Mụn đầu đen ở má: Nguyên nhân và cách trị mụn đầu đen trên má
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc nằm ở trên da do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và dần chuyển sang màu đen. Tình trạng này rất nhiều người gặp phải và xuất hiện chủ yếu trên khuôn mặt, trong đó có mụn đầu đen ở má.
I – Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má
Có nhiều nguyên nhân gây nổi mụn đầu đen trên má. Chủ yếu là do:
– Các tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu nhờn
– Các chất bã nhờn dư thừa kết cụm với các tế bào da chết và làm tắc nghẽn các nang lông
– Tác dụng phụ của loại thuốc như corticoid, thuốc ngừa thai,.. cũng là nguyên nhân mụn đầu đen ở má.
– Nội tiết tố thay đổi làm gia tăng sản xuất dầu khi trải qua các giai đoạn như tuổi dậy thì, kinh nguyệt, mang thai
– Da mặt có quá nhiều vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây mụn (propionibacterium acnes) cùng với việc vệ sinh, chăm sóc chưa tốt dẫn đến mụn đầu đen 2 bên má.
Mụn đầu đen trên má gây mất thẩm mỹ
II – Mụn đầu đen ở má có nên nặn không?
Mụn đầu đen là sự tích tụ bã nhờn có trong lỗ chân lông. Vì vậy khi dùng tay để nặn mụn thì các vi khuẩn ở tay và dụng cụ nặn sẽ lây lan sang da, xâm nhập vào sâu bên trong các lỗ chân lông gây sưng viêm nặng hơn.
Hành động nặn mụn cũng không thể khắc phục được mụn đầu đen, ngược lại còn khiến cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng.
Nặn mụn đầu đen ở má thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm da. Để lại mụn mủ, sẹo thâm trên da.
Vì thế nên hạn chế nặn mụn, nếu nặn cần chú ý:
– Chỉ nặn những đốm mụn già cỗi.
– Trước khi nặn cần tiến hành diệt khuẩn ở dụng cụ nặn mụn và tay sạch sẽ.
– Thời điểm nặn mụn thích hợp nhất là buổi tối, thời điểm da được thả lỏng và ít tiếp xúc với các bụi bẩn bên ngoài.
Nặn mụn đầu đen lợi bất cập hại
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc “Có nên nặn mụn đầu đen ở má không?”.
III – 5 Cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà cực dễ làm
1. Cách nặn mụn đầu đen ở má
Nặn mụn đầu đen ở má đúng cách để tránh viêm nhiễm và sẹo thâm, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
B1: Vệ sinh da và xông hơi lỗ chân lông
Trước khi thực hiện, cần tiến hành vệ sinh da bị mụn đầu đen ở má bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang hoặc nước muối sinh lý. Sau đó xông hơi bằng một nồi nước nóng, hơi nước nóng sẽ giúp cho lỗ chân lông giãn nở ra.
B2: Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ
Việc khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn là bước cực kỳ quan trọng không được bỏ qua. Vì vậy cần phải đảm bảo được vấn đề vô trùng bằng cách sử dụng cồn để tẩy rửa dụng cụ, nên đeo găng tay y tế để tiến hành nặn mụn đầu đen.
B3: Tiến hành nặn mụn đầu đen ở trên má
Dùng dụng cụ nặn mụn hoặc hai ngón tay để đè nhẹ nhàng hai bên của nốt mụn đầu đen. Nên dùng khăn giấy hoặc bông gạc để lót giữa tay và mụn đầu đen, không ấn trực tiếp lên nốt mụn.
Cách lấy mụn đầu đen ở má là sử dụng đầu ngón tay xoa bóp xung quanh lỗ mụn, trong quá trình nặn tránh dùng lực ấn quá mạnh có thể gây tổn thương lên da hoặc làm bầm da.
Nên loại bỏ sạch sẽ nhân mụn đầu đen ra ngoài.
Nếu chảy máu trong quá trình nặn mụn cần nhanh chóng dùng bông thấm nhẹ vào vết máu để tránh máu chảy lan ra vùng da khác.
B4: Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, da thường ửng đỏ vì thế để da nghỉ 5-10 phút rồi rửa mặt.
Sử dụng nước hoa hồng không chứa cồn để làm se khít lỗ chân lông, đắp các loại mặt nạ có công dụng dưỡng ẩm như dùng mật ong, dưa leo, cám gạo, yến mạch,…
Cũng nên thoa các loại kem dưỡng ẩm, trị mụn giúp cho da mềm mại hơn và nhanh chóng làm lành nốt mụn đã nặn.
Bạn có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun rau má để cải thiện mụn đầu đen ở má và mũi, đây là kem bôi da giúp ngừa mụn, mát da, tránh sẹo rất hiệu quả.
Thoa kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm, làm lành da sau khi nặn mụn
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng giúp tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương do mụn để lại, hạn chế thâm sẹo.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội, được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính, dùng được cho mọi làn da.
2. Cách trị mụn đầu đen ở má và mũi với trứng gà
Đây được coi là một trong những cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà mang lại hiệu quả tốt. Sử dụng trứng gà sẽ giúp loại bỏ nhân mụn đồng thời hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa tình trạng mụn đầu đen trở lại.
Cách trị mụn đầu đen ở má với trứng gà thực hiện như sau:
Trứng gà rửa sạch, thả vào nồi nước đang sôi. Dùng đũa khuấy đều chúng theo một chiều nhất định. Cách này sẽ tạo nên xoáy nước và giữ cho lòng đỏ trứng nằm ở giữa.
Lưu ý là chỉ nên dùng trứng mới, không nên lấy trứng bảo quản trong tủ lạnh.
Trong thời gian chờ trứng chín, bạn hãy rửa sạch mặt sạch sẽ, có thể tiến hành xông hơi da mặt giúp lỗ chân lông giãn nở, dễ dàng hơn trong việc loại bỏ mụn.
Dùng trứng gà loại bỏ mụn đầu đen
Trứng sau khi đã luộc, bóc vỏ rồi lăn qua lăn lại vùng da bị mụn đầu đen. Nên lăn khi trứng còn ấm nóng sẽ làm cho nhân mụn đầu đen bị hút theo sức nóng của quả trứng. Mỗi lần có thể thực hiện 5-10 phút.
3. Mẹo trị mụn đầu đen ở má bằng mật ong
Mật ong có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng. Vì thế, không chỉ giúp dưỡng làn da đẹp, mịn màng mà còn có tác dụng loại bỏ mụn đầu đen.
Cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà như sau:
– Rửa mặt sạch sẽ, xông hơi da mặt để giúp lỗ chân lông giãn nở
– Thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng dạ bị mụn,
– Massager nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút
– Sau đó rửa lại với nước sạch
Có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc mật ong kết hợp với các nguyên liệu như nha đam, nước cốt chanh, nghệ, bột yến mạch,… để đắp lên vùng da bị mụn đầu đen cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc khắc phục, làm sạch mụn đầu đen ở má.
Mật ong giúp cải thiện vùng da bị mụn
4. Cách trị mụn đầu đen ở má cho nam và nữ bằng bột nghệ
Nghệ là một trong những nguyên liệu làm đẹp tự nhiên được nhiều người lựa chọn. Để trị mụn đầu đen trên má bằng nghệ cho cả nam và nữ có thể tham khảo 2 cách dưới đây:
- Cách 1: Kết hợp bột nghệ và sữa chua
Cách trị mụn đầu đen trên má bằng bột nghệ, sữa chua sẽ giúp cung cấp độ ẩm, các vitamin và khoáng chất cho da. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các vết thâm trên da do mụn để lại.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Trộn 1 thìa bột nghệ với 2 thìa sữa chua tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Thoa trực tiếp trên vùng da bị mụn sau khi đã vệ sinh da mặt. Có thể mát xa nhẹ nhàng và để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Nên thực hiện 2 lần mỗi tuần để mang đến tác dụng tốt hơn.
- Cách 2: Bột nghệ và dầu oliu hoặc dầu dừa
Với lượng vitamin dồi dào, nhất là vitamin E nên khi dầu dừa hoặc dầu oliu được kết hợp với bột nghệ là cách trị mụn đầu đen ở má và mũi rất tốt.
Mặt nạ nghệ và dầu oliu khắc phục tình trạng mụn đầu đen
Cách hết mụn đầu đen ở má này cũng tương tự như trên. Chỉ cần trộn các nguyên liệu này lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn hoặc toàn bộ khuôn mặt đã được vệ sinh trước đó. Thư giãn khoảng 15 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước sạch.
Có thể sử dụng công thức chữa mụn đầu đen ở má này mỗi tuần 2- 3 lần.
5. Trị mụn đầu đen ở má webtretho
Trên webtretho – diễn đàn lớn dành cho mẹ và bé, chủ đề mụn đầu đen được quan tâm rất nhiều.
Bên cạnh phương pháp nặn mụn và trị mụn đầu đen ở trên, còn có những chia sẻ của chị em rất hữu ích, bạn có thể tham khảo áp dụng cách chữa mụn đầu đen ở má dưới đây:
Kinh nghiệm trị mụn đầu đen trên webtretho
Trên đây là những thông tin cơ bản về mụn đầu đen ở má, hy vọng sẽ bổ ích cho nhiều người đang gặp phải tình trạng này.
Hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!