Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/06/2020

Mụn bọc ở mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mũi

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Mụn bọc ở mũi là một trong những vị trí xuất hiện gây đau nhức, mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vậy vì sao lại có tình trạng này? Nên làm gì để loại bỏ mụn?

I – Mụn bọc ở mũi là bệnh gì? 

Mũi nằm trong bộ phận vùng chữ T – là khu vực khá nhạy cảm do quá trình bài tiết làm gia tăng lượng bã nhờn dư thừa nên rất dễ hình thành mụn.

Mụn bọc ở mũi là một loại mụn viêm do vi khuẩn P.acnes gây ra. Mụn thường gây viêm, sưng to, có mủ bên trong gây đau nhức, khó chịu. So với vị trí vùng da khác thì mụn bọc ở mũi sẽ đau đớn hơn.

Mụn bọc ở mũi là bệnh giMụn bọc ở mũi gây đau nhức và kém thẩm mỹ

II – Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mụn bọc trên mũi, chủ yếu là do vi khuẩn P.acnes cùng với việc tiết bã nhờn tạo môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm.

 Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân khiến cho mụn bọc ở mũi xuất hiện:

  • Do rối loạn nội tiết

Rối loạn hormone trong cơ thể cũng khiến cho da bị ảnh hưởng dễ dẫn tới khả năng tiết nhiều bã nhờn trên da và khiến cho da dễ dàng bị kích ứng, là một trong những nguyên nhân khiến da bị mụn bọc ở mũi đau nhức.

Tình trạng này thường xảy ra đối với nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh.

  • Vệ sinh da mặt chưa đúng cách

Nếu bạn thường xuyên không rửa mặt hoặc rửa mặt nhiều hơn 2 lần mỗi ngày sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là gây viêm nhiễm hoặc viêm các lỗ chân lông.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũiVệ sinh da mặt không đúng cách cũng dễ gây mụn

Do đó, để loại bỏ lượng dầu thừa và vi khuẩn gây mụn thì bạn cần vệ sinh da mặt mỗi ngày 2 lần sáng và tối để giúp làn da trở nên thông thoáng hơn. Đồng thời nên rửa tay sạch sẽ trước khi tẩy trang và rửa mặt để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng. 

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân mọc mụn bọc ở mũi và trên da mặt. Trong đó, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc các thức uống gây kích thích cũng khiến cho những nốt mụn nổi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ không hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng như da sạm đen, thiếu máu, nổi nhiều mụn,…

  • Căng thẳng, stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguy cơ dẫn đến hình thành mụn. Hormone trong cơ thể dễ bị rối loạn bởi những tác động bên ngoài.

Vì vậy, nếu căng thẳng quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể và khiến cho da dễ xuất hiện những nốt mụn gây mất thẩm mỹ.

  • Thói quen sờ tay lên mặt

Khi mụn bắt đầu hình thành, nhiều người thường chạm tay lên mặt để sờ hoặc nặn, hành động này đã vô tình tạo thành thói quen không tốt khiến cho mụn bọc càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở mũiThói quen sờ tay lên da mặt cũng là nguyên nhân gây mụn

Vì bàn tay luôn là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn cùng với những bụi bẩn bám trên tay sẽ có cơ hội khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và làm mụn lây lan nhanh hơn.

III – Các dạng mụn bọc trên mũi thường thấy

1. Mụn bọc ở mũi bị chai

Là tình trạng các nốt mụn bọc chai lì, chúng không nhô cao cũng không hề xẹp xuống. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, chúng còn gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.

2. Mụn bọc ở mũi bị vỡ

Mụn bọc mọc ở mũi có màu đỏ, cứng và gây đau ngay cả khi không đụng vào. Khi mụn lớn hơn sẽ có cảm giác mềm, đầu mụn xuất hiện mủ trắng. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, mụn bọc ở mũi bị vỡ ra và gây viêm nhiễm, khiến lây lan sang vùng da khác.

3. Mụn bọc trong mũi sưng to

Tình trạng mụn bọc ngay mũi gây ra một khối sưng viêm, đỏ ở vùng lỗ mũi. Vi khuẩn tụ cầu là nguyên nhân thường gặp gây viêm nang lông.

Mụn bọc ở mũi bị chaiMụn bọc sưng to ở mũi

4. Mụn bọc ở mũi sưng đỏ

Mụn bọc có mủ là một dạng mụn trứng cá nhưng phát triển ở thể nặng dẫn đến mụn bị sưng, viêm và gây ra tình trạng mụn bọc mủ, sưng đỏ.

IV – Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?

Nổi mụn bọc ở mũi luôn khiến cho người bị cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn loại bỏ chúng ngay lập tức.

Tuy nhiên, bác sĩ da liễu cho rằng, để tránh tình trạng gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan thì cần phải áp dụng những phương pháp nặn mụn đúng cách.

Đây là giải đáp cho thắc mắc mụn bọc ở mũi có nên nặn?

Để ngăn ngừa mụn tiếp tục hình thành và tái phát thì cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa hoặc sản phẩm chuyên trị mụn để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả.

V – Mụn bọc ở mũi phải làm sao? 5 Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà

Hãy tham khảo cách tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại nhà để trị mụn bọc ở mũi nhẹ nhàng, tiết kiệm dưới đây:

1. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh

Chanh có tính axit nên sẽ giúp bạn làm sạch và làm khô mụn bọc, từ đó loại bỏ nốt mụn.

Thực hiện cách chữa mụn bọc trên mũi này như sau:

– Bạn thấm một vài giọt nước cốt chanh vào bông gòn và đặt lên mũi.

– Bạn giữ bông gòn trên nốt mụn trong khoảng 15 phút.

– Sau 15 phút thực hiện cách trị mụn bọc ngay mũi với chanh, hãy rửa sạch mặt lại với nước.

Có thể áp dụng cách chữa mụn bọc ở mũi này 2 lần/ngày.

Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhàDùng chanh trị mụn bọc ở trên mũi

Chú ý: Nước cốt chanh khiến cho làn da nhạy cảm với ánh nắng nên bạn hãy tránh ở ngoài trời nhiều trong những ngày trị mụn bọc ở mũi bằng chanh nhé.

( Xem thêm: Vì sao nên trị mụn từ chanh? 3 Cách trị mụn bằng chanh cực hiệu quả)

2. Cách trị mụn bọc trên mũi bằng đá lạnh

Nếu đang lo lắng làm sao để hết mụn bọc trên mũi bạn có thể thử nghiệm với đá. Đá viên lạnh và nước đá là một biện pháp khắc phục mụn bọc ở mũi khá nhanh chóng, giúp giảm viêm, sưng và giảm kích thước của mụn bọc.

Cách thực hiện chữa mụn bọc ở mũi: Bọc một vài viên đá vào khăn sạch rồi chườm lên nốt mụn bọc ở mũi trong khoảng 20 phút.

Đá lạnh không những giúp trị mụn bọc mà còn giúp bạn se lỗ chân lông. Có thể nấu nước trà rồi để đông thành đá để lăn mụn cũng là 1 cách làm xẹp mụn bọc ở mũi.

Đây cũng là giải pháp được xem là cách trị mụn bọc ở mũi nhanh nhất.

Cách trị mụn bọc trong mũiĐá lạnh giúp các nốt mụn giảm sưng viêm 

3. Cách làm hết mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có lẽ là cách hết mụn bọc ở mũi hay các vùng da khác rất thông dụng. Trong kem đánh răng có các thành phần có khả năng kháng khuẩn nên làm khô các đốm mụn rất nhanh.

Cách thực hiện như sau:  Rửa mặt sạch sẽ, thoa chút kem đánh răng lên các nốt mụn và để qua đêm. Rửa mặt lại vào sáng hôm sau.

Bạn có thể áp dụng cách trị mụn bọc ở mũi nhanh nhất này mỗi tối. Nhiều người cho rằng đây là cách trị mụn bọc ở mũi sau 1 đêm rất hiệu quả.

Cách chữa mụn bọc ở mũiTrị mụn trên mũi với kem đánh răng

( Xem thêm: 3 Cách trị mụn bằng kem đánh răng)

4. Mẹo trị mụn bọc ở mũi nhanh nhất bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có chức năng diệt khuẩn rất tốt. Đồng thời, loại tinh dầu thiên nhiên này cũng ngăn ngừa sẹo một khi mụn bọc đã lành. Đây là cách chữa mụn bọc ở mũi thích hợp khi tình trạng mụn của bạn chưa nặng.

Cách thực hiện:

  • Rửa mặt sạch 
  • Thoa tinh dầu tràm trà lên nốt mụn bọc ở mũi.
  • Giữ nguyên khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước.

Có thể thoa tinh dầu tràm trà lên mụn bọc ở mũi khoảng 2–3 lần trong một ngày. 

Cách trị mụn bọc trên mũiTinh dầu tràm trà giúp loại bỏ mụn

5. Mẹo trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo

Giấm táo là cách trị mụn bọc ở mũi khá nhanh và hiệu quả do có thể làm giảm viêm và sưng ở nốt mụn và cũng giúp cân bằng độ pH da của da, làm xẹp mụn bọc ở mũi.

Bạn đang băn khoăn bị mụn bọc ở mũi nên làm gì? Có thể thoa trực tiếp giấm táo lên nốt mụn bọc ở mũi và để khô tự nhiên. Sau đó rửa mặt với nước sạch.

Bên cạnh 5 cách điều trị mụn bọc ở mũi trên đây, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện tình trạng da mụn của mình.

Đây là kem bôi da thành phần thiên nhiên có tính chất mát lành, bôi trực tiếp lên các nốt mụn giúp làm dịu da, giảm sưng viêm.

Mụn bọc ở mũi và cách chữaThoa kem Yoosun rau má giúp giảm sưng viêm, cải thiện da mụn

Và sử dụng sau khi các nốt mụn đã được chữa khỏi giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, làm lành tổn thương, hạn chế sẹo mụn bọc ở mũi.

Có được những công dụng này là nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.

Đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo sau mụn.

Đặc biệt, sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.

Xử lý mụn bọc ở mũi bằng kem Yoosun rau má như sau:

  • Rửa mặt sạch
  • Thoa kem Yoosun rau má lên các nốt mụn và vùng da xung quanh
  • Để nguyên không cần rửa lại với nước.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn bọc ở mũi gây đau nhức khó chịu, hãy thử nghiệm ngay hôm nay và cảm nhận hiệu quả sau khi áp dụng những cách xử lý mụn bọc ở mũi được chia sẻ trong bài viết này. Đồng thời tìm cho mình cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn chi tiết hơn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục