Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 10/05/2024

10 cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà “đánh bay” khó chịu

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Đa phần các trường hợp trẻ bị rôm sảy đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể áp dụng các cách chăm sóc sau trẻ bị rôm sảy tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.

Rôm sảy (hay phát ban do nhiệt) là vấn đề thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện. Rôm sảy gây ra các vết sưng đỏ nhỏ trên da, tập trung nhiều ở cổ, mông và các nếp gấp trên da.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị rôm sảy không nghiêm trọng và không cần điều trị. Rôm sảy ở trẻ thường tự biến mất trong vòng 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu và các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra, ba mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà:

  1. Vệ sinh – tắm rửa sạch sẽ.
  2. Làm mát và dịu da.
  3. Mặc áo quần nhẹ, mỏng, thấm ẩm.
  4. Sinh hoạt và không gian sinh hoạt.
  5. Ăn uống khoa học.
  6. Tránh cào, gãi.
  7. Không dùng thuốc mỡ.
  8. Hạ sốt nếu trẻ bị sốt.
  9. Dùng kem trị rôm sảy.
  10. Chú ý triệu chứng cần thăm khám bác sĩ ngay.

Dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết cụ thể về từng cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà đã được đề cập ở trên:

1. Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Vệ sinh – tắm rửa sạch sẽ

Rôm sảy ở trẻ xảy ra khi lỗ chân lông hoặc ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này có thể xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi quá nhiều do thời tiết quá nóng. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy, ba mẹ cần chú ý tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho con mỗi ngày.

Tắm rửa hàng ngày cho trẻ giúp làn da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Dưới đây là một số lưu ý khi ba mẹ vệ sinh tắm rửa cho con:

– Tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước mát (nếu là mùa hè), tránh tắm nước quá nóng. Điều này rất quan trọng vì lỗ chân lông bị tắc có thể khiến rôm sảy nặng hơn.

– Mẹ nên dùng bông gòn hay gạc nhúng nước sạch hoặc nước ấm lau sạch vùng da bị tổn thương của bé. Mỗi lần lau cách nhau 4 – 6 giờ/ lần trong ngày để giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo.

– Dùng sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên và có độ pH trung tính hoặc acid nhẹ (pH= 4,5-6,5). Tốt nhất, ba mẹ nên chọn các sản phẩm sữa tắm dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ để hạn chế tổn thương và rốm sảy. Không nên sử dụng sữa tắm có chứa nhiều hương liệu để hạn chế tình trạng kích ứng da.

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảyTắm rửa hàng ngày cho trẻ giúp làn da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng.

– Sau khi tắm, ba mẹ cần lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.

– Ngoài tắm rửa hàng ngày, ba mẹ cũng nên lau mồ hôi bằng khăn mềm ngay sau khi trẻ chơi đùa, chạy nhảy vã mồ hôi.

– Cẩn trọng khi tắm lá cho bé: Một số loại lá có thể dùng để tắm cho bé khi bị rôm sảy như: lá trầu không, lá chè xanh, lá kinh giới, lá khế chua. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên tắm cho con bằng nước lá khi tình trạng rôm sảy nhẹ, da không có tổn thương hoặc bị nhiễm trùng. Trường hợp da của con bị viêm, nhiễm trùng hoặc có vết thương hở, ba mẹ tuyệt đối không nên tắm lá cho con vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

2. Chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Làm mát da cho bé

Trẻ bị rôm sảy thường không phải điều trị bằng thuốc. Cách chữa trị tốt nhất cho chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ chỉ đơn giản là làm mát cơ thể của bé.

Làm mát trẻ sẽ giúp tình trạng phát ban, ngứa ngáy nhanh chóng biến mất. Ba mẹ có thể cởi bỏ tã bỉm cho con, dùng khăn mát để làm dịu da, sử dụng quạt/điều hòa hoặc đưa trẻ vào nơi mát mẻ và thông thoáng.

– Tắm mát: Đối với tình trạng rôm sảy ở diện rộng (khắp cơ thể), hãy cho trẻ tắm nước mát mà không dùng xà phòng. Cho trẻ tắm trong khoảng 7-10 phút sau đó để da khô tự nhiên. Không nên tắm quá lâu vì trẻ có thể bị nhiễm lạnh. Thực hiện cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà này bằng cách tắm mát 3 lần hoặc nhiều hơn một ngày.

– Chườm mát: Đối với tình trạng rôm sảy ở diện nhỏ và ít, chỉ xuất hiện trên một số vùng da nhất định, ba mẹ có đắp một chiếc khăn ướt và mát lên vùng da đó. Thực hiện trong 5 đến 10 phút. Sau đó để da khô tự nhiên. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể bỏ đá vào túi chườm để chườm mát da cho bé.

Cách chăm sóc bé bị rôm sảyCách chữa trị tốt nhất cho chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ chỉ đơn giản là làm mát cơ thể của bé.

– Sử dụng quạt, điều hòa: Vào những ngày hè nóng nực, ba mẹ nên sử dụng quạt và điều hòa để làm mát cho trẻ. Điều này giúp tránh tình trạng thân nhiệt tăng cao, da đổ mồ hôi gây rôm sảy.

– Đưa trẻ vào nơi mát mẻ: Ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi nơi nóng bức, nắng nóng và đến nơi mát mẻ hơn, có bóng râm. Hạn chế tối đa đưa trẻ ra ngoài trời nóng nếu không thực sự cần thiết.

– Cởi bỏ tã bỉm: Với những trẻ nhỏ còn đóng tã bỉm, việc mặc cả ngày có thể làm khởi phát hoặc nặng hơn tình trạng rôm sảy. Vì vậy, khi chăm sóc con, ba mẹ nên cởi bỏ tã bỉm cho con vài giờ mỗi ngày để da bé được trao đổi không khí và thoáng mát hơn.

3. Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Mặc áo quần nhẹ, mỏng, thấm ẩm

Mặc quá nhiều quần áo phù hợp với thời tiết hoặc mặc quần áo không cho phép da thở đều có thể làm tăng lượng mồ hôi trên da của trẻ, từ đó làm tăng nguy cơ rôm sảy hoặc khiến rôm sảy nặng hơn.

Điều cần thiết khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà là tránh quần áo gây kích ứng da hoặc khiến da đổ mồ hôi nhiều hơn. Quần áo thấm ẩm, nhẹ và rộng rãi có thể giúp làn da của trẻ lành lại mà không gây kích ứng.

Do đó, khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà, ba mẹ cần chú ý:

– Nên: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, bằng chất liệu 100% cotton, sợi tự nhiên để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”. Nên chọn quần áo bằng vải mỏng, nhạt màu.

– Không nên: Không dùng vải len, sợi tổng hợp, vài dày vì không thấm tốt mồ hôi, cản trở việc bài tiết qua da khi trẻ hoạt động vui chơi và dễ gây kích ứng da. Tránh mặc quần áo chật và bó sát người.

Cách chăm sóc trẻ bị nổi sảyQuần áo thấm ẩm, nhẹ và rộng rãi có thể giúp làn da của trẻ lành lại mà không gây kích ứng.

– Chọn tã bỉm phù hợp: Với những trẻ còn mặc tã bỉm, ba mẹ cần chú ý chọn tã bỉm có kích thước phù hợp với con, tránh mặc quá chật dễ gây bí bách, cọ sát và kích ứng da. Cũng không nên mặc tã bìm quá dày, khả năng thấm hút kém vì dễ gây hiện tượng bít tắc tuyết mồ hôi khiến tình trạng rốm sảy của bé nghiêm trọng hơn.

– Chọn nước xả vải, nước giặt lành tính cho bé: Ngoài ra, khi giặt quần áo cho con, các mẹ chọn loại nước giặt xả quần áo có thành phần thiên nhiên không chứa chất tẩy độc hại để đảm bảo không gây kích ứng da. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn và uy tín.

4. Chăm sóc bé khi bị rôm sảy: Sinh hoạt và không gian sinh hoạt

Để giảm ngứa và tránh da bị nhiễm khuẩn do rôm sảy, ba mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây trong sinh hoạt và không gian sinh hoạt của bé:

– Nơi ở của con cần đảm bảo thoáng mát, rộng rãi và sạch, trang bị quạt, máy điều hòa không khí.

– Nếu có điều kiện, ba mẹ nên cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được mát. Không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp.

– Tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong các phương tiện giao thông công cộng.

Chăm sóc rôm sảyNếu có điều kiện, ba mẹ nên cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”.

– Hạn chế để trẻ chơi đùa ngoài nắng nóng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

– Trường hợp cần thiết phải đưa trẻ ra ngoài, nên đội mũ và mặc quần áo chống nắng cho con cẩn thận.

– Không để trẻ ngủ trong nôi, ghế ô tô hoặc xe đẩy.

5. Chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy tại nhà: Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống không lành mạnh với các thực phẩm không tốt có thể khiến tình trạng rôm sảy ở trẻ nặng hơn. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy, ba mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của con theo một số gợi ý dưới đây:

– Thực phẩm nên ăn: Trong chế độ ăn của trẻ bị rôm sảy, ngoài ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng, ba mẹ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm có tính mát giúp cơ thể bé mau hết hẳn rôm sảy như: hoa quả (bơ, dâu tây, quýt); các loại rau (rau dền đất, rau sam, rau ngót); các loại chè từ đậu (đậu đen, đậu xanh); đồ uống giải nhiệt (sắn dây, rau má)…

– Thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế: Khi trẻ bị rôm sảy, ba mẹ nên kiêng hoặc hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau để tránh làm tình trạng rôm sảy nặng hơn: bánh kẹo, chocolate, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ; thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn; hoa quả có tính nóng (mít, nhãn, sầu riêng, vải, xoài); các món ăn/gia vị cay (mì cay, kim chi, ớt, tiêu, mù tạt); thức ăn nhiều đường (bánh ngọt, nước ngọt, socola, kẹo hoặc các món ăn có lượng đường cao); đồ uống có chứa chất kích thích (nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa, rượu, bia)…

chăm sóc da bị rôm sảyTrẻ bị rôm sảy nên ăn nhiều rau củ và hoa quả có tính mát giúp giảm rôm sảy.

– Uống đủ nước: Cơ thể bị thiếu nước, các hoạt động trao đổi chất, chức năng thải độc và loại bỏ chất thải ra cơ thể bị hạn chế. Điều này khiến tình trạng rôm sảy của trẻ không thể tự khỏi, thậm chí còn trở nặng. Do đó, ba mẹ cần nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước khuyến nghị hàng ngày cho trẻ là: 4 đến 8 tuổi (5 cốc), 9 đến 13 tuổi (5 đến 6 cốc), 14 đến 18 tuổi (6 đến 8 cốc).

Với những trẻ nhỏ bị rôm sảy còn bú mẹ, các mẹ cũng nên tuân thủ những lưu ý về ăn uống ở trên để đảm bảo chất lượng sữa cho con.

6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Tránh cào, gãi

Rôm sảy gây ngứa ngáy nên hành động gãi là điều không tránh khỏi, nhất ở trẻ nhỏ. Gãi kích thích giải phóng serotonin, điều này giải thích cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu khi chúng ta bắt đầu gãi.

Tuy nhiên, gãi sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, làm tăng tình trạng viêm nhiễm, nguy cơ nhiễm trùng và ngứa khủng khiếp. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị bị rôm sảy ba mẹ cần chú ý:

– Hạn chế tối đa hành động cào, gãi.

– Nếu rôm sảy gây ngứa, hãy chạm hoặc vỗ nhẹ thay vì gãi.

– Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da.

Chăm sóc bé bị nổi sảyTrẻ bị rôm sảy cần tránh cào, gãi.

– Nếu trẻ cào và gãi nhiều, ba mẹ nên mang găng tay, tất chân cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.

7. Điều cần nhớ khi chăm sóc bé bị rôm sảy: Không dùng thuốc mỡ

Trong thời gian trẻ bị rôm sảy, ba mẹ cần tránh tất cả các loại thuốc mỡ hoặc dầu trên da. Lý do là vì chúng có thể chặn tuyến mồ hôi khiến tình trạng rôm sảy trở nên nặng và nghiêm trọng hơn gây khó khăn cho việc chữa trị.

Trang health.clevelandclinic đăng tải ý kiến của Tiến sĩ Sabella: “Không cần sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da, dầu, kem hoặc thuốc mỡ nào trên da vì điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giữ độ ẩm và làm cho tình trạng rôm trở nên tồi tệ hơn”.

Bên cạnh đó, ba mẹ tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại kem hoặc thuốc nào để bôi lên vùng da bị rôm sảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc bé bị nổi sảyBa mẹ không nên dùng thuốc mỡ thoa lên da khi trẻ bị rôm sảy.

8. Việc nên làm khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Hạ sốt nếu bé bị sốt cao

Khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy, ba mẹ nên theo dõi nhiệt độ cho trẻ và hạ sốt khi cần thiết. Trường hợp trẻ bị sốt, ba mẹ có thể thực hiện hạ sốt theo cách sau:

– Nới lỏng hoặc cởi bỏ quần áo cho trẻ.

– Bôi thuốc hạ sốt trực tràng cho trẻ.

– Lau sạch mồ hôi và dầu trên cơ thể để hạ nhiệt độ cho da trẻ.

– Bổ sung nước và chất điện giải cho bé.

– Cho trẻ uống nhiều nước như nước trái cây, súp hoặc oresol.

Chăm sóc trẻ bị nổi sảyNếu trẻ bị sốt, ba mẹ cần hạ sốt cho con.

– Trường hợp trẻ vẫn sốt, ba mẹ có thể cho trẻ uống Paracetamol với liều 10mg – 15/1kg/lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Sau khi bù nước đầy đủ điện giải và hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi diễn biến của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

9. Cách chăm sóc giúp bé “đánh bay” rôm sảy: Dùng kem trị rôm sảy

Khi trẻ bị rôm sảy, ba mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc sử dụng Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để cải thiện rôm sảy, mẩn ngứa cho con ngay tại nhà.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…

Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp bé yêu phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị rôm sảyGel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má.

Để trị rôm sảy cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má, các mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để loại sạch da.

– Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên các vùng da của trẻ bị rôm sảy. Mỗi ngày, mẹ nên thoa kem khoảng 2-3 lần.

10. Chăm sóc trẻ bị rôm sảy: Chú ý triệu chứng cần thăm khám bác sĩ ngay

Trong đa số các trường hợp, trẻ bị rôm sảy khi được chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ tự hết trong 3-5 ngày. Ba mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây:

– Rôm sảy kéo dài trên 7 ngày không khỏi.

– Rôm sảy lan rộng sang các vùng da khác.

– Rôm sảy tái đi tái lại nhiều lần.

– Trẻ bứt rứt, ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không sâu giấc.

– Có dấu hiệu nhiễm trùng: sốt; sưng hạch ở cổ, nách, bẹn…

Mẹo chăm sóc da bị rôm sảyBa mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay nếu rôm sảy kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.

Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ và giữa cho da mát mẻ, thông thoáng, khô ráo là điều quan trọng nhất ba mẹ cần nhớ trong cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý hạ sốt nếu cần thiết; mặc cho con quần áo nhẹ, mỏng, thấm ẩm; tránh ra ngoài trời khi nắng nóng; uống đủ nước; ăn nhiều thực phẩm có tính mát và theo dõi sát sao triệu chứng để đưa con đi thăm khám kịp thời.

Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần được hỗ trợ thêm, ba mẹ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://www.saintlukeskc.org/health-library/when-your-child-has-heat-rash-prickly-heat
https://www.healthdirect.gov.au/hydration-tips-for-children
https://www.healthline.com/health/heat-rash-home-remedies
https://lpa.london/blog/how-treat-heat-rash-dont-scratch
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/heat-rash/
https://www.childrens.com/health-wellness/how-to-prevent-and-treat-heat-rash-in-children
https://health.clevelandclinic.org/how-to-cool-your-childs-heat-rash
https://vncdc.gov.vn/cham-soc-tre-bi-rom-say-man-ngua-nd14937.html
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/pediatrics/caring-for-a-child-with-heat-rash-caused-by-heat-in-the-body/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục