Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/06/2020

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Khác với mụn đầu đen, mụn bọc không trồi nhân lên nhưng chứa nhiều mủ bên trong, sau khi hết thường để lại vết thâm, sẹo lồi hoặc sẹo lõm trên gương mặt. Đặc biệt, mụn bọc ở má khiến người mắc phải rất tự ti. Nguyên nhân do đâu, trị mụn bọc trên má thế nào? Hãy cùng tìm lời giải qua nội dung dưới đây.

I – Nguyên nhân bị mụn bọc ở má là do đâu?

Mụn bọc là dạng nặng nhất trong số các loại mụn, xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này xâm nhập vào trong nang, da phản ứng lại, dẫn đến sự hình thành mụn bọc.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố là nguyên nhân mọc mụn bọc ở má và lây lan như:

1. Rối loạn hormone

Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (cả nam và nữ), thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ). 

Bên cạnh đó, nếu phụ nữ đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều sẽ có nguy cơ bị nổi mụn bọc ở má cao hơn.

Nguyên nhân bị mụn bọc ở máHình ảnh mụn bọc ở má

Khi hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào, khiến mụn bọc phát triển.

2. Vệ sinh da không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở má

Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, da tích tụ vi khuẩn và dầu thừa… là điều kiện đầu tiên để hình thành mụn bọc.

Nếu việc vệ sinh da kém, không đúng cách sẽ khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân này, chất nhờn và bụi bẩn đã tích tụ dưới da gây ra viêm, tạo cơ hội cho mụn bọc mọc ở má.

3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích mụn bọc trên má nổi nhiều hơn.

Ngoài ra, thức khuya, căng thẳng, stress dài ngày cũng là nguyên nhân khiến da xấu đi, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.

Bị mụn bọc ở má nguyên nhânMụn bọc ở má nguyên nhân là do thường xuyên thức khuya, căng thẳng

Ngoài những nguyên nhân bị mụn bọc ở má chủ yếu trên, còn có các yếu tố như: Người có thói quen trang điểm đậm, tự nặn mụn tại nhà, đeo khẩu trang thường xuyên, hay sờ tay lên da mặt, tiền sử gia đình có các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, da dầu, lỗ chân lông to,… có nguy cơ cao bị mụn bọc và mụn mủ.

II – Bị mụn bọc ở má có nên nặn không?

Khi bị mụn, chúng ta thường có thói quen sờ tay, muốn nặn để nhanh giảm tình trạng mụn. Tuy nhiên, nếu nặn mụn mà không đúng cách có thể sẽ để lại những vết thâm sẹo trên da.

Với mụn bọc 2 bên má, không nên nặn khi chúng chưa hoàn toàn se cồi và đẩy lên bề mặt. Nhân mụn bọc ở giai đoạn đầu cũng nằm sâu dưới lỗ chân lông.

Không thể đẩy nhân mụn lên như nặn mụn thông thường được mà cần chăm sóc phù hợp. Nếu nặn trong khi nhân mụn đang chìm ở dưới da thì có thể sẽ gây ra sẹo thâm và sẹo rỗ cho da, gây viêm nhiễm.

Khi muốn nặn mụn bọc ở má, bạn cần xác định thời điểm chính xác. Chỉ các loại mụn bọc mới, vẫn còn nhẹ và kích thước nhỏ mới có thể nặn. Ngoài ra, phải thấy rõ cồi mụn đã trồi lên, đầu mụn khô thì mới nặn được.

Bị mụn mọc ở má có nên nặn khôngNặn mụn không đúng cách sẽ rất nguy hại

Trường hợp không được nặn mụn bọc là:

– Mụn trứng cá nhưng gồm nhiều ổ viêm

– Mụn trứng cá nhưng nổi theo từng đám: Mụn có mủ trắng ở giữa, mềm và rất đau. Mủ bên trong rất hôi, dễ dàng lây lan sang các vùng da khác.

– Mụn trứng cá ác tính: Khi xuất hiện, chúng đi kèm với các triệu chứng viêm, sốt nhẹ. Mụn có kích thước lớn và có cảm giác đau nhức.

Để nặn mụn bọc ở má trái, mụn bọc ở má phải đúng cách, chúng ta cần nắm vững 6 bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch da mặt
  • Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
  • Bước 3: Xông hơi cho da mặt
  • Bước 4: Chích đầu mụn bằng kim tiệt trùng
  • Bước 5:  Nặn mụn bọc nhẹ nhàng
  • Bước 6: Rửa sạch mặt, chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách.

( → Xem thêm: Mụn bọc trên trán: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở trán tại nhà)

III – Mụn bọc ở má phải làm sao? Cách trị mụn bọc ở má tại nhà

Khi bị mụn bọc có kích thước lớn và nổi nhiều bạn nên đến chuyên khoa để thăm khám. Dựa vào tình trạng mụn bọc ở má nguyên nhân, mức độ mụn, bác sĩ da liễu có thể chỉ định một số phương pháp điều trị mụn bọc ở má như dùng thuốc bôi, thuốc uống, kháng sinh, liệu pháp hormone, chiếu tia laser,…

Đối với các nốt mụn nhẹ, có thể tham khảo áp dụng một số cách trị mụn bọc ở má ngay tại nhà với các nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn cho da.

1. Chữa mụn bọc ở má bằng tỏi tươi

Trong thành phần của tỏi còn chứa hoạt chất Allicin và Sulphur giúp da trắng sáng và đều màu, kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ bã nhờn trên da giúp lỗ chân lông được thông thoáng, làm chậm quá trình lão hóa da.

Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhấtTỏi có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, trị mụn rất tốt

Các vitamin nhóm B, Vitamin E trong tỏi mang tới tác dụng kháng viêm, ngừa mụn, chống thâm da, phục hồi da, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn bọc hiệu quả,

Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất bằng tỏi đó chính là đắp trực tiếp ở trên da, có thể đắp tỏi tươi thái lát hoặc tỏi nghiền nát. 

Thực hiện như sau:

  • Bóc bỏ vỏ 2-3 nhánh tỏi rồi thái thành những lát mỏng hoặc nghiền nhuyễn
  • Làm sạch da với nước, sữa rửa mặt, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Đắp tỏi đã nghiền hoặc từng lát tỏi tươi lên vùng da bị mụn bọc.
  • Giữ nguyên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.

Khi áp dụng phương pháp sử dụng tỏi trị mụn bọc trên trán trực tiếp, tần suất sử dụng từ 2 lần/tuần. Ngoài ra, khi đắp tỏi cũng không nên để quá lâu trên da, do trong tỏi có chứa Sulphur, có thể gây bỏng da.

2. Dùng mật ong kết hợp với nghệ trị mụn bọc 2 bên má

Đây cũng là 1 gợi ý cho câu hỏi làm sao để hết mụn bọc ở má bởi:

Trong mật ong có chứa nhiều amino axit cùng hydrogen peroxide, giúp loại bỏ nhiễm trùng da hiệu quả, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Còn trong nghệ có các thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả đồng thời có tác dụng rất tốt trong điều trị sẹo do mụn. Hoạt chất Cucurmin có trong nghệ khi kết hợp với mật ong rất tốt cho da mụn.

Cách chữa mụn bọc ở máBị mụn bọc ở má nên làm gì? dùng mật ong và nghệ giúp da sạch mụn

Thực hiện cách chữa mụn bọc ở má bằng mật ong và nghệ như sau:

  • Trộn đều 2 thìa mật ong và 2 thìa bột nghệ trong bát sạch. Tới khi hỗn hợp trở nên hơi sệt là được.
  • Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt phù hợp, lau khô mặt với khăn sạch.
  • Đắp hỗn hợp mặt nạ lên mặt và thư giãn trong 15 phút.
  • Rửa lại mặt với nước ấm.

Đối với loại mặt nạ trị mụn bọc ở má này, bạn chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần để tránh việc da bị bào mòn quá sâu.

3. Cách trị mụn bọc ở má tại nhà bằng lá tía tô

Theo các nghiên cứu, tía tô chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất có tác dụng kích thích tái tạo da. Thành phần này giúp cho da sáng và khỏe.

Ngoài ra, tía tô còn giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, sát khuẩn, tiêu viêm, và tăng cường sức đề kháng cho làn da. 

Bị mụn bọc ở má phải làm saoTrị mụn bọc ở trên má bằng tía tô

Để trị mụn bọc trên má, bạn có thể sử dụng tía tô như sau:

  • Dùng khoảng 2 nắm lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước, giã nát cùng một chút muối.
  • Vắt lấy nước tía tô ra một bát nhỏ.
  • Rửa sạch mặt, dùng khăn chấm nước tía tô lên vùng da bị mụn.
  • Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 

Thực hiện phương pháp này 3-4 lần một tuần để cải thiện tình trạng bị mụn bọc ở mấ.

Bên cạnh 3 cách trị mụn bọc ở má tại nhà trên, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện tình trạng da mụn của mình.

Đây là kem bôi da thành phần thiên nhiên có tính chất mát lành, bôi trực tiếp lên các nốt mụn giúp làm dịu da, giảm sưng viêm rất hiệu quả.

Mụn bọc 2 bên máThoa kem Yoosun rau má mát lành da, cải thiện mụn hiệu quả

Đồng thời sử dụng sau khi các nốt mụn đã được chữa khỏi giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, làm lành tổn thương.

Có được những công dụng này là nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.

Bên cạnh đó, kem Yoosun rau má có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh để lại thâm sẹo sau mụn.

Đặc biệt, sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, có mặt trên thị trường hơn 15 năm.

Cách sử dụng kem Yoosun rau má khi bị mụn bọc như sau:

  • Rửa mặt sạch và thấm khô
  • Thoa trực tiếp lên các nốt mụn mới hoặc mụn đã hết mủ
  • Để nguyên trên da không cần rửa lại với nước sạch
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn bọc ở má gây đau nhức khó chịu, kém thẩm mỹ, đang lo lắng bị mụn bọc ở má nên làm gì? thì hãy thử nghiệm phương pháp này ngay hôm nay và cảm nhận hiệu quả để tìm ra cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất, phù hợp nhất cho da của mình.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục