Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 05/04/2024

Rôm sảy bội nhiễm: Hình ảnh, nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu chủ quan chữa trị không đúng cách có thể gây nên tình trạng bội nhiễm. Vậy rôm sảy bội nhiễm là gì? Nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé? Tất cả những băn khoăn nêu trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.

I – Rôm sảy bội nhiễm là gì?

Rôm sảy hay còn được gọi là phát ban nhiệt, đây là tình trạng xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng bức. Rôm sảy kéo dài khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc thường xuyên.

Rôm sảy bội nhiễm là gìHình ảnh rôm sảy bội nhiễm.

Rôm sảy bội nhiễm là biến chứng có thể gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm. Rôm sảy bội nhiễm khiến cho các mảng rôm sảy lan rộng toàn thân hoặc da sưng, đỏ, nóng. Thậm chí có một số trường hợp có mủ chảy ra, sưng hạch ở vùng nách, cổ, bẹn, sốt, ớn lạnh…

II – Nguyên nhân rôm sảy bị bội nhiễm

Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có được cách điều trị và phòng tránh hiệu quả hơn. Tình trạng rôm sảy bội nhiễm xuất hiện có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Nguyên nhân chính

Rôm sảy bội nhiễm là biến chứng thường gặp của rôm sảy khi không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Rôm sảy nếu tái lại nhiều lần dễ phát triển thành rôm sảy sâu. Lúc này, mức độ của bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc đầu. Những tồn thương không chỉ diễn ra trên bề mặt da mà còn tổn thương vào lớp sâu bên trong da.

Nguyên nhân rôm sảy bị bội nhiễm Rôm sảy bội nhiễm xuất hiện do không xử lý dứt điểm khiến bệnh tái phát nhiều lần.

Rôm sảy sâu gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh khi cảm thấy quá ngứa dùng tay gãi khiến cho các nốt mụn vỡ hoặc làm da trầy xước. Điều này khiến cho những tác nhân gây bệnh nên ngoài môi trường xâm nhập vào vết thương và tấn công cơ thể. Khi tình trạng này kéo dài và không có biện pháp xử lý sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng da do rôm sảy nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân chính nêu trên còn có thể do một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị rôm sảy bội nhiễm như:

– Không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày: Nếu trẻ bị rôm sảy nhưng mẹ không chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi có cơ hội bám lại trên da lâu dần sẽ gây nên tình trạng rôm sảy bội nhiễm.

– Mặc quần áo chật chội, không thấm hút mồ hôi: Đây cũng được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị rôm sảy bội nhiễm ở trẻ nhỏ. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường.

Nếu mẹ cho con mặc quần áo chật chội và không có khả năng thấm hút mồ hôi có thể khiến cho tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu như mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

– Sinh sống trong môi trường ẩm ướt, bí bách: Nếu trẻ bị rôm sảy nhưng không ở trong phòng rộng rãi, thoáng mát cũng có thể gặp phải tình trạng rôm sảy bị bội nhiễm. Khi sinh sống trong môi trường bí bách, ẩm ướt khiến làn da của con không được khô thoáng mát mẻ, tiết nhiều mồ hôi và đây là một trong những nguyên nhân gây rôm sảy.

III – Cách nhận biết rôm sảy bội nhiễm

Bạn có thể nhận biết biểu hiện rôm sảy bị bội nhiễm thông qua một số dấu hiệu sau đây:

1. Biểu hiện lâm sàng

Khi trẻ bị rôm sảy bội nhiễm ở giai đoạn lâm sàng có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:

– Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim có dạng hình tròn hoặc lấm tấm.

– Đầu rôm có một chút nước đỏ ở xung quanh và thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như lưng, ngực, cổ, đầu, trán…

– Sau một thời gian, rôm sảy bị bội nhiễm vùng da bắt đầu sưng, đỏ, nóng.

Biểu hiện rôm sảy bội nhiệmBé bị rôm sảy bội nhiễm có thể sưng đỏ, đau rát.

2. Biểu hiện nặng

Rôm sảy có thể tự khỏi trong vài ngày với điều kiện thời tiết mát mẻ kết hợp cùng việc mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, có một số trường hợp rôm sảy tái phát nhiều lần chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.

Khi rôm sảy bị bội nhiễm nặng thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

– Vùng rôm sảy có thể xuất hiện mủ chảy ra, đây là dấu hiệu thường gặp ở những trẻ bị rôm sảy bội nhiễm nặng. Vùng da bị rôm sảy sau một thời gian không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể chảy dịch hoặc chảy mủ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau nhức nên thường xuyên quấy khóc.

– Một số trường hợp trẻ còn có dấu hiệu sưng hạch ở vùng nách, bẹn, cổ. Khi mẹ sờ vào những vị trí này sẽ thấy có cục cứng kèm theo cảm giác đau. Nếu dấu hiệu này xuất hiện kèm theo quấy khóc nhiều, bỏ ăn mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị rôm sảy bội nhiễm nặng. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mẹ không nên chủ quan, thay vào đó nên quan sát và đưa con tới cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết để được thăm khám và điều trị kịp thời.

IV – Phân biệt rôm sảy với các vấn đề ngoài da khác

Có không ít người nhầm lẫn rôm sảy với một số vấn đề ngoài da thường gặp ở trẻ như: Chàm sữa, hăm tã, côn trùng đốt, mẩn ngứa…

Phân biệt rõ rôm sảy bội nhiễm với các vấn đề về da khác để có biện pháp điều trị phù hợp.

Bạn có thể phân biệt và nhận biết từng loại thông qua bảng dưới đây:

Nguyên nhân Dấu hiệu nhận biết
Rôm sảy bội nhiễm Rôm sảy xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Do hệ bài tiết chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi khó thoát ra ngoài.

– Thời tiết nóng bức, nhiệt độ tăng cao khiến bé nóng bức kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.

– Mặc quần áo chật chội, không có khả năng thấm hút mồ hôi.

– Trẻ sốt cao, hoạt động nhiều…

– Trên da bị rôm sảy là những mảng sần nổi li ti, da khô hơn vùng khác.

– Xuất hiện nhiều mụn nước trên mảng sần, chúng có thể vỡ ra chảy mủ hoặc dịch.

– Sưng hạch tại một số vị trí nhưng nách, bẹn, cổ.

– Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi quấy khóc.

Hăm tã– Độ ẩm môi trường cao, mồ hôi tiết ra nhiều tích tụ lại trong bỉm. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi phát triển gây hăm tã.

– Làn da bị ma sát với tã gây trầy xước từ đó làm tăng khả năng viêm nhiễm.

– Sử dụng tã kém chất lượng hoặc mặc tã quá chật.

– Không thay tã cho trẻ trong thời gian dài, khiến cho độ ẩm và  cả nhiệt độ trong bỉm tăng lên. ư

 Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm gây  chứng hăm tã.

– Nếu như để nước tiểu, phân trong tã tồn tại quá lâu hoặc tiếp xúc với da thì các vi khuẩn đường ruột sẽ dần phát tác dẫn tới chứng hăm tã.

 – Vùng da hăm tã thường phẳng, các vết đỏ lặn dưới da ít khi  sần lên.

 – Da nóng và ẩm.

– Tại các vùng da có nếp gấp dễ xuất hiện mụn nước, mụn 

mủ và lở loét.

 

 

 

 

 

Chàm sữa Hiện tại, nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở bé chưa được xác định cụ thể. Chàm sữa xuất hiện có thể do một số yếu tố sau:

– Do cơ địa của trẻ.

– Do di tuyền.

– Do cách chăm sóc da cho trẻ của bố mẹ chưa đúng cách.

– Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc, nấm mốc… 

 Đó là những điều kiện khiến cho bệnh chàm sữa xuất hiện.

 – Chàm sữa thường xuất hiện ở 2 bên má và có tính chất đối xứng.

 – Khi chạm tay vào sẽ thấy khô và bong vảy.

 

 

 

 

Mẩn ngứa – Mẩn ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như  mề đay, viêm da dị ứng, bệnh nấm trên da, thủy đậu…

– Thời tiết thay đổi, môi trường nhiều bụi bẩn, lông động vật…

 Những tác nhân này có thể mẫn cảm với làn da của bé gây tình trạng kích ứng, khiến bé nổi mẩn đỏ.

– Trẻ nổi mẩn đỏ cũng có thể do bị dị ứng thuốc hoặc thức ăn.

– Sử dụng khăn ướt có chứa hóa chất rất dễ gây kích ứng da. 

 Đặc biệt, những loại khăn chứa chất bảo quản còn có thể làm phát ban, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc ở trẻ.

– Những nốt mẩn đỏ nổi xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.

– Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.

Côn trùng cắn – Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị côn trùng cắn hơn so với người lớn do   trẻ hoạt động nhiều, tiết ra mồ hôi chứa acid lactic và CO2 hấp dẫn muỗi.

– Ngoài ra, trẻ hay chơi với vật nuôi nên khó tránh khỏi bị côn trùng   đốt.

Trẻ bị côn trùng cắn thường cảm thấy khó chịu với một số dấu hiệu như:

– Trẻ cảm thấy đau nhẹ tại vị trí bị đốt hoặc có thể nổi mụn nước và sưng tấy lên.

– Trẻ bị côn trùng đốt sưng to và đau nhiều ở vị trí cắn.

– Có vết đỏ trên cánh tay hoặc chân.

– Nếu trẻ bị côn trùng có độc cắn có thể: Sốt nổi mề đay toàn   thân, sốc phản vệ…

 Lúc này bố mẹ nên nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để thăm  khám và điều trị kịp thời.

V – Rôm sảy bội nhiễm có nguy hiểm không?

Rôm sảy thường tự phục hồi sau vài ngày trong điều kiện thời tiết mát mẻ và làn da được giữ vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, thủy đậu bội nhiễm thời gian phục hồi sẽ lâu hơn và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ như:

https://drive.google.com/file/d/1ED0O_0DvhUsw8oKRowrVG2VrmwOmRDjw/view?usp=drive_link

Rôm sảy bội nhiễm có thể gây viêm da mãn tính.

Viêm da mãn tính: Biến chứng thường gặp của rôm sảy bội nhiễm là viêm da mãn tính. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp biểu bì của da, gây nên các triệu chứng như đau, sưng đỏ, nóng có mủ hoặc chảy dịch.Viêm da mãn tính có thể để lại sẹo nếu như không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng huyết: Ngoài ra, rôm sảy bội nhiễm có thể gây nhiễm trùng huyết. Phản ứng gây ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể, tạo nên những phản ứng quá mức làm tổn thương nhiều tạng.

Đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Suy nhược cơ thể: Không chỉ vậy, khi trẻ bị rôm sảy bội nhiễm kéo dài gây ngứa ngáy, khó chịu quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Nhiều trẻ không chịu ăn, nên cơ thể bị suy nhược, sụt cân. Những nốt mụn bị vỡ mủ còn để lại sẹo gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ về sau của trẻ.

VI – Cách điều trị rôm sảy bị bội nhiễm

Việc điều trị rôm sảy bội nhiễm trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều lần so với rôm sảy thông thường. Các phương pháp chủ yếu tập trung vào cải thiện các triệu chứng khó chịu, giảm thiểu tối đa nguy cơ bội nhiễm và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị rôm sảy bị bội nhiễm Điều trị rôm sảy bị bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.

1. Đi thăm khám

Rôm sảy bội nhiễm là hệ quả của việc không điều trị rôm sảy dứt điểm khiến chúng tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, trong trường hợp này bạn không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như tắm nước hay thoa kem, bôi thuốc.

Khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định mức độ để đưa ra biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

2. Dùng thuốc trị rôm sảy bội nhiễm

Điều trị rôm sảy bội nhiễm cần được thực hiện sớm và đúng cách, tránh để tình trạng này kéo dài. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị đảm bảo mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Rôm sảy bị bội nhiễm là tình trạng nặng, vì vậy trong trường hợp này bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm như corticosteroid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp cần thiết và dùng ngắn hạn.

Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tránh tuyệt đối tự ý mua thuốc về điều trị hoặc tăng giảm liều khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

VII – Cách chăm sóc rôm sảy bị bội nhiễm

Khi bị rôm sảy bội nhiễm bạn nên tìm hiểu để nắm được cách chăm sóc giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

1. Giữ làn da trẻ sạch sẽ, khô thoáng

Khi trẻ bị rôm sảy bội nhiễm mẹ nên giữ làn da trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm rồi dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.

Nếu vùng da bị rôm sảy chảy mủ hoặc dịch bạn nên băng bó lại. Đồng thời, chú ý thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Mẹ nên giữ cho vùng da của trẻ luôn được khô ráo. Hạn chế tình trạng mồ hôi đọng lại trên làn da của trẻ quá lâu.

2. Không cào, gãi tác động đến vùng da bị rôm sảy

Không nên cào, gãi hoặc nặn những nốt rôm sảy. Bởi hành động này khiến cho tình trạng rôm sảy ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ nên cắt móng tay cho trẻ tránh tình trạng gãi gây trầy xước, nhiễm trùng da.

3. Chọn quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Cho trẻ mặc quần áo làm từ chất liệu vải cotton, rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước, ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, nước canh.

Ăn uống đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh lành bệnh hơn.

Cách phòng tránh rôm sảy bội nhiễmChăm sóc làn da cho bé với kem bôi da Yoosun Rau má.

Ngoài ra, để tránh bị rôm sảy bội nhiễm ngay từ khi trẻ mới bị rôm sảy cha mẹ nên sử dụng bộ đôi sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má. Đây là dòng sản phẩm được hàng triệu mẹ Việt tin dùng trong hành trình chăm sóc làn da cho bé yêu.

Bộ đôi sản phẩm Yoosun Rau má gồm có: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má. Đây là sự kết hợp tuyệt vời trong việc phòng tránh và điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với chiết xuất rau má, củ gừng và Bisabolol giúp làm sạch da, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây viêm. Kem bôi da Yoosun Rau má với bảng thành phần lành tính giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa rát, dịu các nốt mẩn đỏ và làm mềm da hiệu quả.

Trẻ nhỏ bị rôm sảy mẹ vệ sinh da sạch sẽ bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má rồi thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rôm sảy bội nhiễm. Nếu bạn còn có băn khoăn nào muốn được chúng tôi giải đáp thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục