Các món ăn ngày Tết khiến da bé dễ bị dị ứng, mẩn ngứa
Bánh chưng; thức ăn chế biến sẵn; đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng; nước ngọt có ga; bánh kẹo, bánh mứt… là những món ăn ngày Tết dễ gây nóng trong người, khiến da bé nổi mẩn ngứa. Ba mẹ cần chú ý hạn chế cho bé ăn quá nhiều để không bị tình trạng da mẩn ngứa làm phiên trong mùa Tết đoàn viên.
I – Những món ăn ngày Tết gây nóng trong người, da bé dễ bị mẩn ngứa
Bánh chưng, bánh kẹo, bánh mứt, nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng chiên xào là những món ăn hấp dẫn và khó cưỡng vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều những món ăn này rất dễ gây nóng trong người da bị nổi mẩn ngứa, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu.
Bữa cơm ngày Tết có rất nhiều món ăn dễ gây nóng trong, mẩn ngứa da cho bé nếu ăn quá nhiều.
1. Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn quan trọng và không thể thiếu trong mỗi dịp Tết hoặc những ngày lễ lớn của người Việt. Tuy nhiên, trẻ ăn nhiều bánh chưng có thể làm gia tăng nhiệt độ của cơ thể, gây nóng trong khiến da dễ bị nổi mẩn ngứa và khó chịu trong người.
Đặc biệt, nhiều trẻ còn thích ăn bánh chưng rán vì hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nhưng bánh chưng chiên rán tích tụ rất nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Nếu bé ăn quá nhiều còn có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
2. Bánh kẹo, bánh mứt
Nhắc đến những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, chắc chắn không thể bỏ qua bánh kẹo, bánh mứt. Những món ăn này giúp gia chủ tiếp khách khi đến chúc Tết hoặc nhâm nhi khi các thành viên trong gia đình ngồi quây quần nói chuyện với nhau.
Bánh kẹo là món ăn vô cùng yêu thích của trẻ nhỏ. Vào ngày thường, bố mẹ sẽ hạn chế cho bé ăn, nhưng khi vào dịp Tết các bé có thể được ăn thỏa thích. Không chỉ ở nhà, khi đi chúc Tết họ hàng, nhà ai cũng đề có rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau nên việc bé ăn bánh kẹo nhiều hơn so với bình thường là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt có chứa hàm lượng đường cao rất dễ khiến bé bị nóng trong người. Lượng đường trong máu tăng cao có thể kích hoạt phản ứng viêm trên da, khiến trẻ dễ bị mẩn ngứa, nhiễm trùng da. Ngoài ra, ăn nhiều bánh kẹo ngọt còn tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và sâu răng ở trẻ.
Trẻ nhỏ ăn nhiều bánh kẹo trong ngày Tết dễ gây nóng trong, mẩn ngứa da do lượng đường cao.
3. Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là thức uống có mặt trong bữa cơm ngày Tết của hầu hết các gia đình Việt. Nhiều loại nước ngọt được các gia đình chọn mua để uống hoặc tiếp đãi khách khi đến chơi. Và trẻ em đặc biệt thích loại nước uống này.
Tuy nhiên, tương tự như bánh kẹo, nước ngọt có ga cũng có hàm lượng đường cao nên khi bé uống quá nhiều và liên tục có thể gây nóng trong người do hàm lượng đường cao. Khi bị nóng trong người, trẻ không chỉ cảm thấy khó chịu, bứt rứt mà còn có thể bị nổi mẩn ngứa trên da.
Mặt khác, trẻ uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài còn có thể bị thừa cân béo phì và gặp một số vấn đề sức khoẻ khác như: tăng huyết áp, loãng xương, tăng nguy cơ đái tháo đường, gây hại cho gan…
4. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng
Bữa cơm ngày Tết của người Việt rất đa dạng các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng như: nem rán, gà rán, thịt quay, khoai tây chiên…. Đây đều là các món ăn vô cùng hợp khẩu vị của các bé.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng chất béo có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến nóng bừng, táo bón, mẩn ngứa và rôm sảy kéo dài ở trẻ. Các món cay chứa nhiều ớt, hạt tiêu hoặc các gia vị cay khác cũng sẽ dễ bị nóng trong và da nổi mẩn ngứa hơn.
Trẻ có thể bị nóng trong, nổi mẩn ngứa trên da nếu ăn nhiều món ăn Tết được chế biến dạng chiên rán có hàm lượng béo cao.
5. Thức ăn chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói, chả lụa… cũng thường có trong bữa ăn của nhiều gia đình vào ngày Tết vì tính tiện lợi lại ngon miệng.
Với trẻ nhỏ, đây có thể xem là những món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, những thức ăn chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao, sử dụng hương liệu, phụ gia và chất bảo quản. Do đó, nếu ăn nhiều và thường xuyên, cơ thể trẻ dễ bị tăng nhiệt, nóng trong, mẩn ngứa da kèm mệt mỏi, đầy hơi.
Đặc biệt, tiêu thụ quá nhiều thức ăn chế biến sẵn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng, suy giảm miễn dịch. Đồng thời chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn còn gây thừa cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
II – Trẻ bị nóng trong, mẩn ngứa do ăn uống ngày Tết có sao không?
Trẻ bị nóng trong người, da mẩn ngứa do ăn uống ngày Tết thường không gây nguy hiểm. Khi ba mẹ áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị kịp thời, đúng cách tình trạng da mẩn ngứa do nóng trong sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Một số ảnh hưởng của tình trạng nóng trong, mẩn ngứa da do ăn uống ngày Tết đến sức khỏe của trẻ gồm:
1. Ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt
Tình trạng nóng trong và mẩn ngứa da sẽ khiến trẻ thấy nóng bức, khó chịu và bứt rứt từ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động vui chơi giải trí ngày Tết của bé cũng như của cả gia đình. Vì khó chịu và cảm thấy không khỏe nên trẻ sẽ không hào hứng tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng với người thân cũng như bạn bè.
Nóng trong và mẩn ngứa da khiến trẻ khó chịu và không hào hứng với các hoạt động vui chơi ngày Tết.
2. Nhiễm trùng da
Trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng với cảm giác ngứa ngáy dữ dội, trẻ thường xuyên gãi hoặc cọ xát mạnh nhiều lần lên da sẽ khiến phát ban càng lan rộng, mụn bị vỡ gây nhiễm trùng da.
3. Suy giảm hệ miễn dịch
Đặc biệt, nếu tình trạng nóng trong người không được can thiệp kịp thời, độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể khiến nội tiết thay đổi, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng yếu dần. Hậu quả là trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm độc thần kinh…
III – Ba mẹ nên làm gì khi bé bị nóng trong người, da nổi mẩn ngứa do các món ăn ngày Tết?
Khi phát hiện bé bị nóng trong người và mẩn ngứa da do các món ăn ngày Tết, ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn dưới đây, nếu tình trạng không cải thiện hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
1. Chăm sóc tại nhà
Để cải thiện tình trạng nóng trong và mẩn ngứa trên da cho bé, ba mẹ nên thực hiện một số cách chăm sóc tại nhà sau:
– Tạm thời ba mẹ nên ngừng cho bé ăn các món ăn và đồ uống dễ gây nóng trong, mẩn ngứa da đã liệt kê ở trên.
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng khí, chẳng hạn như vải cotton. Mắc càng ít lớp quần áo càng tốt, nới lỏng tã của trẻ nếu tã cọ vào vùng da bị mẩn ngứa.
– Làm mát, giảm ngứa và khó chịu cho bé bằng cách chườm mát, tắm mát, sử dụng điều hòa, quạt.
– Để giảm nhiệt trên da, ba mẹ nên thường xuyên lau sạch mồ hôi cho con.
– Cha mẹ nên chú ý cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi làm xước và tổn thương da gây nhiễm trùng.
Ba mẹ có thể chườm mát để làm dịu và giảm ngứa da cho con.
– Uống nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể: Ví dụ như nước bí đao, nước dừa, nước ép dưa hấu, nước rau má, nước sắn dây, nước râu ngô…
– Tắm lá: Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại lá như: chè xanh, sài đất, khế chua, bôm bốp, diếp cá, trầu không, kinh giới, ngải cứu, dâu tằm để tắm cho con. Tắm lá giúp làm sạch, làm dịu và giảm ngứa da khá tốt khi thực hiện đúng cách.
2. Sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má
Trường hợp trẻ bị nóng trong, nổi mẩn ngứa da vào ngày Tết ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má gồm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má, Kem bôi da Yoosun Rau má và Sữa dưỡng ẩm Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa da cho con.
– Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều ba mẹ lựa chọn cho con vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, ba mẹ có thể yên tâm tắm gội hàng ngày cho bé để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
– Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má kết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.
Trẻ bị mẩn ngứa da nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
– Sữa dưỡng ẩm Yoosun Rau má giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc khi bé bị mẩn ngứa do viêm da cơ địa, chàm sữa.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má.
3. Thăm khám bác sĩ
Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng nóng trong, mẩn ngứa da của bé không thuyên giảm, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
Ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu sau:
– Mẩn ngứa da lan rộng.
– Có hiện tượng da sưng đỏ.
– Trẻ gãi nhiều.
– Sốt.
– Quấy khóc.
– Bỏ ăn.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp cho trẻ. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thuốc kháng histamine hoặc thuốc bôi ngoài da. Trong đó, thuốc kháng histamine giúp làm các triệu chứng như ngứa và sưng; thuốc bôi có tác dụng làm dịu và phục hồi da bị tổn thương.
Trong quá trình dùng thuốc điều trị, ba mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
IV – Biện pháp phòng ngừa nóng trong, da mẩn ngứa cho bé do các món ăn ngày Tết
Để có kỳ nghỉ Tết trọn vẹn, ba mẹ nên chủ động phòng phòng ngừa nóng trong người, mẩn ngứa da do các món ăn ngày Tết cho con bằng những cách sau:
1. Hạn chế các món ăn ngày Tết gây nóng trong, da bé mẩn ngứa
Vì đã xác định được các món ăn ngày Tết dễ gây nóng trong, da bé bị nổi mẩn ngứa nên ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa bằng cách hạn chế cho bé tiêu thụ các món ăn này. Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá mức và thường xuyên liên tục trong thời gian dài.
Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi. Đặc biệt là các loại rau củ có tính giải nhiệt và giải độc như rau má, rau đay…
Hạn chế cho bé ăn các món ăn ngày Tết dễ gây nóng trong, mẩn ngứa da như bánh kẹo, xúc xích, lạp xưởng…
2. Uống đủ nước
Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước để chăm sóc tốt cho sức khỏe cho con trong những ngày nghỉ Tết. Vì uống ít hoặc không đủ nước khiến cơ thể trẻ bị thiếu nước, điều này gây cản trở quá trình bài tiết, chất thải không được bài xuất ra ngoài gây nóng người.
Theo các chuyên gia sức khỏe, cha mẹ có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho con như sau :
– Lượng nước trẻ cần uống (ml) = 1.000(ml) + N x 50(ml)
– N là số kilogam của trẻ trừ đi 10 đơn vị.
Ví dụ: Một em bé nặng 13 kg cần lượng nước mỗi ngày là: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trong đó, nếu trẻ đã được uống 500ml sữa thì lượng nước cần bổ sung thêm cho trẻ đó là: 1.150 – 500 = 650ml.
3. Tăng vận động
Lười vận động sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến quá trình tiêu hóa, bài tiết diễn ra chậm. Kết hợp với ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn chiên rán dịp Tết sẽ khiến trẻ dễ bị gây nóng trong người. Vì vậy, ba mẹ hãy khuyến khích con vận động nhiều nhất có thể nhé.
Tết Nguyên đán 2024 đã cận kề, thay vì tìm cách khắc phục, ba mẹ hãy chủ động phòng tránh tình trạng nóng trong người, da nổi mẩn do các món ăn ngày Tết cho bé để ngày Tết trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc nhé!
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề các món ăn ngày Tết dễ khiến trẻ nóng trong, da mẩn ngứa hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!