bình cần uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày thì người bị bỏng bô xe máy cần bổ sung từ 2,5 đến 3 lít nước/ngày.
Việc bổ sung các nhóm thực phẩm kể trên vào chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, tái tạo mô bị tổn thương và tăng sinh tế bào da mới giúp vết thương mau lành hơn.
2. Bị bỏng bô xe máy kiêng ăn gì?
– Đường: Đây là thực phẩm đầu tiên bạn nên tránh ăn khi không biết bỏng bô xe máy kiêng ăn gì. Việc ăn quá nhiều đường khi bị bỏng bô xe máy sẽ khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn, hậu quả là vết thương sẽ rất lâu lành.
– Thức ăn nhanh: Loại thức ăn này có chứa dầu hydro hóa nên vết thương dễ bị sưng viêm, làm giảm khả năng hồi phục và làm lành sẹo.
– Đồ ăn chế biến sẵn: Nếu chưa biết bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì thì bạn hãy tránh tra nhóm đồ ăn chế biến sẵn nhé. Nhóm thức ăn này chứa phẩm màu, hóa chất sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết sẹo bỏng bô xe máy.
Một số thực phẩm người bị bỏng bô xe máy không nên ăn
– Thực phẩm giàu natri có nhiều trong rau bina, trứng, củ cải đường,…
– Thịt bò: Mặc dù cung cấp rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng ăn thịt bò khi bị bỏng bô xe máy sẽ rất dễ để lại sẹo thâm.
– Rau muống: Nếu không muốn vết bỏng bô xe máy để lại sẹo lồi xấu xí thì bạn nên loại bỏ ngay rau muống ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Loại rau mày có khả năng kích thích tăng sinh collagen nên khi ăn vào có nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.
( → Xem thêm cách xử lý khi trẻ bị nổi mụn nước TẠI ĐÂY)
VII – Cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy
Bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Có 2 cách xử lý bỏng bô xe máy khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Cụ thể như sau:
1. Trường hợp bỏng do bô xe máy nhẹ
Bỏng bô xe máy phải làm gì? Trường hợp bị bỏng bô xe máy nhẹ, bạn nên sơ cứu vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời hỗ trợ việc điều trị nhanh hơn và làm giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo. Dưới đây là cách sơ cứu và xử trí bỏng bô xe máy đúng cách:
– Bước 1: Làm mát vùng da bị bỏng bô bằng nước sạch và nước mát trong khoảng nhiệt độ từ 16 đến 20 độ C. Cần sơ cứu ngay khi bị bỏng bô, nếu sau 30 phút thì không có tác dụng. Thời gian sơ cứu vết bỏng với nước lạnh là từ 15 đến 30 phút cho tới khi cảm thấy hết đau rát.
– Bước 2: Làm sạch vết bỏng bằng cách loại bỏ hết các bụi bẩn và dị để tránh tình trạng nhiễm trùng.
– Bước 3: Lau khô nhẹ nhàng vùng da bị bỏng bô xe máy rồi tiến hành bôi thuốc hoặc kem sát trùng trị bỏng lên.
Vậy bị bỏng bô xe máy bôi gì nhanh khỏi? Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kem và thuốc trị bỏng được bày bán. Để lựa chọn được loại kem trị bỏng bô xe máy phù hợp và hiệu quả nhất, bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ.
– Bước 4: Băng bó vết bỏng bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng, có thể dùng băng dán ép nhẹ vùng bỏng.
– Bước 5: Thay băng mỗi ngày, mỗi lần thay thì cần rửa và vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý. Sau đó tiếp tục lau khô rồi bôi kem trị bỏng rồi băng bó lại. Bạn cần băng bó cho tới khi vết bỏng bô xe máy lành và không còn hiện tượng đỏ da.
Xả nước làm mát vùng da bị bỏng càng sớm càng tốt
– Bước 6: Sau khi vết bỏng đã khô thoa một lớm kem bôi da Yoosun rau má.
Kem Yoosun được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% trồng ở các tỉnh miền trung Việt Nam. Kết hợp cùng các thành phần như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine và một số thành phần hữu cơ khác đều được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép.
Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa. Ngoài ra, còn có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng, giảm ngứa rát, kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp chống thâm, tránh sẹo hiệu quả
Giải đáp miễn phí các vấn đề về da cùng dược sĩ của Yoosun Rau má ngay nhé!
2. Bỏng bô xe máy nặng
Bỏng bô xe máy nên làm gì? Trường hợp bị bỏng bô nặng với các biểu hiện như vết bỏng nóng, đỏ, sưng nề, viêm tấy, đau, có mủ thì bạn không nên sơ cứu tại nhà mà nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc và điều trị đúng cách, khoa học.
Trong quá trình chữa trị và chăm sóc vết bỏng bô xe máy, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh tình trạng vết bỏng nghiêm trọng hơn:
– Không nên tự ý mua thuốc trị bỏng, trị sẹo, chống thâm về sử dụng. Muốn biết chính xác bỏng bô xe máy dùng thuốc gì nhanh khỏi bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Bỏng bô xe máy bôi kem đánh răng là phương pháp dân gian được nhiều người mách nhau sử dụng. Tuy nhiên, do có chứa chất kiềm nhẹ nên khi thoa kem đánh răng lên vết bỏng bạn sẽ thấy đau nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa bỏng bô xe máy bằng kem đánh răng.
Không lên thoa kem đánh răng lên vết bỏng bô xe máy
( → Xem thêm: Cách xử lý bỏng hơi nồi cơm điện đúng cách)
– Không ngâm vết bỏng bô xe máy trong nước đá lạnh vì sẽ gây co cơ, co mạch khiến tình trạng vết bỏng nghiêm trọng hơn. Bạn cũng không nên ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm.
– Không chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào.
– Không thoa nghệ tươi lên vết thương đang hở vì sẽ gây nhiễm trùng, làn da ị bỏng sậm màu. Chỉ nên sử dụng nghệ tươi để ngăn ngừa sẹo khi vết thương đã lên da non.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách chữa bỏng bô xe máy hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!