Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 15/04/2025

Các cấp độ bỏng da: Cách nhận biết để xử lý kịp thời và đúng

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bỏng là tai nạn phổ biến có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày – từ nhà bếp, công xưởng đến các sự cố ngoài trời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các cấp độ của bỏng để xử lý đúng cách. Việc đánh giá sai mức độ tổn thương da có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, để lại sẹo xấu hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cùng tìm hiểu ngay các cấp độ bỏng và cách nhận biết qua bài viết dưới đây nhé!

I – Bỏng là như thế nào?

Bỏng là tình trạng tổn thương các mô của cơ thể, chủ yếu là da, do tiếp xúc với các tác nhân gây nhiệt độ cao, hóa chất, điện, hoặc bức xạ. Khi da bị bỏng, cấu trúc tế bào bị phá hủy, dẫn đến viêm và đau đớn, và tùy vào mức độ tác động mà bỏng có thể chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da hoặc đi sâu xuống các lớp mô bên trong, thậm chí đến cơ và xương.

có mấy cấp độ bỏng daBỏng da là tình trạng tổn thương da và các mô bên dưới

Các nguyên nhân gây bỏng thường gặp:

– Nhiệt: Tiếp xúc với lửa, nước sôi, dầu nóng, hoặc vật kim loại nóng.

– Hóa chất: Tiếp xúc với các chất axit mạnh hoặc kiềm mạnh.

– Điện: Bị điện giật hoặc va chạm với nguồn điện.

– Bức xạ: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời (gây cháy nắng).

II – Hình ảnh và cách xác định cấp độ bỏng 

Có bao nhiêu cấp độ bỏng? Các mức độ bỏng thường được chia thành 3 mức chính, dựa trên mức độ tổn thương của da và các mô bên dưới:

1. Bỏng cấp độ 1 – Bỏng nông

Đây là mức độ nhẹ nhất trong các loại bỏng.

  • Tổn thương: Chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì – lớp ngoài cùng của da.
  • Dấu hiệu nhận biết:

– Vùng da bỏng bị đỏ, rát nhẹ, có thể hơi sưng.

– Không xuất hiện phồng rộp hay rỉ dịch.

– Đau nhưng vẫn chịu được.

Các mức độ bỏng daVết bỏng cấp độ 1 – với da bị đỏ nhẹ và không có phồng rộp. 

 

  • Nguyên nhân thường gặp: Cháy nắng, tiếp xúc nhẹ với nước nóng, hơi nước hoặc bề mặt nóng.
  • Hồi phục: Khoảng 3–7 ngày, thường không để lại sẹo nếu được chăm sóc tốt.

2. Bỏng cấp độ 2 – Bỏng trung bình

Mức độ bỏng này phổ biến hơn và cần được chú ý kỹ hơn.

  • Tổn thương: Xâm nhập đến lớp trung bì của da.
  • Triệu chứng điển hình:

– Đỏ da rõ rệt, đau rát dữ dội.

– Phồng rộp (bọng nước) và có thể rỉ dịch.

– Da rất nhạy cảm khi chạm vào.

có bao nhiêu cấp độ bỏngDa đỏ, phồng rộp và có thể rỉ dịch

  • Phân loại:

– Độ 2 nông: Có khả năng lành lại trong 10–14 ngày, ít để lại sẹo.

– Độ 2 sâu: Lành chậm hơn, nguy cơ sẹo cao hơn, có thể cần can thiệp y tế.

  • Nguyên nhân: Bỏng nước sôi, bỏng dầu, bỏng lửa, hóa chất nhẹ…
  • Hồi phục: Từ 2–3 tuần, tùy mức độ và cách chăm sóc.

3. Bỏng cấp độ 3 – Bỏng sâu

Đây là loại bỏng nguy hiểm nhất và luôn cần được điều trị y tế chuyên sâu.

  • Tổn thương: Phá hủy toàn bộ lớp da, có thể ăn sâu đến mô dưới da, cơ, thậm chí xương.
  • Biểu hiện:

– Vùng da bỏng có màu trắng bệch, sạm nâu hoặc đen như bị cháy than.

– Da không còn cảm giác đau vì dây thần kinh đã bị tổn thương.

– Có thể thấy mô bên trong hoặc mất da hoàn toàn.

Hình ảnh các cấp độ bỏng daBỏng cấp độ 3 là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất

  • Nguyên nhân: Cháy lớn, điện giật, hóa chất mạnh, tai nạn cháy nổ.
  • Hậu quả: Cần điều trị chuyên sâu, thường phải ghép da. Nguy cơ tử vong cao nếu diện tích bỏng lớn.

Bảng so sánh nhanh các mức độ bỏng:

Tiêu chí Bỏng cấp độ 1 Bỏng cấp độ 2 Bỏng cấp độ 3
Lớp da bị tổn thương Biểu bì (lớp ngoài cùng) Biểu bì + trung bì Toàn bộ da, có thể sâu đến cơ, mô, xương
Triệu chứng chính Đỏ da, đau nhẹ, khô, không phồng rộp Đau rát mạnh, phồng rộp, có thể rỉ dịch Da cháy sạm hoặc đen, khô, mất cảm giác đau
Cảm giác đau Có, nhưng nhẹ Rất đau Ít hoặc không đau (do dây thần kinh bị hủy hoại)
Khả năng hồi phục 3 – 7 ngày, tự hồi phục 10–21 ngày, tùy độ nông – sâu Không thể tự hồi phục, cần can thiệp y tế
Nguy cơ để lại sẹo Không hoặc rất thấp Có thể có sẹo nếu không chăm sóc đúng Cao, gần như chắc chắn có sẹo
Cần điều trị y tế? Không bắt buộc Nên khám nếu vết bỏng rộng hoặc sâu Bắt buộc, cấp cứu ngay
Ví dụ thường gặp Cháy nắng, chạm nhẹ vào nước nóng Bỏng nước sôi, dầu nóng, lửa Bỏng điện, hóa chất mạnh, cháy lớn

III – Cách xử lý những cấp độ bỏng da

Hướng dẫn chi tiết về cách xử lý các cấp độ bỏng da để giảm thiểu tác động và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

1. Bỏng cấp độ 1

– Bước 1: Làm mát ngay: Dùng nước sạch, mát (không quá lạnh) chảy trực tiếp lên vùng bị bỏng trong khoảng 10–20 phút. Giúp làm giảm nhiệt và ngăn ngừa tổn thương sâu hơn.

– Bước 2: Làm sạch và chăm sóc: Rửa nhẹ nhàng bằng nước và xà phòng dịu nhẹ. Thoa kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu vùng da bị tổn thương.

Cách xác định cấp độ bỏng daKem Yoosun Rau Má có thành phần từ rau má, giúp làm dịu da, giảm viêm, và cung cấp độ ẩm cho da, giúp da nhanh lành và giảm nguy cơ sẹo.

( Tham khảo ngay bộ sản phẩm nhà Yoosun Rau má: Yoosun.vn)

– Bước 3: Giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen nếu cần.

– Bước 4: Bảo vệ vết bỏng: Tránh để vết bỏng tiếp xúc với ánh nắng hay các tác nhân gây kích ứng khác. Theo dõi vết bỏng trong vài ngày để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng.

2. Bỏng cấp độ 2 

– Bước 1: Làm mát vết bỏng: Xả nước mát (không quá lạnh) lên vùng bỏng khoảng 15–20 phút để làm dịu da.

– Bước 2: Giữ vệ sinh: Rửa nhẹ vùng bỏng bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước sạch. Không nên chọc, làm vỡ bọng nước vì đó là hàng rào bảo vệ tự nhiên giúp chống nhiễm trùng.

– Bước 3:Che phủ vết bỏng: Dùng gạc vô trùng không dính để che phủ vùng bỏng nhằm bảo vệ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Thay gạc đều đặn nếu thấy có dấu hiệu bụi bẩn hoặc ẩm ướt.

– Bước 4: Theo dõi và giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn nếu cần. Theo dõi kỹ vết bỏng, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ lan, có mủ) hãy đến cơ sở y tế.

– Bước 5: Đi khám: Nếu diện tích bỏng lớn, hoặc bỏng ở những vùng nhạy cảm như mặt, tay, chân, hoặc vùng kín, cần gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

3. Bỏng cấp độ 3

– Gọi cấp cứu ngay:

Gọi ngay dịch vụ cấp cứu và không tự ý xử lý quá sâu tại nhà. Đây là tình trạng khẩn cấp cần can thiệp y tế chuyên sâu.

– Không làm tác động lên vết bỏng:

Tránh cởi bỏ quần áo dính vào vết bỏng, để tránh gây thêm tổn thương.

Không ngâm vùng bỏng vào nước, không bôi kem, dầu mỡ hay các chất khác lên vết bỏng.

– Sơ cứu tại chỗ:

Che phủ vết bỏng bằng một lớp vải hoặc gạc vô trùng, nhẹ nhàng và không ép chặt để giảm thiểu nhiễm trùng.

Giữ ấm người bị bỏng bằng chăn sạch nhưng tránh làm nóng quá mức.

– Đợi đội cấp cứu:

Trấn an bệnh nhân, cố gắng giữ họ tỉnh táo và tránh sốc.

Chỉ can thiệp sơ cứu và chờ đợi sự tiếp cận của cơ sở y tế chuyên nghiệp để tiến hành điều trị toàn diện như bôi thuốc, phẫu thuật kháng sinh hoặc ghép da.

Hiểu rõ các cấp độ bỏng và cách xử lý đúng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn nhớ, phòng ngừa bỏng cũng quan trọng không kém việc điều trị. Các biện pháp bảo vệ bản thân và người thân khỏi các nguy cơ bỏng trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn tránh được những tai nạn không mong muốn. Chúc bạn và gia đình luôn an toàn, khỏe mạnh!

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Burns and scalds

https://www.nhs.uk/conditions/burns-and-scalds/

2. Burns: Types, Treatments, and More

https://www.healthline.com/health/burns

banner bộ sản phẩm Yoosun Rau má mới

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.